Trường học không thể là vương quốc riêng của bất cứ ai

Theo dõi VGT trên

Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm đánh giá, các cơ quan quản lý đang lầm lẫn giữa quản lý nhà nước với việc quản trị của các cơ sở giáo dục đào tạo.

Chậm phân cấp quản lý gây ra tác hại thế nào với nhà trường?

Từ cuối năm 2013 đã có Nghị quyết 29/TW về quyền tự chủ của cơ sở Giáo dục đào tạo, nhưng đến nay mới đang thử nghiệm ở 35 trường, còn trên 200 trường đại học cao đẳng, các trường phổ thông, trường dạy nghề chưa được thực thi. Vì sao lại có trình trạng chậm chạp, bảo thủ này?

Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm đánh giá: “Do các cơ quan quản lý giáo dục của nhà nước chưa thấy được trong nền kinh tế thị trường, các cơ sở giáo dục đều là những đơn vị sự nghiệm phục vụ dịch vụ công, nó cũng như các đơn vị sản xuất kinh doanh, phải được nhà nước quản lý theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội về kết quả đào tạo của mình.

Các cơ quan quản lý của nhà nước, quản lý các cơ sở giáo dục đào tạo công lập vẫn mang tư tưởng áp đặt cơ chế quản lý thời bao cấp của kinh tế chỉ huy, kinh tế tập trung quan liêu bao cấp. Đây là cách quản lý trái với quy luật của nền kinh tế thị trường.

Trong kinh tế thị trường, các cơ sở giáo dục đào tạo phải hết sức năng động sáng tạo và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước xã hội về chất lượng giáo dục, về kết quả đào tạo của mỗi nhà trường công lập.

Từ trường mầm non đến đại học đều phải được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội. Và các cơ sở giáo dục đào tạo mới là nơi tạo ra sản phẩm giáo dục đào tạo, đó là sự phát triển nhân cách, phẩm chất năng lực người học, các cấp quản lý giáo dục chỉ là cơ quan quản lý, chỉ đạo, giám sát để có những kết quả giáo dục đó cao hơn, đồng đều hơn”.

Trường học không thể là vương quốc riêng của bất cứ ai - Hình 1

Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm: Trường học không thể là vương quốc riêng của bất cứ ai. ảnh: Ngọc Quang.

Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm nhận định, hiện nay các cơ quan quản lý giáo dục đang lầm lẫn giữa quản lý nhà nước về các cơ sở giáo dục đào tạo với việc quản trị của các cơ sở giáo dục đào tạo.

Mặt khác, trên thực tế có thể còn nhiều cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đào tạo chưa đủ năng lực, chưa đủ phẩm chất và chưa thể phát huy khi trao quyền tự chủ. Vì thế, các cơ quan quản lý giáo dục có thể thiếu tin tưởng, chưa dám giao quyền cho đội ngũ cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đào tạo về năng lực thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Bằng chứng các cơ sở giáo dục đào tạo ngoài công lập từ mầm non đến Đại học, trong nền kinh tế thị trường họ mới được tự chủ (từ năm 1986 đến nay) và buộc phải tự chủ, chỉ có tự chủ họ mới tồn tại phát triển được. Như vậy các cán bộ quản lý các trường công lập nếu được giao, chắc chắn sau một thời gian có cơ chế, có hướng dẫn họ sẽ làm được và làm tốt.

“Các cơ quan quản lý giáo dục các cấp không thấy được tác hại của việc chậm phân cấp quản lý, chậm trao quyền tự chủ thì càng kéo dài sự trì trệ lạc hậu của giáo dục đào tạo hiện nay.

Hiện nay các cơ sở giáo dục đào tạo công lập vẫn đang hoạt động theo kiểu trên bảo gì dưới làm nấy, đâu cần sáng tạo, ai đánh giá chất lượng cao hay thấp, hết năm học sinh lên lớp 99-100% và tốt nghiệp lúc nào cùng 99 – 100%.

Các trường học cộng lập nào được trao giấy khen, cờ thi đua, hiệu trưởng lại càng yên tâm bình chân như vại”, Tiến sĩ Lâm chỉ rõ.

Một nhầm lẫn khác của các cơ quan quản lý nhà nước về các cơ sở giáo dục đào tạo công lập là họ sợ các cơ sở công lập được nhà nước cấp kinh phí hoạt động, cơ sở vật chất nhà nước cũng bao trọn gói. Đội ngũ nhà giáo do các cấp quản lý tuyển chọn cử đến, nếu giao quyền tự chủ các nhà trường, các cán bộ quản lý dễ làm thất thoát kinh phí, tài sản nhà nước.

