Trường học lạm thu do lạm dụng xã hội hóa?

Theo dõi VGT trên

Tự chủ tài chính với trường phổ thông đồng nghĩa với bản thân mỗi trường phải tìm kiếm các nguồn thu và khả năng lạm dụng chính sách xã hội hóa để tạo nguồn thu, gia tăng học phí hoặc các khoản nộp ngoài học phí…

Trường học lạm thu do lạm dụng xã hội hóa? - Hình 1

Tiến sĩ Phạm Thị Ly, thành viên Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nguồn nhân lực, phát biểu trong hội thảo sáng 16.1 – ẢNH: HÀ ÁNH

Những vấn đề về tự chủ trong nhà trường đã được các chuyên gia trình bày thẳng thắn trong hội thảo khoa học cấp quốc gia góp ý các quy định về tự chủ và quản lý nhà nước trong dự thảo luật Giáo dục (sửa đổi), diễn ra tại Trường ĐH Luật TP.HCM sáng 16.1.

Nhiệm vụ của hiệu trưởng không phải để tăng nguồn thu

Đề nghị bảng lương đặc thù cho giáo viên

PGS-TS Bùi Xuân Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM, đặt vấn đề: “Dạy ĐH thậm chí còn dễ hơn bậc mầm non nhưng lương bổng giáo viên bậc học này lại quá thấp vì hiện bảng lương giáo viên đang cào bằng với các ngành nghề khác. Có nên quy định trong luật Giáo dục sửa đổi về quy chế tuyển dụng đặc thù và thang bảng lương đặc thù với nhà giáo?”.

Liên quan tự chủ tài chính, PGS-TS Nguyễn Văn Vân, nguyên Trưởng khoa Luật thương mại Trường ĐH Luật TP.HCM, cho rằng chúng ta đang nhầm lẫn giữa tự chủ giáo dục với tự tìm nguồn thu.

Ông Vân nói, tự chủ ĐH thì ủng hộ tuyệt đối nhưng với giáo dục phổ thông phải xem lại. Ở bậc ĐH thì tự chủ tài chính bao gồm tạo lập, phân phối và kiểm soát nguồn thu. Nhưng ở bậc phổ thông, tự chủ chỉ dừng lại ở việc phân phối và kiểm soát nguồn thu. Còn tạo lập nguồn thu không phải nhiệm vụ của hiệu trưởng. Hiệu trưởng không phải làm nhiệm vụ xoay xở để tăng nguồn thu.

Với bậc phổ thông, đặc biệt tiểu học và THCS, theo ông Vân, không nên và không thể đặt ra vấn đề tự chủ tài chính vì bản chất, mục tiêu và nhiệm vụ chỉ phổ cập kiến thức cho một công dân. Nhà nước chuyển kinh phí cho trường thực hiện nhưng song song với quyền là trách nhiệm. Một quốc gia nghèo nàn đến mấy cũng phải đảm bảo được kinh phí cho giáo dục bắt buộc. Nhà nước không thể chuyển gánh nặng tài chính giáo dục phổ thông cho người học dù dưới bất kỳ danh nghĩa tự chủ hay xã hội hóa giáo dục.

Video đang HOT

Theo ông Vân, nếu đặt ra tự chủ tài chính với trường phổ thông đồng nghĩa với bản thân mỗi trường phải tìm kiếm các nguồn thu và khả năng lạm dụng chính sách xã hội hóa để tạo nguồn thu, gia tăng học phí hoặc các khoản nộp ngoài học phí và đi ngược với chính sách giáo dục bắt buộc mà dự thảo luật đề ra.

“Chúng ta không nên đánh tráo khái niệm, lạm dụng khái niệm xã hội hóa để lạm thu. Nếu không tuyên bố rõ trong luật chúng ta sẽ hiểu lệch lạc các khái niệm này”, ông Vân nhấn mạnh.

