Trường học lại chuyển trạng thái…
Cùng với mức độ dịch bệnh đang giảm ở nhiều địa phương, các trường học trong tuần cuối cùng của tháng 3 cũng một lần nữa chuyển trạng thái sang chủ yếu dạy và học trực tiếp.
Cán bộ, nhân viên trường Wellspring (HN) túc trực tại cổng trường để tiến hành đo thân nhiệt cho học sinh
Hà Nội: Trên 90% học sinh trở lại học trực tiếp
Theo số liệu của nhiều trường THCS và THPT trên địa bàn Hà Nội, từ ngày 28.3, đa số học sinh từ lớp 7-12 đã trở lại trường. Thầy Nguyễn Xuân Khang, hiệu trưởng trường THCS&THPT Marie Curie cho biết: “Một tháng trước (26.2), trường tôi chỉ có 43% học sinh đến trường; số học sinh còn lại và 24 cán bộ giáo viên phải dạy và học trực tuyến do là F0, F1. Nhưng sau một tháng (ngày 26.3), học sinh toàn trường đi học trực tiếp chiếm 94%, chỉ còn 6% số học sinh và 2 giáo viên phải ở nhà. Điều đó cho thấy dịch đã qua đỉnh và đang giảm, tuần cuối tháng 3 và sang tháng 4 tình hình chắc sẽ khả quan hơn”, thầy Khang nhận xét và cho biết, trường đang tranh thủ “cơ hội vàng” để củng cố kiến thức cho học sinh, triển khai nhiều hoạt động chưa làm được trong thời gian phải đóng cửa.
Tương tự, nhiều trường khác như THCS&THPT Lomonoxop, THCS Chu Văn An, THPT Yên Hòa… đã có từ 80-90% số học sinh đi học trực tiếp. Theo chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, các trường bậc THCS và THPT tại Hà Nội được quyền chủ động trong việc tổ chức dạy học tùy theo tình hình thực tế, đảm bảo an toàn phòng dịch, kiểm soát và xử lý kịp thời các ca nhiễm không để lây lan trên diện rộng. Các trường đang gấp rút chuẩn bị điều kiện, dự kiến tổ chức bán trú vào tháng 4.2022. Về việc này, UBND TP Hà Nội cũng giao cho Sở GD&ĐT Hà Nội hướng dẫn các trường học đảm bảo điều kiện thì tổ chức bán trú trên cơ sở đồng thuận của phụ huynh học sinh.
Trong gần 2 tháng, kể từ sau Tết Nguyên đán, Hà Nội là địa phương đứng đầu cả nước về ca lây nhiễm Covid-19 và cũng là nơi trường học chao đảo nhiều nhất khi mở cửa vào giữa đỉnh dịch. Có thời điểm 50-80% học sinh THPT phải quay lại học trực tuyến vì dịch lây lan mạnh. Đây cũng là thời điểm các trường thích ứng sâu hơn với mô hình lớp học “on-off” (vừa trực tuyến vừa trực tiếp). Trong đó có những lớp học sinh chia 2 nhóm trực tiếp và trực tuyến, có lớp 100% học sinh học trực tiếp nhưng giáo viên phải dạy trực tuyến vì bị F0, có trường hợp giáo viên dạy trực tiếp trên lớp cho 100% học sinh học trực tuyến…
Việc thay đổi liên tục trạng thái dạy và học khiến cho tâm lý học sinh không ổn định, chất lượng sụt giảm. “Sẽ phải kiểm tra chất lượng, phân loại những học sinh bị đuối để có biện pháp hỗ trợ, phụ đạo. Trường cũng có kế hoạch tăng cường ôn tập cho học sinh lớp 9 để các em chuẩn bị thi vượt cấp”, thầy Đặng Việt Hà, Hiệu trưởng trường THCS Chu Văn An cho biết.
