Trường học không còn an toàn
Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.
Bạo lực học đường bao gồm các hành vi bạo lực về thể chất, gồm đánh nhau giữa các học sinh hoặc các hình phạt thể chất của nhà trường; bạo lực tinh thần, bao gồm cả việc tấn công bằng lời nói; bạo lực tình dục, bao gồm hiếp dâm và quấy rối tình dục; các dạng bắt nạt bạn học; và mang vũ khí đến trường.
Học sinh luôn mong muốn thầy cô lắng nghe và thấu hiểu nhiều hơn. Ảnh minh họa.
1. Câu chuyện học sinh Y. được phát hiện ngất xỉu trong nhà vệ sinh ở Trường THPT Vĩnh Xương (thị xã Tân Châu, An Giang) đang thu hút sự chú ý của dư luận. Có nghi vấn rằng em Y. tự tử, để lại 2 bức thư tuyệt mệnh gây xôn xao dư luận.
Trong buổi phụ huynh của em Y, được Trường THPT Vĩnh Xương mời đến trường trao đổi về việc vi phạm của em tại trường hôm 16/11 phía nhà trường nêu em Y. vi phạm nhiều lần về “mặc áo mỏng”, “đi xe phân khối lớn”. Việc này nhà trường đã nhắc nhở em nhiều lần, va em Y. đã xin lỗi giáo viên chủ nhiệm. Nha trường yêu cầu em Y. viết kiểm điểm đồng thời hứa sửa chữa, khắc phục và em phải vào trường học tập nội quy…
Tuy nhiên, sau đó em Y. không nhận lỗi và khẳng định mình không sai gì cả. Đên ngày 27/11, trường gửi thông báo về gia đình em Y., đưa ra những lỗi em đã vi phạm như: phản ánh với gia đình sự việc ở trường không đúng sự thật, gây hiểu lầm trong quan hệ nhà trường và gia đình; gây ảnh hưởng không tốt đến danh dự và uy tín nhà giáo; sử dụng điện thoại di động để ghi âm giáo viên trong giờ học.
Trong một thông báo của nhà trường có nêu: “Qua cuộc họp, nhà trường xét thấy gia đình em Y. nhận ra những sai sót của con mình và hứa sẽ dạy dỗ, điều chỉnh con mình. Tuy nhiên, em Y. vẫn chưa nhận rõ lỗi của mình”. Vì vậy, theo thông báo, em Y. phải viết kiểm điểm và thực hiện cấm túc hằng ngày trong hai tuần (từ ngày 1 đến 12/12). Thời gian có mặt hằng ngày từ 6h30 – 6h50 để giáo viên dạy “học tập quy tắc ứng xử” và “lao động”.
Ngày 30/11, sau khi lãnh đạo trường đọc tên em Y. vi phạm dưới cờ thì cô Huỳnh Thị Thu Huệ – giáo viên chủ nhiệm lớp 10A4 của em Y. – phát hiện không có em Y. ở lớp. Cô Huệ cũng gọi điện báo cho gia đình biết và đi tìm thì phát hiện em Y. bị ngất trong nhà vệ sinh. Sau đó, nhân viên y tế của trường sơ cứu và gọi điện báo cho gia đình, gọi xe để đưa em đi bệnh viện. Sau đó, đại diện gia đình cũng có chia sẻ, vì em Y. bị nhà trường liên tục làm khó dễ, thậm chí là đọc tên em vi phạm dưới cờ dẫn đến em uống thuốc trợ tim hằng ngày quá liều nên ngất xỉu…
Trong khi vụ việc đang được xác minh làm rõ, khi ma tâm lý học sinh đang có nhiều xáo trộn, thì dư luận lại băn khoăn về một tài khoản trên mạng xã hội facebook được cho là của bà Thu Huệ (giáo viên chủ nhiệm lớp 10A4). Tài khoản này đăng thông tin sau khi vụ việc của em Y. xảy ra.