Họ không hiểu được nhà nước chỉ trao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đào tạo để dễ dàng gắn kết mục tiêu quyền lợi của người quản lý, người dạy với sản phẩm giáo dục mà họ tạo ra theo đúng quy luật kinh tế thị trường. Các cơ sở giáo dục đào tạo chỉ có “thương hiệu” có chất lượng mới tồn tại.

Nhà nước chỉ trao quyền cho các cơ sở giáo dục đào tạo theo thể chế được quy định, chứ không buông quyền quản lý, hơn nữa tự chủ của các cơ sở giáo dục đào tạo phải luôn gắn với công khai, minh bạch, với chịu trách nhiệm xã hội.

Các cơ sở giáo dục đào tạo được thực thi quyền tự chủ vẫn phải chịu sự quản lý chặt ché của các cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp, lại chịu sự giám sát của tập thể nhà trường, của cộng đồng địa phương.

Phải hiểu các cơ sở giáo dục đào tạo được trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm là một bước tiến cơ bản để nền giáo dục Việt Nam tiến đến chất lượng giáo dục với đầy đủ ý nghĩa của nó, mới hội nhập các nước.

Cơ sở giáo dục đào tạo nào được nhà nước trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội là có điều kiện về cơ sở vật chất, về con người và chỉ có thể tự chủ trong vòng “kim cô” quy chế tự chủ của nhà nước định sẵn, không phảo tự do, tự ý muốn làm gì thì làm.

Video đang HOT

Trường học không thể là vương quốc riêng của bất cứ ai - Hình 2

Giao quyền tự chủ sẽ giúp cho các trường sáng tạo tốt hơn. ảnh: Ngọc Quang.

Mặt trái của cơ chế tự chủ ở các trường công lập

Theo Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, nếu đội ngũ cán bộ các trường không thay đổi tư duy, không có năng lực, chỉ ngồi chờ sự chỉ đạo các cơ quan quản lý giáo dục cấp trên thì sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội, nhiều kế hoạch không thực hiện được dễ dẫn đến mâu thuẫn nội bộ… sẽ dễ dàng mất dần lợi thế được nhà nước đầu tư.

Hoặc nếu những cán bộ quản lý thiếu phẩm chất lợi dụng cơ chế tự chủ, thao túng quyền lực, mất dân chủ, chỉ nhằm thỏa mãn quyền lợi cá nhân của người quản lý, họ sẽ đi theo vết xe đổ “Quyền lực càng lớn, sự tha hóa quyền lực càng nguy hiểm”.

Đây là những nỗi lo lắng của cán bộ giáo viên của những cơ sở giáo dục đào tạo không chọn đúng người đứng đầu thật sự có phẩm chất, năng lực sẽ là thảm họa của mỗi cơ sở.

Đồng thời, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm lưu ý một số giải pháp ngăn chặn mặt trái, phát huy mặt tích cực của cơ chế:

Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đào tạo công lập phải sớm được luật hóa bằng một nghị định của Chính phủ.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm biên soạn và trình dự thảo Nghị định cho các cơ sở giáo dục đào tạo công lập ở phổ thông và mầm non để triển khai đồng thời với chương trình giáo dục phổ thông mới, lưu ý một số điểm sau:

Thực hiện quyền tự chủ trong việc xây dựng và thực thi các chương trình giáo dục hàng năm.

Thực hiện quyền, nghĩa vụ trong việc thu chi ngân sách nhà nước cấp, ngân sách cha mẹ học sinh đóng để tự chủ trong việc trả lương cán bộ giáo dục, mua sắm trang thiết bị dạy học, tu bổ cơ sở vật chất. Kinh phí khen thưởng giáo viên, học sinh.

Thực hiện quyền tuyển dụng, chọn lựa và trả lương theo tài năng đóng góp của mỗi Cán bộ giáo viên cho mỗi cương vị công tác giáo dục trong nhà trường.

Tự chủ trong việc gắn kết, huy động các nguồn lực trong, ngoài nhà trường cho mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường.