Ông Vân nói thêm: “Khái niệm tự chủ trong ĐH ở nước ngoài là tự trị ĐH và gắn liền với tự do học thuật. Còn ở VN, khi gõ tìm từ khóa thì tự chủ tài chính dẫn đến tự chủ ĐH, tức lấy tài chính làm trọng tâm nên rất thực dụng”.

Từ đó, ông Vân đề xuất, không nên bổ sung trong dự thảo này một điều luật về tự chủ giáo dục, thay vào đó là cụ thể hóa bằng các quyền và nghĩa vụ. Khi đó tinh thần tự chủ xuyên suốt trong toàn văn bản luật.

Có nên phát triển trường công chất lượng cao ?

Thạc sĩ Hồ Sỹ Anh, Viện Nghiên cứu giáo dục (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM), đặt ra vấn đề trường công lập chất lượng cao và tư nhân thuê cơ sở giáo dục công lập.

Thạc sĩ Anh cho biết, những năm gần đây mô hình trường công lập được triển khai ở nhiều địa phương với các tên gọi khác nhau. Nhưng luật Giáo dục không quy định nên rất khó để phát triển lâu dài và nguy cơ mất công bằng trong giáo dục nên luật sửa đổi cần có quy định này.

Tuy nhiên, theo PGS-TS Nguyễn Kim Hồng, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, giáo dục phổ thông mà đặc biệt là tiểu học và THCS, không nên triển khai chương trình chất lượng cao thu học phí cao ngay trong trường công lập. Vì đây là bậc học bắt buộc, cần có sự đồng đều và nếu muốn có môi trường học tốt hơn thì học sinh có thể lựa chọn trường tư hoặc trường quốc tế.

Chương trình nặng vì thiếu tự chủ

Tiến sĩ Phạm Thị Ly, thành viên Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nguồn nhân lực, cho biết mức độ tự chủ của các trường hiện nay còn đang giới hạn nên dự thảo luật đề cập rất đúng.

Theo tiến sĩ Ly, tinh thần của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã trao quyền lựa chọn nhiều hơn cho các trường không chỉ sách giáo khoa mà còn phương pháp tiếp cận. Vì thế quyền tự chủ này cần được khẳng định để thực hiện quyền mà chương trình giáo dục phổ thông tổng thể hướng đến. Nhưng trong dự thảo luật này, quyền tự chủ của trường về chuyên môn hay cách tiếp cận giáo dục không được nêu ra, hàm ý trường phải tuân theo sự chỉ đạo của các cấp nhà nước.

“Chương trình hiện nặng nhưng các trường không có quyền thay đổi. Các trường tư và quốc tế đồng thời phải duy trì chương trình nhà nước và chương trình bổ sung mà họ thấy rằng xã hội có nhu cầu, dẫn đến chương trình học rất nặng nề. Vì vậy, mới có xu hướng không đáng khuyến khích là học sinh chuyển từ trường phổ thông sang chương trình giáo dục thường xuyên – một lựa chọn tiêu cực để có một bằng đáp ứng để vào ĐH”, tiến sĩ Ly nêu ví dụ.

Tiến sĩ Ly đề xuất, cần trao quyền cho các trường lựa chọn nội dung và phương pháp giảng dạy miễn đáp ứng được nội dung quy định trong giáo dục phổ thông tổng thể. Khi đó, mức độ can thiệp của các cơ quan nhà nước (như sở, phòng) cần cân nhắc lại để đảm bảo quyền tự chủ cho các trường.

Theo thanhnien

Tranh cãi quyết liệt giao quyền cho trường THPT tự công nhận tốt nghiệp

Xung quanh những bất cập và hệ lụy của kỳ thi THPT quốc gia thời gian qua, tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia "Góp ý Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi)" do Trường ĐH Luật TP.HCM vừa tổ chức, vấn đề có nên duy trì kỳ thi THPT quốc gia như hiện nay hay giao quyền về cho các trường THPT tự công nhận tốt nghiệp cho HS đã thu hút nhiều luận điểm tranh cãi.