Nội dung của dòng trạng thái có ý mỉa mai: “Có một loài chim đã tìm cái chết rất vinh… để vu oan… trong một môi trường rất cao quý, chim chọn một nơi rất thanh sạch à nghen… Xin hãy trả lại sự thanh sạch cho cái chết của con chim hay sự thanh tao trong ca dao của con cò. Mong các bạn giải bài toán đố này nhé!”. Sở GD-ĐT An Giang đang cho xác minh về tài khoản này để có những xử lý phù hợp.
Câu chuyện trên khiến người ta cảm thấy môi trường học đường đã không còn an toàn, không con thân thiện nữa. Sức ép học đường có thể âp đến học trò từ bất cứ hướng nào. Và bạo lực học đường cũng có thể xuất hiện từ nhiêu phia: từ học sinh với học sinh, từ thầy cô giáo và từ phía ban giám hiệu…
Video đang HOT
Trở lại với vụ việc ở Trường THPT Vĩnh Xương, ngày 8/12, bà Trần Thị Ngọc Diễm – Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh An Giang – dẫn đầu đoàn công tác đến Trường THPT Vĩnh Xương, họp toàn thể cán bộ giáo viên trường và gặp phụ huynh em N.T.N.Y..
Theo bà Diễm, tại cuộc họp, các cán bộ, giáo viên của trường đóng góp vào bản tường trình và tự kiểm của ông Nguyễn Việt Hùm – Hiệu trưởng và bà Nguyễn Ngọc Hạnh – Phó hiệu trưởng Trường THPT Vĩnh Xương.
Trước đó, Sở GD-ĐT An Giang nhận thấy trong công tác tổ chức, quản lý và biện pháp xử lý của Trường THPT Vĩnh Xương còn một số sai sót, cụ thể: Tổ chức dạy thêm, học thêm trong trường không đúng với quy định của ngành; Có hình thức phê bình, kỷ luật học sinh không đúng với quy định của ngành.
Đặc biệt, lãnh đạo Trường THPT Vĩnh Xương đã nêu họ tên học sinh có vi phạm nội quy trường dưới cờ, làm ảnh hưởng đến tâm lý học sinh và là nguyên nhân dẫn đến sự việc nữ sinh lớp 10 phải vào nhà vệ sinh uống thuốc tự tử. Vì vậy, Sở GD-ĐT An Giang đã quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Nguyễn Việt Hùm – Hiệu trưởng, và bà Nguyễn Ngọc Hạnh – Phó hiệu trưởng Trường THPT Vĩnh Xương – trong thời hạn 15 ngày (kể từ ngay 7/12).
Liên quan vụ việc này, trong một báo cáo của Sở GD-ĐT An Giang đa chỉ ra: “Về phía trường, trong việc theo dõi, xử lý vụ việc đã có một số hạn chế, thiếu sót. Đó là hiệu trưởng có sự nóng vội trong xử lý vấn đề, đề ra phương án xử lý học sinh chưa phù hợp với quy định hiện hành, trong khi chưa có sự bàn bạc, thống nhất trong nội bộ các thành viên ban giám hiệu trường.
Lãnh đạo trường chưa quan tâm sâu sát tình hình diễn biến của vụ việc, phản ứng chậm và không hiệu quả. Giáo viên chủ nhiệm lớp phối hợp với gia đình học sinh trong việc giáo dục học sinh chưa phù hợp và chưa hiệu quả, gây bức xúc. Giáo viên chưa kịp thời xin ý kiến chỉ đạo của ban giám hiệu trường trong xử lý vụ việc, để sự việc kéo dài, diễn biến phức tạp”.
Bưc thư tuyệt mệnh vơi net chư hoc sinh gưi thây cô Trương THPT Vinh Xương.
2. Vụ việc ở Trường THPT Vĩnh Xương chắc chắn để lại dư luận không tốt trong môi trường học đường và sẽ còn cần thêm thời gian đê ôn đinh tâm lý của học sinh ở ngôi trường này nói riêng, ở tỉnh An Giang nói chung. Trách nhiệm của hiệu trưởng, hiệu phó, giáo viên chủ nhiệm và những người có liên quan rồi sẽ được xử lý, nhưng dư âm của vụ việc se là bài học đăt gia, sâu sắc cho ngành giáo dục.
