Trường học không vận động tài trợ để hỗ trợ thu nhập cho giáo viên

Theo dõi VGT trên

Sở GD-ĐT TPHCM vừa có văn bản hướng dẫn về việc tiếp nhận tài trợ đối với các cơ sở giáo dục và kinh phí hoạt động của Ban Đại diện cha mẹ học sinh.

Theo đó, Sở này yêu cầu việc tiếp nhận tài trợ của các đơn vị trường học phải thực hiện theo đúng quy định của Bộ GD-ĐT là đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, công khai, minh bạch, không ép buộc, không quy định mức tài trợ bình quân, tài trợ tối thiểu đối với phụ huynh, không lợi dụng việc tài trợ để ép buộc đóng góp, không xem huy động tài trợ là điều kiện cho việc cung cấp dịch vụ giáo dục.

Các cơ sở giáo dục vận động, tiếp nhận các khoản tài trợ để trang bị thiết bị, đồ dùng dạy học, thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học, cải tạo sửa chữa… Các nhà tài trợ được khuyến khích thực hiện đầu tư, xây dựng theo hình thức “chìa khóa trao tay”, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt hoàn chỉnh để bàn giao cho trường học.

Trường học không vận động tài trợ để hỗ trợ thu nhập cho giáo viên - Hình 1

Học sinh Trường THCS-THPT Thạnh An (huyện Cần Giờ) tham gia một hoạt động ngoại khóa ở sân trường

Bên cạnh đó, Sở GD-ĐT TPHCM yêu cầu các trường không vận động tài trợ để chi trả thù lao giảng dạy, các khoản chi trực tiếp cho cán bộ quản lý, giáo viên…

Lãnh đạo các trường cần mở rộng các đối tượng vận động tài trợ, không tập trung vào một đối tượng là phụ huynh học sinh.

Về kinh phí hoạt động của Ban Đại diện cha mẹ học sinh, các khoản kinh phí ủng hộ của người học hoặc gia đình người học được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, không sử dụng các khoản kinh phí của Ban Đại diện cha mẹ học sinh vào các mục đích mua sắm máy móc trang thiết bị, bảo vệ cơ sở vật chất, khen thưởng giáo viên, hỗ trợ công tác quản lý…

Đặc biệt, lãnh đạo các trường học không nhận ủy quyền hoặc thay mặt sử dụng kinh phí hoạt động của Ban Đại diện cha mẹ học sinh.

Video đang HOT

Trước đó, ngày 23-8, Sở GD-ĐT TPHCM đã có văn bản hướng dẫn thu, sử dụng học phí và các khoản thu khác đầu năm học 2022-2023 tại các cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn TPHCM.

Theo đó, toàn bộ các nội dung và mức thu các khoản thu dịch vụ trong nhà trường được giữ nguyên so với mức thu đã thực hiện trong năm học 2021-2022.

Các khoản thu gồm có mức thu trường tiên tiến, tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, tổ chức các lớp học ngoại ngữ, tin học, năng khiếu, môn tự chọn, học nghề, tổ chức phục vụ bán trú, vệ sinh các lớp bán trú…

Việc nặng lương thấp, thiếu tầm nhìn nên giáo viên giảm trầm trọng

Theo các nhà quản lý, lao động nhà giáo rất nặng nhọc, trong khi đồng lương giáo viên không đủ mức sống tối thiếu đã khiến nhiều người bỏ nghề.

Muốn không bị động về nguồn tuyển thì phải có dự báo trước 5-10 năm.

Theo Niên giám thống kê của Tổng cục thống kê, tại thời điểm đầu năm học 2021-2022, số giáo viên phổ thông trực tiếp giảng dạy là 813.200 người. Con số này cách đây 6 năm trước, tức năm học 2015-2016 là 861.300. Như vậy, sau 6 năm cả nước giảm hơn 48.000 giáo viên phổ thông trực tiếp đứng lớp.

Nghịch lý ở chỗ, trong khi số giáo viên phổ thông trực tiếp đứng lớp giảm thì số học sinh lại tăng lên. Năm 2021 cả nước có hơn 17, 9 triệu học sinh. Trong khi đó, con số này ở thời điểm năm năm 2015 là 15,35 triệu.