Có cơ chế đảm bảo quyền dân chủ cho các thành viên mỗi nhà trường: Hội đồng trường, công đoàn, đoàn thanh niên trong nhà trường…

Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm nêu quan điểm: “Chính phủ sớm ban hành Nghị định chừng nào thì quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đào tạo công lập, mới sớm được thực thi.

Dân chủ là sản phẩm tinh thần, sản phẩm đỉnh cao của văn hóa nhân loại, chỉ có xã hội văn minh thật sự được điều hành bởi một hệ thống pháp luật chặt chẽ, nhân văn mới có dân chủ.

Đặc biệt trong giáo dục, dân chủ là thể hiện cao nhất sự tôn trọng con người. Giáo dục không trên cơ sở tôn trọng con người, không khuyến khích con người cống hiến, con người tự tin, tự trọng, tự chủ trong mọi việc làm của mình, nền giáo dục đó không thể coi là có chất lượng.

Chất lượng giáo dục là chất lượng cuộc sống của con người được đáp ứng, được thỏa mãn những nhu cầu bậc cao. Nói đến chất lượng cao của giáo dục trước hết học sinh phải được giải phóng về tinh thần, được tự do phát triển nhân cách theo cách riêng của mỗi người.

Cán bộ quản lý của mỗi nhà trường phổ thông hiện nay phải nhận thức sâu sắc vấn đề này để chuyển hóa thành những phương pháp quản lý dựa trên dân chủ và quản lý để đạt yêu cầu của dân chủ.

Mặt khác, sản phẩm của giáo dục bao giờ mang tính xã hội cao. Quá trình đào tạo là quá trình tham gia của nhiều lực lượng: giáo viên, công nhân viên, cha mẹ học sinh và cả bản thân mỗi học sinh. Trường học không thể là một vương quốc riêng của bất cứ ai”.

Hiện nay quản lý các cơ sở giáo dục đào tạo, Đảng, nhà nước, Bộ Giáo dục đào tạo đã có nhiều văn bản để phát huy dân chủ trong các nhà trường, nhưng thực hiện không được là bao, đó là vì các cấp quản lý giáo dục đào tạo chưa coi đây là biện pháp quan trọng để buộc các nhà trường tự thay đổi theo đúng nhu cầu nguyện vọng người học, do đó không chỉ đạo đến nơi đến chốn.

Hệ thống quản lý trong các nhà trường không thấy được cái lợi của quản lý theo dân chủ, chỉ quen quản lý theo mệnh lệnh, không thấy được chỉ có quản lý dân chủ các cơ sở giáo dục đào tạo mới tạo ra được động lực cho thầy, trò sáng tạo trong giảng dạy, học tập.

Tiến sĩ Lâm nêu nói thẳng: “Điều không thể khác là phải công khai minh bạch mọi hoạt động của nhà trường. Cán bộ giáo viên, học sinh được quyền tham gia xây dựng kế hoạch, tham gia đánh giá kết quả của quá trình đào tạo.

Mỗi trường học phải thực thi một cách triệt để quy chế dân chủ trường học. Mỗi thành viên trong nhà trường phải thấy rõ quyền và trách nhiệm khi thực thi quyền dân chủ”.

Theo GDVN

Còn bao nhiêu Hiệu trưởng có nguy cơ vướng vòng lao lý?

Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm nhận định: "Nơi nào lạm thu, Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm, đừng núp bóng phụ huynh, cũng đừng núp bóng ai cả".

Vấn đề lạm thu trong trường học đã diễn ra nhiều năm nay và cho tới giờ chưa có bất kỳ một biện pháp thực sự nào hiệu quả để chặn đứng tình trạng này.

Ở vài nơi, phụ huynh đã phản ứng đến mức yêu cầu đình chỉ chức vụ của Hiệu trưởng, do quá bức xúc với nhiều khoản tiền phải nộp vào đầu năm học.

Với nhiều người quanh năm "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" thì mỗi khoản thu "vài chục nghìn đồng" cho tới "vài trăm nghìn đồng" khi cộng dồn lại bỗng trở thành gánh nặng quá sức đối với họ.

Nhiều khoản thu vô lý khi bị phanh phui thường có chung một "kịch bản" là được gắn mác "tự nguyện" nhờ hội phụ huynh đứng ra thu hộ, khiến cho ban phụ huynh chịu tiếng xấu và mỗi giáo viên ít nhiều cũng bị ảnh hưởng tới uy tín vì chuyện này.