Để bài học ấy không lặp lại, và những sự việc tương tự không xảy ra thêm một lần nữa, có lẽ chúng ta cũng nên dừng lại để đi sâu tìm hiểu thế giới tâm hồn của các em học sinh. Mỗi học sinh là một con người, có số phận và hoàn cảnh khác nhau, sức khỏe và cá tính khác nhau, vì thế rất cần có những cách thức tiếp cận, giáo dục khác nhau.
Trong bức tâm thư được cho là của em Y. viết gửi đến ông Nguyễn Việt Hùm – Hiệu trưởng, bà Nguyễn Ngọc Hạnh – Hiệu phó và cô chủ nhiệm Huỳnh Thị Thu Huệ cùng với các giáo viên Trường THPT Vĩnh Xương có đoạn: “Em mong các giáo viên trên xin dừng chèn ép làm vậy sau cái chết của em. Mong nhà trường này tự suy xét lại và đối xử tốt hơn với các bạn sau này”; “Xin cô Hiệu phó đừng lấy uy quyền ra trấn áp học sinh, xin cô chủ nhiệm đừng bạo lực các bạn sau này và các em sau thời em”; “Sau cái chết của em xin nhà trường đừng bao giờ tin vào những việc chưa rõ ràng và bạo lực tinh thần với các bạn khác”; “Em từng rất hâm mộ các thầy cô khi còn nhỏ nhưng giờ đây mọi thứ sụp đổ khi giáo viên thì bạo lực tinh thần em”; “Cô Hiệu phó đọc tên em dưới toàn trường vào thứ 2 tuần rồi”; “Thầy Hiệu trưởng chấp nhận ký vào đơn kỷ luật em. Nay em xin lấy sinh mạng bản thân để chứng minh lời em nói là thật”.
Đọc những dòng chữ này, không thể không suy nghĩ. Chúng ta đang mong muốn đào tạo ra những học sinh ngoan, giỏi, sống có ích cho gia đình, cho xã hội nhưng chúng ta lại đang có những phương pháp giao duc, nhưng hanh vi không đúng. Bản thân ông Nguyễn Việt Hùm khi được hỏi về vụ việc này cũng thừa nhận, do muốn em Y. sửa chữa thiếu sót của mình trong môi trường học đường nhưng “hơi vội” và việc vận dụng hình thức giáo dục chắc “chưa phù hợp”.
Sẽ khó cầm lòng khi đọc nét chữ học trò “sau cái chết của em xin nhà trường đừng bao giờ tin vào những việc chưa rõ ràng và bạo lực tinh thần với các bạn khác”.
Rất may, em Y. đã được đưa đến bệnh viện kịp thời.
Ông Huỳnh Thanh Phú – Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM) cho rằng, “đọc bức thư tuyệt mệnh ai cũng có thể cảm nhận là học sinh đang hoảng loạn tâm lý. Cách hành xử của giáo viên chưa thuyết phục, càng không thuyết phục khi trường ra quyết định kỷ luật học sinh trước cờ. Dù kỷ luật để răn đe học trò nhưng rõ ràng chưa làm trẻ tâm phục khẩu phục mới dẫn đến hành động như thế”.
Còn PGS.TS Trần Thành Nam – Thành viên Hiệp hội Tâm lý và Giáo dục Việt Nam – Chủ nhiệm khoa Các Khoa học Giáo dục, Đại học Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) nêu quan điểm: Ngay trong Thông tư 32/2020/TT/BGDĐT quy định: Cho dù học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập và rèn luyện thì giáo viên cũng không được phép kỷ luật nêu tên học sinh trước lớp, trước toàn trường.