Tận dụng giá trị tích cực của các hình thức dạy học
Mặc dù tình hình đã khả quan hơn để học sinh trở lại trường học trực tiếp, nhưng nhiều trường phải duy trì lớp học “on-off” vì vẫn còn những học sinh là F0, F1. Theo thầy Đặng Việt Hà, mặc dù hình thức này không mấy hiệu quả nhưng trong bối cảnh dịch chưa chấm dứt thì vẫn phải duy trì để những học sinh phải nghỉ học không bị đứt mạch kiến thức quá lâu. “Trường giao cho các tổ bộ môn rà soát và có giải pháp hỗ trợ học sinh phải ở nhà nghe giảng qua nền tảng trực tuyến. Những học sinh này sẽ được gửi bài giảng của giáo viên và được hỗ trợ nếu học sinh không tiếp thu được bài”, thầy Hà cho biết.
Video đang HOT
Tuy nhiên, hiệu trưởng các trường hy vọng tình trạng học “on-off” sẽ chỉ kéo dài thêm một thời gian và chuyển sang dạy học trực tiếp 100%.
Theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT, các trường không được phép kiểm tra định kỳ (để lấy điểm học bạ) ngay sau khi học sinh trở lại trường mà cần dành 1-2 tuần để các em được ôn tập, củng cố kiến thức và ổn định tâm lý. Đặc biệt, học sinh lớp 1, 2 sẽ phải được dành thời gian dạy bổ sung các kỹ năng cần thiết để trẻ bước vào môi trường mới, vì cho tới thời điểm này nhiều trẻ vẫn chưa được đến trường ngày nào.
Bộ GD&ĐT cùng yêu cầu các trường đánh giá chất lượng dạy học trực tuyến và kết hợp trực tuyến – trực tiếp trong thời gian qua để rút kinh nghiệm, tận dụng các giá trị tích cực của các hình thức dạy học, tiếp tục duy trì, áp dụng trong giai đoạn học sinh trở lại trường như các kênh hỗ trợ cho hoạt động dạy học, giáo dục học sinh.
Ngày 28.3, học sinh các cấp từ mầm non đến THPT của tỉnh Đăk Nông trở lại trường học trực tiếp, kết thúc giai đoạn học trực tuyến kéo dài. Còn Sở GD&ĐT Ninh Bình cho biết, trong tuần này các trường sẽ tiến hành tổng vệ sinh, khử khuẩn, chuẩn bị mọi điều kiện để đón học sinh tiểu học, dự kiến từ ngày 4.4. Tùy theo điều kiện thực tế, các trường đảm bảo an toàn, có sự đồng thuận của phụ huynh sẽ được tổ chức dạy học 2 buổi/ngày và tổ chức bữa ăn bán trú.
Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An cũng đã có hướng dẫn về kế hoạch dạy học giai đoạn mới. Theo đó, từ ngày 4.4, học sinh từ mầm non đến THPT sẽ đi học trực tiếp. Sở này cũng yêu cầu các trường THCS, THPT tập trung tổ chức bù đắp kiến thức, ôn tập cho học sinh lớp 9 và 12 để chuẩn bị cho các kỳ thi vượt cấp và thi tốt nghiệp.
Trước đó, tỉnh Hưng Yên đã cho học sinh mầm non và phổ thông trở lại trường từ ngày 15.3. Hòa Bình, Lào Cai cho học sinh tiểu học, THCS, THPT đi học từ ngày 14.3, và từ ngày 21.3, Hà Giang cho học sinh mầm non, phổ thông đến trường…
'Ngăn sóng' bạo lực học đường
Câu chuyện bạo lực học đường một lần nữa lại xuất hiện, khiến dư luận băn khoăn. Làm sao để ngăn sóng bạo lực học đường khi học sinh trở lại trường học trực tiếp đang nhận được sự quan tâm của xã hội.
Cần quan tâm tới tâm tư, tình cảm của học sinh để hóa giải sớm những vụ bạo lực học đường.
Cần tiếp tục báo động
Tối 25/3, mạng xã hội chia sẻ đoạn clip ghi lại cảnh học sinh đánh nhau. Qua xác minh, được biết các em trong clip học sinh Trường TH và THCS Triệu Vân, em L. lớp 7 bị 2 học sinh lớp 8 là T. và K. Trong clip, em L. đã bị một học sinh khác túm tóc kéo đi một đoạn. Sau đó, L. bị đè đầu xuống, bị đấm, đạp liên tục và còn bị một học sinh khác bắt quỳ xuống xin lỗi. Lúc bị đánh, L. không có bất kỳ một kháng cự nào.