Vào ngày 10/10 vừa qua, Cơ quan công an tỉnh Hưng Yên đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với bà Nguyễn Thị Quyên, cựu Hiệu trưởng trường Lệ Xá (huyện Tiên Lữ) về hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và mua, bán trái phép hóa đơn, đồng thời áp dụng biện pháp ngăn chặn, bắt bị can để tạm giam trong thời hạn 4 tháng để phục vụ điều tra.

Trong giai đoạn từ năm 2012 - 2017, ở cương vị là Hiệu trưởng Trường tiểu học Lệ Xá, bà Quyên đã xây dựng kế hoạch tiền của học sinh, chỉ đạo triển khai cho các giáo viên chủ nhiệm trực tiếp thu tiền của các học sinh và nộp về thủ quỹ nhà trường quản lý với số tiền hơn 4,13 tỷ đồng, trong đó thu trái quy định hơn 3,28 tỷ đồng.

Để hợp thức hóa số tiền trái quy định, bà Quyên chỉ đạo cán bộ chuyên môn lập chứng từ chuyển vào quỹ công đoàn nhà trường và chuyển vào quỹ hội phụ huynh học sinh.

Tuy nhiên trên thực tế thủ quỹ nhà trường vẫn quản lý và thực hiện chi cho các hoạt động của nhà trường theo chỉ đạo của bà Quyên.

Còn bao nhiêu Hiệu trưởng có nguy cơ vướng vòng lao lý? - Hình 1

Cựu Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lệ Xá (Hưng Yên) bị khởi tố là thông tin chấn động ngành giáo dục. ảnh: Chí Nhân.

Đây là một sự việc hy hữu chưa từng xảy ra trong ngành giáo dục, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hiệp hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội cho rằng: "Từ sự việc như vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phải có chỉ thị chấn chỉnh toàn ngành; phối hợp với địa phương, với các cơ quan bảo vệ pháp luật để có hướng xử lý tốt nhất, tránh nơi này thì nặng nơi khác lại nhẹ, và điều quan trọng hơn là để các hiệu trưởng phải nhận thức rõ vấn đề thu chi có thể gây ra tai họa cho chính họ.

Trong vấn đề này đừng đổ lỗi cho Bộ Giáo dục, bởi vì cái này thuộc trách nhiệm của từng địa phương. Tôi biết là hiện nay ở một số địa phương đã giao nhiệm vụ và quy trách nhiệm cụ thể cho Hiệu trưởng".

Theo Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, xã hội hóa trong giáo dục là điều cần thiết, bởi vì không thể cứ trông chờ vào ngân sách nhà nước. Các phụ huynh cũng hiểu rõ điều này và đều mong muốn con em mình được học tập trong ngôi trường có điều kiện cơ sở vật chất tốt.

Tuy nhiên, cần phải tách bạch rõ ràng các khoản thu và mức thu, đó là những khoản đóng góp tối thiểu để chi phí cho những việc thường ngày phục vụ học sinh như: Tiền nước, tiền vệ sinh, tiền bán trú... chi phí ấy phải được tính toán trên cơ sở thực tế để phụ huynh hoàn toàn vui vẻ tự nguyện đóng góp cho con em mình.

Bên cạnh đó, những phụ huynh có điều kiện kinh tế tốt ủng hộ thêm cho học sinh, cho nhà trường bao nhiêu nữa thì đó là tùy vào khả năng của họ.

Nếu sân trường hỏng, phòng học dột... mà cứ chờ ngân sách thì không biết bao giờ mới sửa được. Vì thế cần có sự đóng góp của các phụ huynh. Nhưng các khoản đóng góp ấy phải minh bạch, phải được giám sát chặt chẽ thì mới kêu gọi được lòng hảo tâm của phụ huynh.

Thậm chí nếu phải sửa chữa nhà trường mà khoản ấy nằm trong ngân sách mà tiền chưa chuyển về thì nhà trường hoàn toàn có thể vay tạm khoản tiền từ quỹ đóng góp của cha mẹ học sinh.

Tiến sĩ Lâm cảnh báo: "Điều quan trọng là các khoản đóng góp ấy phải được thực hiện hết sức minh bạch. Nhưng minh bạch thôi thì chưa đủ, mà minh bạch phải dựa trên sức dân, phải phù hợp với hoàn cảnh ở từng khu vực, chứ nếu làm quá lên thì phụ huynh sẽ phản ứng.