Tranh cãi quyết liệt giao quyền cho trường THPT tự công nhận tốt nghiệp - Hình 1

Thí sinh thi THPT quốc gia 2018

Báo cáo việc xây dựng Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi), TS Nguyễn Đức Cường, Phó Vụ trưởng Vụ pháp chế, Bộ GD&ĐT cho biết, cấu trúc dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) về cơ bản kế thừa cấu trúc còn phù hợp của Luật Giáo dục hiện hành, có sự sắp xếp các chương, mục, điều phù hợp hơn với tính chất và nội dung của Dự thảo Luật.

Chỉnh sửa nhiều bất cập trong quy định hiện hành

Theo TS Nguyễn Đức Cường, về chính sách học phí sư phạm hiện nay có nhiều bất cập cần được thay đổi. Quy định hiện nay không thu học phí sư phạm là không phù hợp và hiệu quả, nhiều sinh viên sư phạm ra trường làm không đúng ngành sư phạm, không thể kiểm soát, gây lãng phí. Bên cạnh đó, các cơ sở đào tạo giáo viên gặp khó khăn về kinh phí chi thường xuyên, trong khi việc cấp bù của ngân sách nhà nước còn hạn hẹp.

Do đó, hướng chỉnh sửa bổ sung trong Dự thảo là thay bằng chế độ tín dụng sư phạm: Học sinh, sinh viên sư phạm được vay tín dụng sư phạm để đóng học phí và chi trả sinh hoạt phí trong toàn khóa học. Bổ sung quy định về việc chi trả đối với những trường hợp người học không có nhu cầu sử dụng tín dụng sư phạm nhưng ra trường vẫn làm trong ngành giáo dục vào khoản 3 Điều 83 Dự thảo Luật.

Dự thảo mới tiếp tục nghiên cứu để đề xuất các chính sách nhằm thu hút sinh viên giỏi vào ngành sư phạm. Về phân công công tác sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp cũng có hạn chế. Hiện nay không có quy định về phân công công tác cho sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp, mà phải thông qua quy trình tuyển dụng. Quy định hiện nay không thu hút được sinh viên giỏi học ngành sư phạm vì khó tìm được việc làm đúng ngành đào tạo do pháp luật chưa có cơ chế tuyển dụng đặc thù riêng. Theo đó, cơ quan chức năng khi xác định chỉ tiêu biên chế, giao biên chế, giảm biên chế và quy trình tuyển dụng vẫn chưa tính đến đặc thù của ngành giáo dục; tình trạng nơi thừa - nơi thiếu giáo viên diễn ra ở nhiều nơi mà Bộ GD&ĐT không có chức năng thẩm quyền giải quyết.

Hướng chỉnh sửa bổ sung là cần có quy định đặc thù về xác định biên chế và cơ chế tuyển dụng giáo viên cho sinh viên tốt nghiệp các trường sư phạm vào các cơ sở giáo dục công lập... "Tuy nhiên, vấn đề này cần phải sửa Luật Viên chức, sửa đổi các quy định về lương và phụ cấp của giáo viên", TS Cường cho hay.

"Nóng" chuyện thi tốt nghiệp THPT

Tại hội thảo lần này, câu chuyện xung quanh việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT được các đại biểu quan tâm bàn luận sôi nổi nhất. Theo đó, có một số ý kiến cho rằng nên chuyển kỳ thi về cho các địa phương, thậm chí giao quyền về cho các trường tự tổ chức thi và công nhận tốt nghiệp.