Hiện nhiều địa phương trên cả nước đang cấp tập tuyển giáo viên để bù đắp cho số người nghỉ hưu, nghỉ việc, chuyển nơi công tác ... Sở GD-ĐT TP.HCM cho hay, năm học 2022-2023 thành phố cần tuyển 5.214 giáo viên. Trong đó, bậc mầm non cần 892 người, bậc tiểu học cần 2.355 người, bậc THCS cần 1.698 người, bậc THPT cần 296 người. TP.HCM cũng đưa ra kịch bản các trường sẽ phải chia sẻ giáo viên để dạy trám cho những môn thiếu hụt.

Cách TP.HCM khoảng 500km, Gia Lai - một tỉnh ở Tây Nguyên cũng thiếu hơn 3.700 giáo viên, ở các bậc mầm non và tiểu học, chủ yếu các môn Tin học, Tiếng Anh, Nghệ thuật.

Kỳ nghỉ hè năm nào các địa phương cả nước cũng phải tuyển dụng giáo viên mới, thậm chí số tuyển dụng lên tới hàng nghìn người. Nhưng tại sao số lượng giáo viên thì ngày càng ít trong khi học sinh thì tăng lên.
Việc nặng lương thấp

Lý giải điều này ông Nguyễn Văn Ngai, nguyên Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho rằng, lao động dạy học khá đặc biệt. Nếu như công nhân,viên chức các ngành khác lao động 8h/ ngày thì giáo viên ngoài số giờ lao động trực tiếp trên lớp, ở nhà còn phải lao động để soạn bài, đảm bào cho bài dạy chu đáo, hiệu quả. Một giáo viên có thể dạy 3 lớp 10 nhưng trình độ các lớp khác nhau, ngoài nền tảng cơ bản là sách giáo khoa, sự chuẩn bị bài chung thì người giáo viên sẽ phải lưu ý trình độ tiếp thu từng lớp, từ đó mở rộng thêm, giảng dạy khác nhau. Cho nên không phải cứ soạn 1 giáo án là dạy 3 lớp 10 như nhau.

Việc nặng lương thấp, thiếu tầm nhìn nên giáo viên giảm trầm trọng - Hình 1

Nhiều địa phương hiện đang tuyển gấp giáo viên cho năm học mới

"Giáo viên đã có định mức trực tiếp đứng lớp, nhưng để đứng được lớp thì phải có thời gian nghiên cứu, soạn giảng. Đối với giáo viên chủ nhiệm ngoài công việc trên còn phải nắm bắt từng học sinh để có sự quan tâm, thấu hiểu, giúp đỡ các em. Khác với các ngành khác làm 8 tiếng xong về nhà được nghỉ ngơi thì giáo viên ngoài giờ đứng lớp còn làm việc khác chiếm khá nhiều thời gian, chưa kể các công việc khác như chấm bài, ra đề kiểm tra định kỳ, học kỳ, làm điểm...- ông Ngai nói.

Nguyên nhân thứ hai theo ông Ngai, về đồng lương giáo viên hiện nay, so với trước đây dù có cải thiện và khá hơn nhưng so với điều kiện sinh hoạt, và trong thời buổi vật giá leo thang thì không đáp ứng được yêu cầu cuộc sống tối thiểu. Chính điều này buộc lòng nhiều giáo viên phải làm công việc ngoài giờ dạy. Nhiều giáo viên phụ giúp gia đình, buôn bán, trong đó có một bộ phận giáo viên dạy thêm.

"Nói tóm lại công việc thì nặng nề, nhiều việc mang tính hình thức nhưng đồng lương không đáp ứng được cuộc sống tối thiểu, dẫn tới hiện tượng một số giáo viên đặc biệt giáo viên mầm non, tiểu học- là hai bậc học đòi hỏi nhiều thời gian, công việc nhiều đã xin nghỉ việc hoặc chuyển nghề hoặc sang dạy các trường tư thục"- ông Ngai nêu.

Phải có tầm dự báo 10 năm

Nguyên Hihu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, PGS.TS Nguyễn Kim Hồng, cho rằng Bộ GD-ĐT đã có thông tư quy định sĩ số học sinh trong mỗi lớp học, bậc học và các trường học nên hoàn toàn có thể lập kế hoạch tuyển dụng và sử dụng giáo viên.

