Trường học New York phải tổ chức mặc niệm vụ 11/9
MỸ – Các trường công ở thành phố New York hàng năm phải tổ chức lễ mặc niệm vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 theo luật mới được thông qua.
Luật mới được Thống đốc bang New York Andrew Cuomo ký thông qua hôm 9/9 và có hiệu lực ngay lập tức, nhằm giúp các thế hệ tương lai hiểu về vụ tấn công khủng bố đã cướp đi sinh mạng hơn 3.000 người và vai trò của nó trong lịch sử.
“Bằng cách quy định ngày tưởng niệm hàng năm và một lễ mặc niệm ngắn tại các trường công, chúng ta sẽ đảm bảo rằng không bao giờ quên, không chỉ nỗi đau về giây phút ấy mà cả sự dũng cảm, hy sinh và tình yêu thương”, thông cáo của ông Cuomo cho hay.
Một phụ nữ đứng bên đài tưởng niệm các nạn nhân của vụ khủng bố 11/9 tại New York, Mỹ, hôm 10/9. Ảnh: AFP
Ông Cuomo khẳng định vụ khủng bố 18 năm trước là một trong những giai đoạn đen tối nhất trong lịch sử của bang và nước Mỹ. “Chúng ta chịu ơn những người đã mất và vô số những anh hùng đã lao vào nguy hiểm hôm ấy và những ngày sau đó, hãy làm mọi thứ có thể để giữ gìn ký ức về họ”, ông nói thêm.
Thượng nghị sĩ Joseph P. Addabbo, người bảo trợ đạo luật trên, cho hay có nhiều công dân trong độ tuổi đi học ở New York có thể không có ý niệm gì về vụ khủng bố hoặc chưa chào đời vào năm 2001, vì vậy các trường công phải dành thời gian để giáo dục cho học sinh về cả sự mất mát lẫn tinh thần anh hùng trong thảm kịch.
Video đang HOT
“Bằng cách bắt buộc tổ chức mặc niệm ngắn hàng năm, chúng ta có thể đảm bảo các thế hệ tương lai sẽ hiểu rõ hơn về ngày này và ý nghĩa của nó trong lịch sử”, nữ nghị sĩ Stacey Pheffer Amato, một người bảo trợ khác của đạo luật, nói.
Ngày 11/9/2001, nhóm không tặc thuộc al-Qaeda cướp hai máy bay chở khách và lao vào Tòa Tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới tại Manhattan, New York, khiến cả hai tòa tháp cao 110 tầng sụp đổ và gần 3.000 người thiệt mạng. Nhóm khủng bố còn cướp hai máy bay khác, một chiếc đâm vào Lầu Năm Góc, chiếc còn lại rơi xuống cánh đồng gần thị trấn Shanksville, bang Pennsylvania khiến toàn bộ hành khách và thành viên phi hành đoàn chết.
Khi Tòa Tháp đôi sụp đổ, hàng nghìn lính cứu hỏa, cảnh sát New York đã không quản nguy hiểm xông vào hiện trường cứu nạn nhân. Trong số 2.977 người thiệt mạng trong vụ khủng bố có 343 lính cứu hỏa New York.
Anh Ngọc
Theo CNN/VNE
Vì sao một số trường tư không còn ở 'chiếu dưới'?
Mùa tuyển sinh vào các trường đại học năm 2019 cho thấy khó khăn không còn nằm hoàn toàn ở các trường ngoài công lập như các năm trước.
Đ.N.THẠCH
Điểm chuẩn nhiều trường cao hơn trường công
Ngày 16.8, Hội đồng tuyển sinh Trường ĐH Công nghệ TP.HCM và Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM công bố sẽ không xét tuyển nguyện vọng bổ sung theo phương thức điểm thi THPT quốc gia; trong khi một số trường công lập, đặc biệt là các trường địa phương vẫn thiếu chỉ tiêu.
