“Trường học hạnh phúc” phải xuất phát từ gia đình
Để thực sự tạo ra hạnh phúc cho học sinh, cần thay đổi tư duy từ mỗi gia đình, cha mẹ phải học cách đồng hành cùng con, thay vì áp đặt những mong muốn cá nhân.
Từ năm học 2018-2019, mô hình “ Trường học hạnh phúc” đã nhanh chóng được nhân rộng trong nhiều cơ sở giáo dục trên cả nước. Tùy theo điều kiện mà mỗi địa phương có những tiêu chí khác nhau nhưng một trường học hạnh phúc có 3 tiêu chí quan trọng, có tính cốt lõi là: Yêu thương, an toàn và tôn trọng.
Trường Trung học phổ thông Phạm Ngũ Lão (Hà Nội) – được vận hành bởi CEO Việt Nam High School (gọi tắt là CEO High School), cũng là một trong những cơ sở giáo dục theo đuổi mô hình trên. Để tìm hiểu về những tiêu chí “Trường học hạnh phúc” của hệ thống này, phóng viên đã có cuộc trò chuyện với ông Ngô Minh Tuấn, nhà sáng lập CEO Việt Nam High School về nội dung này.
Phóng viên: Xây dựng “Trường học hạnh phúc” là một trong những hoạt động trọng tâm của ngành giáo dục trong thời gian qua. Ông quan điểm thế nào là một trường học hạnh phúc?
Ông Ngô Minh Tuấn: Trường học hạnh phúc hướng đến cho học sinh 3 yếu tố: Thân – Tâm – Tuệ.
Thứ nhất là tâm yêu thương. Nhà trường phải giúp học sinh hiểu rằng dù có giàu có bao nhiêu mà sống khắc nghiệt và luôn mâu thuẫn với mọi người thì cuộc sống của các em cũng khó nhận được hạnh phúc. Tâm yêu thương thực chất cũng là điều thuận theo quy luật tự nhiên.
Ông Ngô Minh Tuấn – Nhà sáng lập CEO Việt Nam High School. (Ảnh: Phúc Thành).
Thứ hai là trí tuệ khai phóng. Tức là kiến thức học được phải ứng dụng được vào thực tế. Như vậy, dù học ở nước ngoài nhưng khi về Việt Nam cũng phải ứng dụng được ở Việt Nam. Hay ngược lại, học ở Việt Nam nhưng cũng phải ứng dụng được ở nước ngoài
Thứ ba là thân kỷ luật, khỏe mạnh. Bởi có kỷ luật với chính mình thì mới có được một cơ thể khỏe mạnh. Chính các em phải cam kết với bản thân một ngày mình dành ra bao nhiêu phút để tập thể dục, ăn uống thế nào, thói quen sinh hoạt ra làm sao để giúp cho con người mình khỏe mạnh.
Để học sinh có tâm yêu thương, nhà trường phải định hướng một việc rất quan trọng là dạy cho chính các thầy cô giáo là những người biết yêu thương trước tiên. Không thể có chuyện thầy cô giáo xằng bậy mà bảo học sinh ngoan được.
Để có tuệ khai phóng, thì bất cứ dạy điều gì trên lớp đều ứng dụng được trong đời sống.
Ví dụ, khi tổ chức nói chuyện với học sinh về kinh doanh, thì dù trên nền tảng chương trình của nhà trường nhưng hãy mời diễn giả là những doanh nhân với các kinh nghiệm thực tế, chứ đừng để thầy cô giáo nói suông. Khi tổ chức nói chuyện về nghệ thuật, hãy mời các nhà văn, nghệ sĩ, ca sĩ… đến với các em, chứ đừng chỉ là sách vở.
Để có thân kỷ luật, nhà trường hãy xây dựng mô hình và quy định “giờ nào – việc đó”, rồi nghiêm khắc thực hiện. Ví dụ như trường nội trú với mô hình quân đội thì lịch trình sẽ kéo dài từ lúc 5 giờ 30 phút sáng và kết thúc vào lúc 22 giờ đêm, đặc biệt tuyệt đối quy định không dùng điện thoại khi lên giường đi ngủ để các học sinh tập dần thói quen tập trung.
Video đang HOT
Để hạnh phúc khi ở trường và khi tốt nghiệp trở thành những người thành công, chính các em học sinh cũng cần phải học cách chung sống với mọi người, đối xử tốt với những người xung quanh.