Sẽ còn có những Hiệu trưởng khác có thể dính vào vòng lao lý nếu như không có những biện pháp thực sự hữu hiệu để giúp cho họ hiểu đúng, làm đúng trong công tác quản lý giáo dục phù hợp với đặc điểm của từng trường, từng địa phương".

Với kinh nghiệm nhiều năm cống hiến trong ngành giáo dục, từng làm Hiệu trưởng Trường Trung học Phổ thông Đinh Tiên Hoàng, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm chia sẻ rằng, trong công tác quản lý Hiệu trưởng giỏi là phải biết vận dụng linh hoạt những điều kiện nội lực của nhà trường, đồng thời có thể kêu gọi các bậc phụ huynh cùng góp sức vì học sinh thân yêu.

Còn bao nhiêu Hiệu trưởng có nguy cơ vướng vòng lao lý? - Hình 2

Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm nói thẳng: Nơi nào có lạm thu, Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm. ảnh: Ngọc Quang

Hiệu trưởng đừng núp bóng phụ huynh, giáo viên

"Hiệu trưởng làm thực sự vì học sinh, vì nhà trường, không có tư lợi thì chắn chắn những gì thể hiện ra ngoài cũng sẽ rất đàng hoàng, minh bạch. Mà minh bạch theo kiểu hình thức rồi có cái gì khó là đổ cho ban phụ huynh đại diện đứng ra thu là không được.

Quản lý công hay tư đều có khiếm khuyết nếu thiếu đi sự giám sát của cộng đồng. Vì vậy, tôi cho rằng cần phải có sự giám sát của bên thứ ba, đó là đại diện cho chính quyền địa phương.

Mọi khoản thu hãy công khai trên website của nhà trường để phụ huynh và xã hội đều nhìn thấy, như thế sẽ không lo gì lạm thu", Tiến sĩ Lâm cho biết.

Trước những ý kiến cho rằng lạm thu xảy ra ở nhiều trường vì vậy cần một cuộc rà soát và xử lý ở tầm vĩ mô, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm bày tỏ sự đồng tình và nêu quan điểm: "Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm toàn diện về những gì diễn ra trong nhà trường chứ không ai khác được.

Anh làm Hiệu trưởng thì có lương, có chế độ phụ cấp của người đứng đầu nhà trường, cho nên anh phải là người chịu trách nhiệm cao nhất. Đừng có núp bóng phụ huynh, giáo viên, đừng núp bóng bất kỳ ai khác.

Nếu anh không chỉ đạo thực hiện các khoản thu gây ra bức xúc thì anh vẫn phải chịu trách nhiệm vì quản lý quan liêu, yếu kém nên mới xảy ra chứ".

Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, cần phải phát huy thực sự được vai trò của Ban phụ huynh của trường và của từng lớp.

"Ban phụ huynh phải được hoạt động đúng nghĩa là đại diện cho quyền lợi của học sinh chứ không phải là nơi để cho Hiệu trưởng núp bóng thu tiền rồi sau này lại nói là tự nguyện, phụ huynh tự đóng góp, tự thu.

Ở các trường tư, ban phụ huynh họ hoạt động rất tốt, giám sát lời hứa, kế hoạch của nhà trường.

Nếu trường làm không tốt, người ta yêu cầu phải làm tốt, làm đúng với cam kết để đảm bảo quyền lợi cho học sinh. Thậm chí là nếu trường đi chệch hướng thì phụ huynh sẵn sàng chuyển con đi trường khác, đúng không?

Thế thì tại sao ở các trường công lập, ban phụ huynh chưa làm được như thế? Đấy chính là vấn đề mà ở tầm quản lý vĩ mô ngành giáo dục cần phải tháo gỡ", Tiến sĩ Lâm nêu vấn đề.

Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội chia sẻ, nếu các trường biết cách thực hiện thì phụ huynh không chỉ ủng hộ bằng tài chính mà còn đóng góp cả trí tuệ. Nhà trường hoàn toàn có thể kêu gọi các phụ huynh giỏi về Hội họa, Hát, Múa... tham gia dạy cho học sinh ở những tiết ngoại khóa; dạy kỹ năng sống.

"Tôi tin rằng nếu các trường thực sự chú tâm, họ sẽ tìm ra nhiều biện pháp rất tốt để kéo các phụ huynh tham gia cùng nhà trường, giáo dục học sinh tốt hơn chứ không phải chỉ loanh quanh với các khoản thu để rồi gây ra bức xúc", Tiến sĩ Lâm nhắn nhủ.