Số học sinh phổ thông đến t.uổi đến trường đã được dự báo trong tổng điều tra dân số và nhà ở (1979, 1989, 1999, 2009 và 2019), các sở giáo dục có thể lấy dữ liệu ở các Cục thống kê hoặc Tổng cục thống kê để xin số liệu dự báo và xây dựng các kế hoạch giáo dục về mặt cơ sở vật chất, học sinh, giáo viên. Trong đó lưu ý là người Việt thích sinh con vào các năm có các con giáp như Thìn, Hợi... nên số học sinh các năm này thường nhiều hơn các năm khác nên khi xây dựng kế hoạch thường phải tính mức bình quân trong nhiều năm để dự báo.

Theo ông Hồng, thực tế có thể phức tạp hơn vì các khu vực hải đảo, miền núi thường có sĩ số học sinh/lớp ít hơn nhiều so với quy định trong khi trong các đô thị lớn thì sĩ số học sinh /lớp vượt quá nhiều so với mức quy định. Đơn cử như một trường tiểu học học 2 buổi ngày ở Quận 7, TP.HCM có sĩ số trung bình là 50 em và như vậy là vượt quy định hơn 150%. Vì thế các nhà lập chính sách phải tính đến việc này.

Đối với giáo viên, ông Hồng cho rằng, giáo viên dạy trong các trường mầm non theo quy định hiện nay phải được đào tạo ở bậc đại học (nói nôm là mất 4 năm học), trong các khoa/trường sư phạm nên đến khi giáo viên bỏ dạy hoặc không dự báo đúng nhu cầu sử dụng giáo viên từ 5 năm trước thì không thể có giáo viên để dạy.

Nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho rằng muốn không bị động trong sử dụng giáo viên thì các trường/phòng/sở phải xây dựng được kế hoạch sử dụng giáo viên trong khoảng 10 năm và điều chỉnh kế hoạch sử dụng giáo viên hàng năm (trong kế hoạch 10 năm). Các trường sư phạm phải được chủ động liên kết đào tạo với các địa phương theo yêu cầu của các địa phương.

Với đào tạo giáo viên nên đưa hình thức đạo tạo giáo viên có trình độ thạc sỹ giáo dục (số này được tuyển từ những người có trình độ cử nhân có nguyện vọng hành nghề dạy học) được đào tạo trong khoảng 1,5 đến 2 năm.

Ông Nguyễn Văn Ngai, Nguyên Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cũng cho rằng hiện nay nơi sử dụng giáo viên là các cơ sở giáo dục và các khoa sư phạm của các trường sư phạm chưa có sự kết hợp chặt chẽ. Đúng ra nơi sử dụng phải dự báo được nhu cầu từng năm và ít nhất là trước 5 năm để đặt hàng trường sư phạm, tránh trường hợp thiếu vẫn thiếu mà thừa vẫn thừa. Những môn thừa giáo viên thì nguồn tuyển dồi dào, có những môn thiếu giáo viên thì không có nguồn tuyển.

Ông Ngai đề xuất, lãnh đạo nhà nước và lãnh đạo các ngành có liên quan cần có cuộc khảo sát, qua đó đ.ánh giá đúng tính chất lao động đặc thù của nhà giáo ở các bậc học, cấp học để có sự điều chỉnh thích hợp về chế độ chính sách đối với nhà giáo, sao cho thu hút được người giỏi vào học ở các trường sư phạm, các trường có khoa sư phạm và giữ chân giáo viên (công lập) đang công tác trong các cơ sở giáo dục. Đặc biệt, quan tâm thúc đẩy và tạo điều kiện cho họ sống được bằng lương nhà giáo để họ an tâm và tập trung công sức, thời gian thích đáng cho công tác giáo dục, giảng dạy học sinh.

Mới đây, Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định số 72-QĐ/TW giao bổ sung cho các địa phương 65.980 biên chế giáo viên trong giai đoạn từ 2022 đến năm 2026; riêng năm học 2022-2023 giao bổ sung 27.850 biên chế giáo viên mầm non, phổ thông công lập.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Bà Nguyễn Phương Hằng được giảm án và ra tù vào hôm nay
09:24:13 19/09/2024
Thu giữ 97 miếng vàng, bộ sưu tập 13 đồng hồ, 134 sổ tiết kiệm của cựu bí thư Bến Tre Lê Đức Thọ
12:43:16 19/09/2024
Sao Hoa ngữ 19/9: Huỳnh Hiểu Minh tái hôn, Đường Yên đọ sắc Song Hye Kyo
10:33:04 19/09/2024
Lần đầu tiên Bi Rain khoe ảnh với Kim Tae Hee lên trang cá nhân sau 7 năm kết hôn
12:28:48 19/09/2024
Mỹ nam đẹp đến mức khiến vợ thành kẻ thù số 1 của cả đất nước
12:58:30 19/09/2024
Nhan sắc giả dối của Triệu Lộ Tư
13:02:48 19/09/2024
Đạt G và Cindy Lư kết hôn?
11:53:20 19/09/2024
Bão số 4 đổ bộ vào Quảng Bình - Quảng Trị chiều nay, mưa rất lớn ở 4 tỉnh
12:30:34 19/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Sao Việt 19/9: Kỳ Duyên về quê Nam Định hỗ trợ bà con vùng lũ