Điểm chuẩn nhiều ngành của hai trường này công bố trước đó còn cao hơn điểm chuẩn cùng ngành tại một số trường ĐH công lập. Trong khi nhiều trường công lập lấy điểm chuẩn nhiều ngành 14 - 15 điểm thì các ngành tại Trường ĐH Công nghệ TP.HCM dao động từ 16 - 22 điểm. Trong đó, ngành dược học có điểm chuẩn cao nhất với 22 điểm (điểm sàn theo khối sức khỏe của Bộ GD-ĐT là 20), kinh doanh quốc tế 20 điểm (tăng 2 điểm so với điểm sàn xét tuyển), marketing 19 điểm (tăng 3 điểm). Nhiều ngành khác lấy 18 điểm, tăng 1 - 2 điểm so với điểm sàn.
Mức điểm chuẩn các ngành tại Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM còn cao hơn, từ 17 - 21 điểm. Ngành quan hệ quốc tế có mức điểm chuẩn cao nhất là 21. Các ngành ngôn ngữ Nhật, luật quốc tế có mức điểm chuẩn là 20. Quản trị kinh doanh, kinh doanh quốc tế, ngôn ngữ Hàn Quốc 19 điểm; các ngành còn lại từ 17 - 18 điểm.
Hồ sơ xét tuyển vào Trường ĐH Nguyễn Tất Thành cũng khá cao. Năm nay, ngành y khoa tại trường này lấy đến 23 điểm, cao hơn điểm sàn khối ngành sức khỏe của Bộ GD-ĐT 2 điểm.
Năm nay, một số ngành của Trường ĐH Văn Hiến thu hút nhiều thí sinh (TS) nên có mức điểm cao khá cao. Cụ thể, mức điểm chuẩn ngành Việt Nam học là 18, ngôn ngữ Pháp là 17,2 và văn hóa học là 17.
Nhiều ý kiến cho rằng mức điểm chuẩn ở các trường ngoài công lập khá cao là do các trường dành nhiều chỉ tiêu cho các phương thức xét tuyển khác như học bạ, điểm thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM, thi riêng... Tuy nhiên, theo đại diện Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, trường này dành 65% chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi THPT quốc gia. Tương tự, chỉ tiêu dành cho phương thức này của Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM là 70%.
Xã hội thay đổi cách nhìn hay trường quảng bá thương hiệu tốt ?
Thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Dung, Phó trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh - Truyền thông Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cho biết thời gian qua, bên cạnh việc nâng cao chất lượng đào tạo thông qua đội ngũ giảng viên, nhiều trường ĐH tư thục cũng nghiêm túc đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu, chú trọng phát triển các hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm, các hình thức chăm sóc sinh viên. Hơn nữa, hầu hết TS hiện nay có điều kiện tiếp cận thông tin từ nhiều nguồn, đa chiều, đa dạng nên có cái nhìn khách quan hơn, không còn quá quan trọng công lập hay ngoài công lập, mà xem xét môi trường học tập phù hợp để quyết định lựa chọn trường học.
Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, nguyên Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, cũng nhận định năm nay một số trường tư thục ( ảnh) rất khởi sắc trong tuyển sinh. Thứ nhất là điểm chuẩn cao, thứ hai là tuyển đủ, không xét tuyển nguyện vọng bổ sung. Đây là tín hiệu đáng mừng cho hệ thống ĐH tư thục vì đã tạo được uy tín nhất định.
Theo ông Nghĩa, các trường này thành công trong tuyển sinh là vì thực hiện tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp, quảng bá thương hiệu rất tốt, đưa hình ảnh, thông tin của trường đến với TS. Đó là quá trình nhiều năm các trường dày công vừa quảng bá thương hiệu, hình ảnh, đồng thời nâng cao chất lượng. Những trường ít tham gia tư vấn thì tuyển được không nhiều. Nếu không có TS đăng ký thì sẽ không có TS xét tuyển. Đó là hệ quả khiến nhiều trường ĐH đưa ra điểm sàn thấp, điểm chuẩn cũng thấp vì không có nguồn TS đăng ký xét tuyển.
Theo thanhnien
Trường công ở Mỹ phải đưa môn lịch sử LGBT vào chương trình học Cơ quan chức năng cho rằng việc giảng dạy về lịch sử LGBT là điều quan trọng nhằm lan tỏa sự đồng cảm và thấu hiểu đối với những học sinh LGBT. Tiếp bước một số quốc gia khác, mới đây, Thống đốc J.B. Pritzker của bang Illinois (Mỹ) đã ký dự luật House Bill 246. Dự luật này yêu cầu tất cả...