“Nhà trường phải chịu trách nhiệm hoàn toàn vì em Y. tự tử do nguyên nhân ở nhà trường chứ không phải ở gia đình. Tôi thấy vấn đề đặc biệt gây bức xúc ở chỗ giáo viên không được phép đem học sinh ra phê bình trước tập thể”- ông Nam đặt vấn đề, đồng thời cho rằng: “Hành động phản ứng rất mạnh mẽ của em Y. là muốn chứng tỏ với các thầy cô cần phải dừng lại những áp đặt, cần phải làm khác đi, nếu không các thầy cô sẽ phải hối hận…”
Rất may em Y. đã được kịp thời phát hiện để đưa đến bệnh viện cấp cứu. Rất may là hiệu trưởng, hiệu phó, cùng giáo viên chủ nhiệm của em Y. còn có cơ hội để sửa chữa. Nhưng ro rang, đây cũng là một bài học sâu săc của ngành giáo dục. Nếu không có những biện pháp vừa cứng rắn, vừa linh hoạt thì môi trường học đường sẽ khó trong lành, khó an toàn và bạo lực học đường ở khía cạnh này hay khía cạnh khác sẽ tiếp tục nhức nhối.
Nữ sinh tự tử ở An Giang: Những người lái đò đánh chìm khách qua sông
Nữ sinh lớp 10 ở An Giang tìm đến cái chết có thể là chuyện hi hữu. Nhưng, những người lái đò tự đánh đắm con thuyền chở tri thức của mình, tiếc thay lại không ít.
Em N.T.N.Y., học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Xương, An Giang, đã tự tử ngay tại trường với mong muốn sau cái chết của mình, các thầy cô sẽ đối xử tốt hơn với những bạn học sinh khác. May mắn, em Y. không chết, và có lẽ cũng vì thế, cô chủ nhiệm của em cũng chưa cảm thấy có chút ân hận nào.
Bằng chứng là trong lúc Y. nằm viện, cô đăng một dòng trạng thái đầy mỉa mai, giễu cợt hành động tự tử hụt của cô học trò. Cô không thấy mình sai, như cách cô lặp đi lặp lại việc phê bình nạt nộ Y. mặc áo dài mỏng trước cả lớp khiến Y. xấu hổ với bạn. Cô như một người lái đò không có ý định chở khách qua sông. Ai lên mặc ai, ai xuống mặc ai, ai chìm mặc ai, ai biết bơi thì tự bơi qua bờ, ai không biết bơi mà chấp chới rồi đuối nước cô cũng kệ. Cô không xem việc lái đò là nhiệm vụ của mình, dù tay cô cầm mái chèo.
Nữ sinh điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2.
Câu chuyện về cô giáo Huỳnh Thu H. nói trên rất tiếc lại không hiếm trong nền giáo dục Việt. Bằng chứng là trên các diễn đàn, cư dân mạng nhân chuyện em N.T.N.Y mà trút xả bao nhiêu ẩn ức thời đi học. Có những ẩn ức chỉ là một kỷ niệm buồn, có những ẩn ức thành vết sẹo, có những ẩn ức thành nỗi ám ảnh tâm lý khiến họ sợ hãi và căm thù trường học. Và, có cả những ẩn ức đã biến thành hành động, làm tha hóa con người.
Những đương kim học sinh và cựu học sinh đã cùng nhau kể chung một câu chuyện về những người lái đò cầm mái chèo "dìm chiếc thuyền đắm giữa sông". Đó có thể là một người thầy trù dập học sinh đến cùng chỉ vì cậu học trò ấy không đi học phụ đạo như các thành viên còn lại của lớp.
Đó có thể là một người thầy chăm chăm bắt lỗi trò và mỗi lần bắt được lỗi đều hả hê như tiêu diệt kẻ thù. Đó có thể là một người thầy thích nói về nhược điểm của học trò như một cách chỉ trích nghiệt ngã mỗi giờ lên lớp giảng bài. Đó có thể là một người thầy bêu tên tất cả các học trò vi phạm nội quy, trong đó có cả những học trò nghèo chậm đóng học phí mà chưa một lần hỏi người trò ấy lý do vì sao.