Sao việt

15:07:57 19/09/2024
Sau khi đăng quang Miss Universe Vietnam 2024, Hoa hậu Kỳ Duyên sẽ về quê hương Nam Định hỗ trợ bà con vùng bão lũ.

Đi giữa trời rực rỡ - Tập 37: Thái phát hiện có người theo dõi mình

Phim việt

15:04:38 19/09/2024
Vào lúc đang nói chuyện với Quang và Pu trước quán cà phê, linh cảm cho Thái biết có người theo dõi mình. Như các cụ nói, chạy trời không khỏi nắng. Làm sao sống cùng một thành phố không có lúc va phải nhau?

Hiện tượng lạ của chú chó bị lạc trong lũ lụt khi gặp được chủ khiến hàng triệu người tò mò

Netizen

14:53:17 19/09/2024
Mới đây, trên mạng xã hội TikTok chia sẻ nhiều clip ghi lại khoảnh khắc xúc động của một chú chó được chủ đến đón về sau nhiều ngày bị thất lạc do bão.

Long Vũ: Chải là cơ hội quá lớn với tôi

Hậu trường phim

14:49:28 19/09/2024
Chải của Đi giữa trời rực rỡ do diễn viên Long Vũ thủ vai, đã nhận được sự yêu mến về diễn xuất của đông đảo khán giả.

Bóc trần sự tàn khốc phía sau vẻ hào nhoáng của tập đoàn giải trí số 1 Hàn Quốc

Nhạc quốc tế

14:33:57 19/09/2024
Sở hữu những nhóm nhạc hàng đầu thị trường, nhưng HYBE lại đang phí hoài mọi thứ, huỷ hoại Kpop vì những sách lược sai lầm.

Đơn vị chiến tranh mạng tối mật của Israel

Thế giới

14:28:41 19/09/2024
Năm 2014, một nhóm gồm 43 quân nhân dự bị đã công bố một bức thư ngỏ lên án sự giám sát phi đạo đức của 8200 đối với những người Palestine không tham gia vào bạo lực.

Lá tía tô có tác dụng gì với da mặt?

Làm đẹp

14:15:26 19/09/2024
Lá tía tô cũng có thể chữa lành làn da của bạn từ trong ra ngoài. Tía tô có tác dụng làm khô da vì vậy bạn có thể đưa tía tô vào quy trình chăm sóc da của mình nếu bạn thuộc loại da dầu.

Cứu kịp thời bé 19 tháng t.uổi uống nhầm dầu thắp hương

Sức khỏe

14:10:51 19/09/2024
Gia đình nhanh chóng đưa bé vào Bệnh viện Đa khoa huyện Diễn Châu thăm khám và được chuyển tuyến lên Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An để điều trị.

5 kiểu áo blazer được mặc nhiều nhất trên phim Hàn Quốc

Thời trang

12:47:12 19/09/2024
Áo blazer màu xám rất phổ biến trên phim Hàn. Mẫu áo này không chỉ có sự thanh lịch mà còn toát lên nét cá tính, cool ngầu . Cách diện áo blazer màu xám đơn giản nhất là kết hợp cùng áo sơ mi trắng.

Bão số 4 tác động rất rộng, tuyệt đối không xem nhẹ gió cấp 8

Tin nổi bật

12:41:34 19/09/2024
Bão số 4 kết hợp gió mùa Tây Nam mạnh nằm trong dải hội tụ nhiệt đới nên tác động rất rộng, bao gồm cả miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ.

Huy động hơn 30.869 tỷ đồng sử dụng sai mục đích

Pháp luật

12:37:05 19/09/2024
Sáng 19/9, TAND TP Hồ Chí Minh mở phiên tòa xét xử bị cáo Mỹ Lan và đồng phạm liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (Ngân hàng SCB).