Phóng viên: Vậy, các bậc phụ huynh khi chọn trường trung học phổ thông cho con, nên chú ý đến những cái tiêu chí gì, giúp con có một nền tảng tốt nhất để phát triển tương lai, đặc biệt, đối với những phụ huynh có mong muốn con kế thừa và phát triển doanh nghiệp của gia đình?
Ông Ngô Minh Tuấn: Tôi không khuyến khích những phụ huynh có mong muốn “con cái kế thừa”. Tôi thích phong cách hiện đại hơn, tức là mỗi một người sinh ra, được sống hạnh phúc mà không phụ thuộc yếu tố nào…
Miễn là con không vi phạm pháp luật và đừng làm gì mất đạo đức xã hội, còn con là ai cũng được, chỉ cần con vui, hạnh phúc; chứ con không nên phải chịu áp lực từ phụ huynh, gia đình. Con phải là chính con. Đó là thành công lớn nhất!
Tại môi trường trường học của chúng tôi, không có chuyện “ép buộc” con cái phải học này học kia để thực hiện mong muốn của cha mẹ. Bản chất phải là những học sinh cảm thấy yêu thích kinh doanh thì mới đăng ký học kinh doanh.
Hãy để đứa trẻ được sống cuộc đời của chính mình.
Những học sinh đến với ngôi trường này gọi là “nhân”, cần phải có những khát vọng, đó là khát vọng sống, khát vọng thành công. Nhà trường, thầy cô chính là “duyên”, duyên vun trồng, chăm sóc. Giống như một hạt giống, muốn nảy mầm, thì người nông dân phải tưới nước, chăm sóc. Còn ngược lại, khi hạt mầm không có nhu cầu nhận nước, thì người nông dân càng tưới, hạt càng úng nước.
Theo ông Ngô Minh Tuấn, để học sinh hạnh phúc, tức là để mỗi đứa trẻ được sống cuộc đời của chính mình. (Ảnh minh họa: Tuệ Mẫn).
Phóng viên: Vậy theo ông nói thì muốn hướng đến hạnh phúc, thế hệ học sinh được thể hiện bởi giá trị thực tế nào, thưa ông?
Ông Ngô Minh Tuấn: Như đối với CEO High School, chúng tôi đặt những mục tiêu để thành công.
Thứ nhất, định nghĩa thành công là các em cần phải có 3 yếu tố để thành công.
Thành công ngắn hạn là khi tốt nghiệp, chỉ tiêu tốt nghiệp là 100% nhưng khi tốt nghiệp xong thì mục tiêu là 35% học sinh có đủ năng lực vào trường đại học kinh tế “top 1″ Việt Nam.
Khái niệm thành công dài hạn và sử dụng được lâu dài hơn, chính là tư duy, bản đồ của cuộc đời. Từ đó, giúp các em hiểu được rằng, từng bước một phải làm gì, có tư duy như thế nào về trí tuệ, về kinh doanh chẳng hạn.
Phóng viên: Vậy, quan điểm của ông như thế nào, nếu để một ông bố là doanh nhân muốn xác định cho con mình kế thừa doanh nghiệp thì có giao cho con nhiệm vụ thấp nhất của một công ty đó hay không? Hay là giao cho luôn một nhiệm vụ trọng điểm của công ty?
Ông Ngô Minh Tuấn: Nguyên tắc của một nhà thiết kế kiến trúc tổng thể, là kiến trúc từ tầm nhìn, tức là, nhìn từ xa, muốn ngôi nhà như thế nào thì phải làm bản vẽ thiết kế, làm bề nổi trước.
Tuy nhiên, khi xây một cái nhà thì phải xây từ móng, bắt đầu từ viên gạch đặt nền móng chứ không ai xây từ trên xuống.
Cho nên, khi giáo dục con cái, cần phải giáo dục cho con tầm nhìn, nhưng khi đưa vào làm việc, cần phải làm ở vị trí thấp nhất. Vì sao? Bởi, ngày nào bạn chưa từng làm nhân viên, bạn sẽ không biết làm thế nào để yêu thương nhân viên. Bạn không yêu thương nhân viên, thì sẽ không có nhân viên để bạn trở thành người quản lý.
Vậy, ở đây không có nghĩa là con bạn phải làm ở vị trí đó thật lâu, nhưng phải trải qua và đúc rút kinh nghiệm. Khi có thời gian tích lũy, có thành tích, thì sẽ chuyển vị trí.