Nền giáo dục trọng thành tích luôn đi kèm với nêu gương và bêu gương. Người được nêu gương có thể nhờ đó mà ngày càng xuất sắc hơn, còn người bị bêu gương luôn cá biệt một cách bền vững từ năm này qua tháng nọ, với một nỗi ám ảnh không bao giờ nguôi, thậm chí đeo bám suốt cuộc đời chỉ vì bị bêu tên trước đám đông, mà đám đông đó, ác thay, lại toàn là bạn học...
Suốt mấy chục năm trời, việc bêu gương trước cờ, trước lớp chưa bao giờ cho ra một hiệu quả tích cực. Nhưng lạ thay, nó được duy trì bằng sức mạnh của niềm tin sát khí, rằng: Roi vọt sẽ khuất phục được thói hư tật xấu. Những người thầy ấy dường như xem trường học như một gánh xiếc, giáo dục những con người bằng xương thịt với phần thưởng là kẹo ngọt "nêu gương" và hình phạt "bêu gương". Họ không tin vào những khái niệm như cảm xúc, sự tổn thương, lòng tự trọng hay nhân phẩm của một đứa trẻ.
Thế nên mới đây, dù bộ Giáo dục & Đào tạo đã ban hành quy định mới, nghiêm cấm việc phê bình học sinh công khai, nhiều trường học và nhiều thầy cô vẫn xem đó là một quy định "dân chủ quá trớn". Người ta cho rằng đến phê bình cũng không được công khai thì biết phạt gì cho học sinh sợ.
Những thầy cô luôn lo lắng học sinh không sợ ấy thực sự cả đời dạy học chỉ có một mối quan tâm, đó là: "Làm thế nào để khuất phục được học sinh?" thay vì câu hỏi: "Làm thế nào để chinh phục học sinh?". Và, mỗi khi họ áp dụng một hình phạt, cái họ mong muốn là: "Làm thế nào để mình hả giận?" thay vì "Làm thế nào để trò không tái phạm, tiến bộ dần lên?".
Những người thầy ấy không dùng mái chèo của trọng trách cao cả để khua nước, đẩy thuyền đi đưa khách qua sông. Họ biến mái chèo thành cây gậy của phù thủy, thể hiện quyền uy và chứng minh sức mạnh, biến những vị khách thành kẻ hoặc phục tùng hoặc tự nhảy ra khỏi thuyền. Trong những cú chấp nhận nhảy ra khỏi thuyền ấy, có những người không hề biết bơi.
Báo cáo của sở GD-ĐT tỉnh An Giang chỉ ra những sai sót của nhà trường khiến nữ sinh lớp 10 uống thuốc tự tử.
Trước em N.T.N.Y., có thể đã có những em Y. khác mà báo chí, dư luận không biết tới. Sau em N.T.N.Y. cũng có thể sẽ còn nhiều em Y. khác. Những cô cậu học trò không biết bơi nhưng vẫn chấp nhận nhảy ra khỏi con thuyền tri thức vì không chịu nổi bạo lực tinh thần. Trong số đó, không phải ai cũng may mắn thoát chết như Y.
Đó không phải viễn cảnh mà là thực trạng đáng suy ngẫm, vụ nữ sinh tự tử đó như một giọt nước tràn ly. Khi còn tồn tại những người thầy, người cô mang danh dạy học mà coi thường việc "tải đạo", nặng bệnh thành tích và chỉ dùng biện pháp duy nhất là trừng phạt, thì sẽ còn những người trò phải tìm đến cái chết để chứng minh cho nhân phẩm của bản thân.
* Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả!
Bạo lực tinh thần và hồi chuông cảnh tỉnh với nhiều cô, thầy Tạo áp lực tâm lý là con dao hai lưỡi và đã có nhiều bài học đắt giá phải trả, thậm chí bằng cái chết tức tưởi của những đứa trẻ. Mới đây, dư luận xôn xao vụ nữ sinh An Giang được phát hiện và cứu sống sau khi nghi thực hiện tự tử không thành. Điều đáng nói, nguyên nhân trực...