TS Phạm Thị Ly, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và đánh giá giáo dục ĐH, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành cho rằng: "Nếu đánh giá người học chỉ bằng một kỳ thi thì tôi nghĩ chúng ta đang đánh giá thấp những yếu tố khác trong quá trình học sinh học tập và rèn luyện ở giáo dục phổ thông. Bởi vì giáo dục là cả một quá trình gồm nhiều yếu tố, không nên đánh giá người học chỉ qua một kỳ thi chỉ với vài môn học". TS Ly cho rằng hệ quả của vấn đề này là học sinh học chỉ để thi mà không quan tâm những thứ khác, giáo viên cũng dạy như vậy".

Theo TS Ly, hiện nay nhiều nước trên thế giới đã trao cho các trường quyền tự đánh giá học sinh. PGS.TS Nguyễn Kim Hồng, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH sư phạm TP.HCM cũng cùng quan điểm, ông cho rằng nên giao quyền đánh giá về các trường. Việc tổ chức các kỳ thi có tính chất quốc gia có vai trò quan trọng trong việc giúp các cơ quan quản lý nhà nước có dữ liệu đánh giá, so sánh các cơ sở giáo dục phổ thông khi ra cac quyêt sach, chính sách. Việc giao quyền cấp bằng cho giám đốc Sở là không phù hợp. Các cơ sở giáo dục phổ thông - chủ thể của giáo dục phải là người được cấp bằng cho học sinh của mình.

Trong khi các chuyên gia giáo dục ĐH có quan điểm này thì bản thân các trường THPT lại không đồng tình. Theo ông Trịnh Duy Trọng, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh, nên duy trì kỳ thi THPT quốc gia như hiện nay chứ không nên giao về cho các trường THPT. "Tôi cho rằng cần phải tiếp tục duy trì kỳ thi THPT quốc gia nhưng cần có điều chỉnh quy mô và cách thức phù hợp hơn theo hướng nhẹ nhàng, không gây áp lực, không mang tính đối phó, không vì thành tích để phát sinh tiêu cực như vừa qua". Hiệu trưởng này cũng nói rằng nếu bỏ kỳ thi THPT quốc gia sẽ phát sinh nhiều hệ lụy như không đảm bảo chất lượng chuẩn đầu ra cho học sinh, không đảm bảo tính thống nhất giữa trường này với trường kia, vùng này với vùng kia.

Trong Luật Giáo dục hiện hành đang có những vướng mắc và bất cập xung quanh quy định này. Theo đó, Luật Giáo dục chưa phân biệt giữa công nhận hoàn thành chương trình THPT và bằng tốt nghiệp THPT. Luật Giáo dục cũng không có quy định việc sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển ĐH; việc tuyển sinh ĐH thuộc về quyền tự chủ của các trường. Hướng chỉnh sửa bổ sung của Dự thảo theo hai phương án. Phương án 1 là bổ sung quy định, học sinh học hết chương trình THPT mà không dự thi tốt nghiệp THPT hoặc không đỗ tốt nghiệp THPT thì được hiệu trưởng nhà trường cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông; trong khi phương án 2 là giữ nguyên như Luật Giáo dục hiện hành.

PGS.TS Bùi Xuân Hải, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM cho hay, từ cuối năm 2017, Nhà trường được Bộ GD&ĐT giao làm đơn vị chủ trì thực hiện đề án khoa học công nghệ cấp quốc gia nghiên cứu về "Luận cứ khoa học sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục". Những ý kiến góp ý sẽ được ghi nhận gửi đến Ban soạn thảo Luật, đến Bộ GD&ĐT và Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.