Dù đã quỳ xuống như yêu cầu nhưng L. tiếp tục bị 2 học sinh kia đấm, đá túi bụi. Có một người đã can ngăn "tha đi T." nhưng L. vẫn tiếp tục bị đánh đập. 2 học sinh đánh bạn còn tiếp tục có hành động như xé áo của L.
Điều đáng nói, chứng kiến vụ việc, nhiều học sinh khác đã cười đùa, quay video mà không quyết liệt can ngăn. Phía nhà trường cũng như gia đình không biết về chuyện này cho đến khi clip được đăng tải trên mạng xã hội.
Trước đó, hai nữ sinh Trường THPT Nguyễn Huệ (huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng) xảy ra mâu thuẫn và đánh nhau. Cụ thể, trong giờ ra chơi tiết thứ 2 buổi chiều ngày 22/3, em P.T.N.L. (lớp 10C5) và em V.T.D.L. (lớp 11B2) có xích mích trong lúc đi rửa tay và có lời qua tiếng lại, sau đó xảy ra mâu thuẫn. Sự việc này đã được quản sinh nhà trường can ngăn và yêu cầu học sinh giải tán về lớp.
Sau buổi học, hai học sinh tự hẹn nhau ra ngoài trường để giải quyết mâu thuẫn dẫn đến việc đánh nhau. Hậu quả vụ việc khiến nữ sinh P.T.N.L. bị chấn thương phải điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt-Tiệp, nữ sinh V.T.D.L. phải điều trị tại Bệnh viện huyện Kiến Thụy.
Vụ việc đang được Ban giám hiệu Trường THPT Nguyễn Huệ phối hợp cùng chính quyền địa phương, Công an Thị trấn Núi Đối (huyện Kiến Thụy) xác minh trước khi có các quyết định liên quan đến việc xử lý kỷ luật học sinh.
Đây không phải trường vụ bạo lực học đường cá biệt. Còn nhớ, sáng 18/9/2021, tại Trường THPT Lục Ngạn 3 (tỉnh Bắc Giang) xảy ra vụ học sinh xô xát, đánh nhau rồi quay clip đưa lên mạng xã hội. Cũng trong năm học trước, nhiều vụ bạo lực học đường khá nghiêm trọng đã xảy ra. Vào khoảng 11 giờ 30 phút ngày 14/1/2021 tại Trường THPT Lang Chánh, Thanh Hóa, khi em P.T.L. vừa tan học ra tới cổng trường thì bất ngờ bị Nguyễn Bá Thuận cầm một cây gậy sắt vụt thẳng vào đầu trước sự chứng kiến của nhiều học sinh khác.
Tại thời điểm nhập viện, qua chụp chiếu, các bác sĩ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa xác định L. bị vỡ sọ não, tổn thương cơ thể tới 49%. Công an huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa sau đó đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Bá Thuận để điều tra về hành vi "Giết người".
Chuyện bạo lực học đường không phải là chuyện mới. Với từ khóa "bạo lực học đường" gõ trên thanh công cụ Google, chỉ trong 0,44 giây cho ra 629.000 kết quả. Điều đó phần nào phản ánh mức độ "phổ biến" đáng báo động của hiện tượng này.
Nó cũng cho thấy những nguy cơ hiện hữu và tiềm ẩn cần có nhiều biện pháp để tháo gỡ, nếu không, môi trường học đường ngày càng trở nên bất an hơn, nhất là khi học sinh cả nước sẽ trở lại trường sau một thời gian dài phải học trực tuyến.
Giáo dục kỹ năng phòng ngừa bạo lực
Cứ sau mỗi vụ bạo lực học đường xảy ra, người ta đều thấy sự vào cuộc khá nhanh của cơ quan chức năng, từ nhà trường, công an địa phương, cho tới Sở GDĐT nơi vụ việc xảy ra. Nhất là khi các clip ghi lại cảnh bạo lực học đường được tung lên mạng xã hội và gây sự bức xúc trong dư luận thì sự vào cuộc tìm hiểu, chỉ đạo càng khẩn trương. Thông thường, ngay sau đó, các hình thức kỷ luật, nhắc nhở hay cảnh cáo học sinh cũng sẽ được đưa ra.