Theo GDVN

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Rộ tin nam rapper hot nhất nhì Vbiz hẹn hò 1 đàn chị, "bà hàng xóm" nhiều lần bắt gặp tình tứ ở nhà riêng?Rộ tin nam rapper hot nhất nhì Vbiz hẹn hò 1 đàn chị, "bà hàng xóm" nhiều lần bắt gặp tình tứ ở nhà riêng?
13:11:41 14/04/2025
Rắc 1 nắm muối trắng vào máy giặt, tưởng nghịch dại ai ngờ hiệu quả hơn cả "vàng mười"Rắc 1 nắm muối trắng vào máy giặt, tưởng nghịch dại ai ngờ hiệu quả hơn cả "vàng mười"
11:12:19 14/04/2025
HOT: Jennie vừa xinh vừa ngầu tại Coachella, hát live gây hụt hẫng, sân khấu không hoành tráng bằng Lisa!HOT: Jennie vừa xinh vừa ngầu tại Coachella, hát live gây hụt hẫng, sân khấu không hoành tráng bằng Lisa!
11:24:32 14/04/2025
"Trưởng fan club" của Quang Linh Vlogs xin lỗi vì quảng cáo kẹo rau KERA"Trưởng fan club" của Quang Linh Vlogs xin lỗi vì quảng cáo kẹo rau KERA
11:28:59 14/04/2025
4 mỹ nhân Hoa ngữ có nụ cười "ăn tiền" nhất: Nhan sắc thì nhiều, nhưng cười đẹp thế này thì chỉ vài người có!4 mỹ nhân Hoa ngữ có nụ cười "ăn tiền" nhất: Nhan sắc thì nhiều, nhưng cười đẹp thế này thì chỉ vài người có!
13:03:59 14/04/2025
Sập lan can trường học, một số học sinh bị thươngSập lan can trường học, một số học sinh bị thương
15:23:15 14/04/2025
Bên trong lâu đài 1000m2 nổi nhất miền Tây của vợ chồng nữ đại gia kim cương, mỹ phẩm: Nhiều chi tiết gây chú ýBên trong lâu đài 1000m2 nổi nhất miền Tây của vợ chồng nữ đại gia kim cương, mỹ phẩm: Nhiều chi tiết gây chú ý
11:27:55 14/04/2025
5 nữ diễn viên bị ghét nhất Hàn Quốc: Số 2 là "tội đồ" suốt 16 năm, hạng 1 không ai bênh nổi5 nữ diễn viên bị ghét nhất Hàn Quốc: Số 2 là "tội đồ" suốt 16 năm, hạng 1 không ai bênh nổi
10:13:50 14/04/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Ái nữ của "ông trùm" bút bi Thiên Long lần đầu lộ diện trong đám cưới, chú rể lái siêu xe chục tỷ đến rước nàng về dinh

Ái nữ của "ông trùm" bút bi Thiên Long lần đầu lộ diện trong đám cưới, chú rể lái siêu xe chục tỷ đến rước nàng về dinh

Netizen

15:31:33 14/04/2025
Ông Cô Gia Thọ - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thiên Long có hai người con, trong đó con gái của ông vừa kết hôn vào đầu năm 2025.
Cưới Hỏi Trọn Gói Ngọc Huyền – 10 năm nâng tầm dịch vụ cưới hỏi miền Tây

Cưới Hỏi Trọn Gói Ngọc Huyền – 10 năm nâng tầm dịch vụ cưới hỏi miền Tây

Tin nổi bật

15:22:00 14/04/2025
Cưới Hỏi Trọn Gói Ngọc Huyền là một trong những đơn vị tiên phong, không ngừng đổi mới để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho các cặp đôi trong ngày trọng đại.
Mối quan ngại đặc biệt của các nhà thầu quân sự Mỹ giữa cuộc chiến thương mại

Mối quan ngại đặc biệt của các nhà thầu quân sự Mỹ giữa cuộc chiến thương mại

Thế giới

15:12:15 14/04/2025
Nhưng Trung Quốc mới chỉ bắt đầu thiết lập hệ thống cấp giấy phép. Điều đó khiến các giám đốc điều hành trong ngành lo ngại rằng quá trình này có thể kéo dài và nguồn cung khoáng sản và sản phẩm tương tự ở bên ngoài Trung Quốc có thể sớ...
Đúng 3 ngày đầu tuần 14 đến 16/4, 3 con giáp nhận được lộc trời ban, vét sạch ví Thần tài, an nhàn hưởng thụ cuộc sống sung túc no đủ