THÙY TRANG

Theo baovanhoa

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Mỹ nhân Trung Quốc vượt mặt cả Lưu Diệc Phi lẫn Triệu Lệ Dĩnh quá sốc: "Ngoan xinh yêu" nhất Cbiz không ai ghét nổiMỹ nhân Trung Quốc vượt mặt cả Lưu Diệc Phi lẫn Triệu Lệ Dĩnh quá sốc: "Ngoan xinh yêu" nhất Cbiz không ai ghét nổi
05:59:45 22/01/2025
Chúc Anh Đài đẹp nhất màn ảnh bị chê trông như bà lão 70 tuổiChúc Anh Đài đẹp nhất màn ảnh bị chê trông như bà lão 70 tuổi
05:58:51 22/01/2025
'Cậu ấm' nhà Trump đã lớn nhưng có người yêu chưa?'Cậu ấm' nhà Trump đã lớn nhưng có người yêu chưa?
07:32:30 22/01/2025
Cách cắm cành tuyết mai nở đều, đẹp và giữ được lâuCách cắm cành tuyết mai nở đều, đẹp và giữ được lâu
06:43:02 22/01/2025
Chồng đưa vợ 20 triệu thưởng Tết nhưng tin nhắn trong điện thoại lại tố cáo sự thật nghiệt ngã khácChồng đưa vợ 20 triệu thưởng Tết nhưng tin nhắn trong điện thoại lại tố cáo sự thật nghiệt ngã khác
08:32:48 22/01/2025
Clip: Hải Tú "quắn quéo" khi bất ngờ được Sơn Tùng gọi với danh xưng đặc biệtClip: Hải Tú "quắn quéo" khi bất ngờ được Sơn Tùng gọi với danh xưng đặc biệt
06:20:55 22/01/2025
Ông Trump đã hủy những sắc lệnh nào của ông Biden ngay sau khi nhậm chức?Ông Trump đã hủy những sắc lệnh nào của ông Biden ngay sau khi nhậm chức?
07:16:59 22/01/2025
Đi ăn lẩu, khách Tây lấy 1 món đồ bỏ túi mang về khiến dân mạng phải thốt lên: "Anh biết quá nhiều rồi đấy"!Đi ăn lẩu, khách Tây lấy 1 món đồ bỏ túi mang về khiến dân mạng phải thốt lên: "Anh biết quá nhiều rồi đấy"!
08:27:54 22/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

5 xu hướng thời trang đang thịnh hành giúp bạn mặc đẹp hơn năm trước

5 xu hướng thời trang đang thịnh hành giúp bạn mặc đẹp hơn năm trước

Thời trang

09:08:31 22/01/2025
Khi bước sang năm mới, chị em nên cập nhật cho tủ đồ các xu hướng thịnh hành nhất. Điều này không chỉ giúp style trở nên mới mẻ, không nhàm chán, mà còn nâng tầm vẻ hiện đại, sang xịn mịn.
Chồng uống say rồi cãi cọ ầm ĩ với bố thế nhưng mẹ chồng lại muốn tôi sang cúi đầu xin lỗi hộ con trai bà

Chồng uống say rồi cãi cọ ầm ĩ với bố thế nhưng mẹ chồng lại muốn tôi sang cúi đầu xin lỗi hộ con trai bà

Góc tâm tình

09:03:42 22/01/2025
Vì sao người không liên quan và không hề hay biết chuyện gì đã xảy ra lại phải gánh chịu trách nhiệm cho hành động của người khác?
Bắt gã trai chuyên đánh thuốc mê những phụ nữ khát tình để cướp

Bắt gã trai chuyên đánh thuốc mê những phụ nữ khát tình để cướp

Pháp luật

09:00:06 22/01/2025
Huỳnh Văn Tài săn những người phụ nữ khát tình để đưa vào khách sạn vui vẻ . Tuy nhiên sau đó, Tài đặt điện thoại quay lén cảnh ái ân và đặc biệt là đánh thuốc mê để cướp.
Mỹ phê chuẩn ngoại trưởng mới ngay sau khi ông Trump nhậm chức

Mỹ phê chuẩn ngoại trưởng mới ngay sau khi ông Trump nhậm chức

Thế giới

08:41:59 22/01/2025
Thượng viện Mỹ phê chuẩn Ngoại trưởng Marco Rubio, người có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc và các nước châu Mỹ La tinh.
'Hot girl mukbang' về trường cũ tặng học bổng trị giá 400 triệu đồng