Tuy nhiên, đa số ý kiến cho rằng, đó chỉ là cách thức giải quyết "phần ngọn" các vụ việc cụ thể. Còn xét về bản chất, bạo lực học đường là một "tảng băng chìm", cần có nhiều biện pháp căn cơ, dài hơi. Bởi lẽ, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới bạo lực học đường, mà nhiều trường hợp, khởi nguồn lại từ những lí do hết sức nhỏ nhặt, như: không chào, nhìn đểu, rửa tay vẩy nước trúng người bạn...
TS Tâm lý học Lê Minh Công (Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam) cho rằng, trong độ tuổi dậy thì (lứa tuổi THCS, THPT), học sinh sẽ trải qua những biến đổi mạnh mẽ về tinh thần và thể chất. Điều đó có thể dẫn đến những suy nghĩ muốn thể hiện và khẳng định bản thân, hoặc gây nên sự thiếu đồng cảm lẫn nhau. Đây chính là nguyên nhân của rất nhiều vụ bạo lực học đường.
Bên cạnh đó, theo TS Công, những yếu tố xung quanh cũng tác động đến suy nghĩ và hành vi của học sinh đặc biệt là trong gia đình và nhà trường. Hiện nay, học sinh ít được trang bị kĩ năng sống và đang phải chịu áp lực cạnh tranh rất lớn. Trên thực tế, có khoảng 5-10% học sinh mắc những chứng rối loạn, tuy nhiên nhà trường lại không chú ý đến những khó khăn của các bạn mà chỉ cho rằng đó là kém đạo đức.
TS Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên Khoa Giáo dục Tiểu học (ĐH Sư phạm Hà Nội) từng phân tích một nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường: xuất phát từ quan niệm của cha mẹ, coi việc bạo lực, mắng con là cách giáo dục hiệu quả. Bên cạnh đó, việc học sinh xem các chương trình, chơi trò chơi điện tử mang tính bạo lực, cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường tăng cao.
Trong khi đó, ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em (Bộ LĐTBXH) cho rằng, cần đặc biệt quan tâm tới vấn đề tâm lý học đường vì đây là cách tháo gỡ tích cực nhất. Cần kết hợp công tác xã hội trong cộng đồng và trường học để phòng ngừa, giải quyết những vụ việc liên quan đến bạo lực của học sinh và trẻ em.
Để sớm có thể hóa giải những vụ bạo lực học đường, nhiều ý kiến cho rằng, giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng trong việc nắm bắt tâm tư, tình cảm của học sinh. Những giáo viên có kỹ năng nắm bắt tâm lý học sinh và những giáo viên chủ động xây dựng cho mình nhiều "nguồn tin" sẽ nhanh chóng xóa tan những xích mích của học trò.
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, khi học sinh trở lại học trực tiếp, phụ huynh học sinh và các thầy, cô giáo cần quan tâm tới những tâm tư, tình cảm của các em. Nên mở các buổi sinh hoạt chung giữa từng lớp, từng khối lớp để tạo những môi trường sinh hoạt lành mạnh, đồng thời có biện pháp phổ biến, ngăn chặn bạo lực học đường.
Cần truyền thông với các em về một môi trường học tập lành mạnh, chia sẻ, không giấu diếm. Ban giám hiệu các trường cũng cần tăng cường các "nguồn tin" để sớm phát hiện, ngăn chặn các ý định sử dụng bạo lực trong học đường. Ngoài ra, mỗi trường học cần chủ động mở cửa những phòng tư vấn tâm lý để sẵn sàng chia sẻ và cùng các em tìm giải pháp tích cực trước những xích mích học đường khi mới manh nha...
Giám đốc Sở Giáo dục Quảng Trị nói gì về các trường học tiền tỷ bị bỏ hoang? Tại Quảng Trị một số trường học bị bỏ hoang không sử dụng, việc này gây ra sự lãng phí. Phản ánh tới Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, độc giả ở Quảng Trị cho biết trên địa bàn đang có một số trường học bỏ hoang gây lãng phí. Trong khi đó Quảng Trị là tỉnh còn khó khăn, cơ...