Đúng 3 ngày đầu tuần 14 đến 16/4, 3 con giáp nhận được lộc trời ban, vét sạch ví Thần tài, an nhàn hưởng thụ cuộc sống sung túc no đủ

Trắc nghiệm

14:09:00 14/04/2025
Tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết 3 con giáp nhận được LỘC TRỜI ban, vét sạch ví Thần tài, an nhàn hưởng thụ cuộc sống sung túc no đủ vào đúng 3 ngày đầu tuần 14 đến 16/4 này nhé!
Những quả trứng kỳ lạ trong mộ cổ và tại sao không nên chạm vào chúng?

Những quả trứng kỳ lạ trong mộ cổ và tại sao không nên chạm vào chúng?

Lạ vui

13:49:11 14/04/2025
Với sự kỳ lạ của những quả trứng trong mộ cổ, chúng ta không chỉ ngạc nhiên về ý nghĩa sâu xa đằng sau chúng mà còn thấy được sự cẩn trọng cần thiết trong công tác khảo cổ học.
Phim Hàn hay đỉnh có rating tăng 111% chỉ sau 1 tập, một mỹ nhân lên hình vài phút mà chấn động cõi mạng

Phim Hàn hay đỉnh có rating tăng 111% chỉ sau 1 tập, một mỹ nhân lên hình vài phút mà chấn động cõi mạng

Phim châu á

13:14:35 14/04/2025
Resident Playbook (Chuyện Đời Bác Sĩ Nội Trú) - phần ngoại truyện được mong đợi từ vũ trụ Hospital Playlist đình đám - chỉ mới lên sóng đến tập 2 đã kịp gây sốt toàn cõi mạng.
Sao Việt 14/4: Con gái Hồ Ngọc Hà được khen có chân dài giống mẹ

Sao Việt 14/4: Con gái Hồ Ngọc Hà được khen có chân dài giống mẹ

Sao việt

13:08:09 14/04/2025
Hồ Ngọc Hà và con gái Lisa cùng diện áo tắm trong chuyến nghỉ dưỡng. Khán giả nhận xét Lisa có thần thái người mẫu tương lai, đôi chân thẳng, dài thừa hưởng từ mẹ.
Cha tôi, người ở lại - Tập 25: Bố Bình nghi ngờ Việt làm phụ bếp

Cha tôi, người ở lại - Tập 25: Bố Bình nghi ngờ Việt làm phụ bếp

Phim việt

13:01:19 14/04/2025
Dù ngày nào cũng diện đồ bảnh bao để đi làm nhưng Việt vẫn không thể xóa dấu vết sạch sẽ công việc thường ngày. Bố Bình có vẻ đã bắt đầu nghi ngờ.
Jadon Sancho 'lội ngược dòng' tại Chelsea?

Jadon Sancho 'lội ngược dòng' tại Chelsea?

Sao thể thao

12:59:17 14/04/2025
Trong bối cảnh đang đếm ngược từng ngày bị trả lại MU, Jadon Sancho bỗng nhiên tỏa sáng để tự cứu vãn tương lai bản thân tại Chelsea.
Kiếp nạn của Sơn Tùng M-TP: BTC kém chuyên nghiệp gây ảnh hưởng, đi diễn gặp sự cố sốc chưa từng có

Kiếp nạn của Sơn Tùng M-TP: BTC kém chuyên nghiệp gây ảnh hưởng, đi diễn gặp sự cố sốc chưa từng có

Nhạc việt

12:49:12 14/04/2025
Một khán giả đã bất ngờ lao thẳng lên sân khấu và ôm chầm Sơn Tùng M-TP khiến nam ca sĩ không giấu được sự hoảng hốt.
Sao nam 9X ngoan nhất showbiz đăng clip nhạy cảm: 3 lần ra tuyên bố nóng, càng nói càng dại

Sao nam 9X ngoan nhất showbiz đăng clip nhạy cảm: 3 lần ra tuyên bố nóng, càng nói càng dại

Sao châu á

12:39:15 14/04/2025
Nhiều khán giả nhận xét Nam Yoon Soo càng giải thích càng gây cười, đồng thời đặt ra nghi vấn nam diễn viên này từng xem nhiều video có nội dung tương tự