Trường học Nhật Bản mở cửa bất chấp lệnh cấm của chính phủ
Mặc dù tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, một số trường học Nhật Bản vẫn tổ chức dạy học do nhu cầu của các bậc phụ huynh.
Trước sự bùng phát của dịch Covid-19, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe yêu cầu các trường tiểu học, THCS và THPT cho học sinh nghỉ học từ ngày 2/3 đến đầu tháng 4. Tuy nhiên, nhiều thành phố bất chấp lệnh cấm này và lên kế hoạch mở cửa trường học sớm hơn dự kiến.
Trong đó, thành phố Urasoe thuộc tỉnh Okinawa (Nhật Bản) cho biết khoảng 16 trường tiểu học và THCS ở đây đã trở lại hoạt động ngay từ ngày 10/3, thay vì 13/3 theo dự tính.
Học sinh Nhật Bản được nghỉ học một tháng do dịch Covid-19. Ảnh: DW.
Quyết định trên được đưa ra dựa trên thực trạng quá tải ở các trung tâm chăm sóc trẻ em. Thời gian nghỉ kéo dài vừa qua khiến nhiều gia đình không thể cân đối giữa việc đi làm và trông con. Ngoài ra, thành phố Urasoe cũng không ghi nhận thêm bất kỳ trường hợp lây nhiễm virus corona nào kể từ ngày 20/2.
Kể từ ngày các trường học đóng cửa để tránh dịch bệnh, trung tâm hỗ trợ chăm sóc trẻ em Kamimori Donguri Jido ở Urasoe mở cửa từ 7h30 sáng thay vì chỉ mở sau giờ học chính như trước.
Các nhân viên tại đây nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng ngừa virus Covid-19, bao gồm rửa tay với xà phòng, đo thân nhiệt và giữ cho các phòng luôn thoáng khí.
Video đang HOT
Kinue Kanemoto, giám đốc trung tâm, chia sẻ: “Tuy nhiên, chúng tôi không thể kiểm soát được sự tiếp xúc lẫn nhau giữa những đứa trẻ bởi các trung tâm chăm sóc trẻ em có quy mô nhỏ hơn nhiều so với các trường học”.
Bên cạnh đó, thị trấn Motegi thuộc tỉnh Tochigi (Nhật Bản) là một trong số ít khu vực không đóng cửa trường học, bởi họ coi đó là nơi tốt nhất để giữ cho trẻ em an toàn và khỏe mạnh.
Thị trấn này cho phép học sinh ở nhà nếu gia đình cảm thấy lo lắng về việc lây nhiễm dịch bệnh. Tuy nhiên, chỉ một số ít học sinh lựa chọn không đến lớp.
Nhiều phụ huynh đồng ý gửi con đến lớp. Ảnh: CNN.
Mặt khác, một số thành phố đông dân như Yokohama (Nhật Bản) chấp hành lệnh đóng cửa các trường học trên toàn quốc, thậm chí là gia hạn thời gian nghỉ tránh dịch của học sinh.
Erisa Sugawara, giáo sư tại trường đại học Tokyo Healthcare, hoàn toàn hoan nghênh trước quyết định kéo dài thời gian nghỉ học của thành phố Yokohama. Bà cho biết việc mở cửa trường trở lại vào thời điểm dịch Covid-19 đang bùng phát không phải là điều nên làm.
Theo bà Sugawara, mọi người ai cũng muốn sớm trở lại cuộc sống bình thường nhưng việc phòng ngừa dịch bệnh phải được ưu tiên.
Bà cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc theo dõi tình trạng sức khỏe của gia đình học sinh và các nhân viên nhà trường, đồng thời các biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh như rửa tay thường xuyên với xà phòng.
Học sinh Nhật Bản được hướng dẫn rửa tay đúng cách. Ảnh: The Straits Time.
Bên cạnh đó, chính quyền tỉnh Hokkaido đưa ra một biện pháp mới nhằm kiểm tra sức khỏe và đánh giá quá trình học tập tại nhà của học sinh trong khoảng thời gian nghỉ tránh dịch. Hoạt động này được tổ chức 1 lần/tuần và áp dụng thử với 27 thành phố trực thuộc tỉnh.
Theo biện pháp này, học sinh mỗi trường được chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm tới trường trong một khung giờ nhất định. Hơn nữa, phụ huynh học sinh có quyền quyết định cho con tới trường hay không.
Theo Zing
Tổ chức dạy học hợp lý
Gặp cô bạn làm giáo viên ở một huyện ngoại thành Hà Nội, cô bạn hỏi: - Hôm vừa rồi mình thấy Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam kiến nghị tổ chức dạy học trên truyền hình đại trà trên toàn quốc do học sinh nghỉ học vì dịch Covid-19, không biết có áp dụng không nhỉ?
Ảnh minh họa
- Đó chỉ là kiến nghị thôi, còn cần cơ quan chức năng xem xét nữa chứ.
- Vẫn biết vậy, nhưng từ khi dịch Covid-19 xảy ra, học sinh phải nghỉ học, mình thấy nhiều ý kiến về tổ chức dạy học cho học sinh quá. Nào dạy qua truyền hình, qua mạng xã hội, qua thư điện tử, gửi bài tập về nhà...
- Đó cũng là hình thức tốt để tránh tình trạng học sinh nghỉ lâu lười học, "quên" kiến thức mà.
- Vẫn biết vậy, nhưng thực ra việc dạy và học ở phổ thông đâu đơn giản là việc giao bài tập cho học sinh làm. Việc dạy và học còn cần có sự tương tác giữa thầy và trò. Các em thể hiện năng lực qua phân tích, thực hành, đánh giá vấn đề; thể hiện năng lực giải quyết vấn đề trong thực tiễn; làm việc nhóm... thì không thể trực tuyến hay qua truyền hình được. Đó là chưa kể học sinh phổ thông, nhất là các em ở tiểu học tính tự lập chưa thể như sinh viên các trường đại học, quá trình học tập vẫn cần sự hỗ trợ của bố mẹ.
Có thể nói, từ khi học sinh nghỉ học dài ngày phòng tránh Covid-19 đã có khá nhiều các hình thức dạy, học khác nhau được các cơ sở giáo dục, doanh nghiệp triển khai. Tuy nhiên, các hình thức dạy học như vậy chỉ giúp học sinh ôn luyện kiến thức chứ khó có thể thay thế việc tổ chức dạy học như bình thường, nhất là với những kiến thức mới, cần nhiều sự tương tác. Mặt khác, việc dạy học trực tuyến qua in-tơ-nét hay học qua truyền hình chỉ có thể áp dụng được ở một vài khu vực thành phố có điều kiện hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin phát triển, khó có thể áp dụng đại trà được cho nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Vì vậy Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, chỉ xác định đó là các hình thức dạy học, ôn tập để bổ trợ kiến thức khi các em ở nhà, chứ chưa phải là hình thức học tập bắt buộc.
GIANG SƠN
Theo nhandan
Thủ tướng Nhật kêu gọi đóng cửa trường học đến tháng 4 để đối phó dịch Covid-19 Thủ tướng Shinzo Abe đã kêu gọi tất cả trường công lập trên toàn nước Nhật đóng cửa hết tháng 3 để ngăn dịch Covid-19 lây lan. Trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 tại Nhật, 27/2 (theo lịch địa phương) ông Shinzo Abe - Thủ tướng Nhật Bản đã chính thức kêu gọi tạm thời đóng cửa tất cả trường...