'Hot girl mukbang' về trường cũ tặng học bổng trị giá 400 triệu đồng

Netizen

08:34:02 22/01/2025
Quỳnh Trương - TikToker nổi tiếng với các clip ăn uống - trở lại trường cấp 2 và cấp 3 từng theo học ở Nghệ An, trao tặng nhiều suất học bổng cho học sinh khó khăn.
5 địa điểm du lịch hấp dẫn ở miền Nam 'bùng nổ' lễ hội chào đón tết Ất Tỵ 2025

5 địa điểm du lịch hấp dẫn ở miền Nam 'bùng nổ' lễ hội chào đón tết Ất Tỵ 2025

Du lịch

08:27:38 22/01/2025
Với nhiều sự kiện đặc sắc chào đón năm mới, Bà Rịa - Vũng Tàu, TPHCM, Phú Quốc, Tây Ninh, Cần Thơ trở thành lựa chọn hàng đầu cho những du khách.
Nữ ca sĩ nổi tiếng tuổi Tỵ sắp cưới doanh nhân kém 3 tuổi là ai?

Nữ ca sĩ nổi tiếng tuổi Tỵ sắp cưới doanh nhân kém 3 tuổi là ai?

Sao châu á

08:05:26 22/01/2025
Sở hữu âm sắc trong trẻo cùng kỹ thuật thanh nhạc tốt, Beyoncé xứ Hàn Ailee vẫn duy trì sức hút sau hơn một thập kỷ gắn bó với làng nhạc Hàn Quốc.
Cuối năm rồi, bạn hãy khẩn trương bỏ ngay 6 món đồ này để xua đi những điều kém may mắn trong nhà

Cuối năm rồi, bạn hãy khẩn trương bỏ ngay 6 món đồ này để xua đi những điều kém may mắn trong nhà

Sáng tạo

08:00:43 22/01/2025
Năm này qua năm khác, gia đình thực sự tích lũy quá nhiều thứ không cần thiết, thậm chí có những thứ họ biết sẽ không bao giờ dùng đến nữa nhưng vẫn không vứt đi đúng lúc.
Sao Việt 22/1: Trung Quân mua nhà mới, Ngô Thanh Vân rạng rỡ bên chồng trẻ

Sao Việt 22/1: Trung Quân mua nhà mới, Ngô Thanh Vân rạng rỡ bên chồng trẻ

Sao việt

08:00:08 22/01/2025
Trung Quân khoe món quà tự thưởng cho bản thân sau một năm làm việc chăm chỉ, Ngô Thanh Vân cùng ông xã chụp bộ ảnh mới đón Tết.
Nóng: Justin Bieber chính thức lên tiếng vụ unfollow vợ, nhưng cú twist sau đó mới khiến dân mạng toàn cầu hoang mang hơn cả!

Nóng: Justin Bieber chính thức lên tiếng vụ unfollow vợ, nhưng cú twist sau đó mới khiến dân mạng toàn cầu hoang mang hơn cả!

Sao âu mỹ

07:52:55 22/01/2025
Những cú twist liên tiếp làm cư dân mạng cảm thấy xoay như chong chóng . Trước đó, nhiều người nêu thuyết âm mưu vợ chồng Justin Bieber gặp trục trặc, rồi ekip chiêu trò...
'Anh hùng xạ điêu' của Tiêu Chiến lập thành tích 'khủng' dù chưa ra mắt

'Anh hùng xạ điêu' của Tiêu Chiến lập thành tích 'khủng' dù chưa ra mắt

Phim châu á

07:17:49 22/01/2025
Bất chấp những ý kiến trái chiều, Anh hùng xạ điêu có Tiêu Chiến - Trang Đạt Phi đóng chính vẫn là phim tết được mong chờ nhất tại Trung Quốc dịp Tết Nguyên đán.