Tôi có thể kể một câu chuyện thực tế: Một nhân vật khá nổi tiếng, sau khi du học ở nước ngoài trở về Việt Nam, làm chung với bố, bố giao quyền cho làm giám đốc nhưng thực quyền lại không được quyết vấn đề gì, làm gì cũng phải xin phép bố. Cậu ấy bị stress, trầm cảm mất 2 năm, không làm được gì. Những gì được học ở trường đào tạo doanh nhân cũng không được áp dụng.
Theo lời tôi, cậu ấy hỏi bố: “Bố muốn con giữ được tất cả tài sản của bà nội để lại hay bố muốn con trí tuệ hơn?”. Ông bố trả lời “Tất nhiên muốn con trí tuệ”. Và cậu ấy đáp: “Con xin bố 10 tỷ đồng. Nếu muốn biết con có trí tuệ hay không, bố đầu tư cho con 10 tỷ đồng, con sẽ tự thành lập doanh nghiệp riêng mà bố không cần thẩm định. Nếu thất bại, con sẽ quay về, con làm y như những gì bố muốn. Ngược lại, nếu thành công thì bố coi con là đối tác. Rất may mắn, sau đó, cậu ấy đã thực sự trở thành đối tác của người bố. Lúc bấy giờ, cậu ấy mới chính thức được sống cuộc đời của mình.
Từ đó, tôi cho rằng, hãy để cho con được thả lỏng, toàn quyền vận hành từ tài chính đến nhân sự. Tất nhiên, để tránh rủi ro, thì chỗ nào đang là “hũ gạo ngon”, bố vẫn phải cầm, nhưng cần cho con một “góc sân” để được quyền quyết định, để cho con “tự lớn”.
Vì vậy, một lưu ý để cho các “cuộc chuyển giao bố – con” chính là chia nhỏ việc ra, sau đó làm tốt một việc thì nâng cấp dần dần, chứ không được giao cả công ty ngay từ lúc mới bắt đầu.
Phóng viên: Được biết, ông có khóa học miễn phí về “Đồng hành và xây dựng cuộc đời cùng con”, xin ông chia sẻ đôi chút về khóa học này? Đối tượng chính tham gia khóa học này là những ai?
Ông Ngô Minh Tuấn: Nỗi đau lớn nhất mà tôi cảm nhận chính là tại sao cứ chồng chất tầng tầng lớp lớp, sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đấy. Điều đó đã tạo ra một văn hóa mà mình không có, không có thay đổi, khó thay đổi.
Tôi nhìn về nỗi đau. Tôi nhìn thấy sự chịu đựng đến từ nỗi đau của những đứa trẻ. Có nghĩa là cha mẹ đang sống thay đứa con, mọi thứ đều bắt con phải làm, họ chỉ hiểu được họ muốn gì chứ không hề hiểu mong muốn của con và áp đặt mong muốn của chính mình vào những đứa con, và đứa con gần như không được lên tiếng về mong muốn của bản thân.
Ông Tuấn mong có thể “dạy” cho phụ huynh hiểu cơ chế vận hành tư duy của con, để họ nhìn và hiểu con, có thể đồng hành, trở thành huấn luyện viên thay vì là người áp đặt cuộc đời của con. (Ảnh: Phúc Thành).
Trước đây, cha mẹ thường có một thói quen, là cái gì cũng bắt con cái làm theo một cách khuôn mẫu mà cha mẹ định ra. Ví dụ, giờ này ăn, giờ này học, con phải học cái gì, phải đạt trình độ gì và con nên chơi với bạn nào…, tức là toàn bộ những cái khuôn phép đều là do cha mẹ vạch sẵn, khiến đứa mất đi toàn bộ tư duy, cũng như mất đi khát vọng…
Chính vì vậy, theo tôi, còn một khía cạnh nữa cần lưu ý, đó là nhà trường mang đến hạnh phúc cho trẻ còn bằng cách “dạy” cho phụ huynh hiểu cơ chế vận hành tư duy của con người. Để sau đó, họ nhìn và hiểu con, có thể đồng hành cùng con, trở thành huấn luyện viên thay vì là người áp đặt cuộc đời của con.
Tôi gọi đó là “đánh cắp” cuộc đời con trẻ. Và ngày nay rất nhiều đứa trẻ không còn hạnh phúc, không còn hồn nhiên, do chính bởi những cha mẹ “đánh cắp” cuộc đời của con như vậy
Phóng viên: Cuối cùng, ông muốn gửi gắm điều gì đến các thế hệ học sinh trong bối cảnh đổi mới giáo dục như hiện nay?
Ông Ngô Minh Tuấn: Tôi muốn gửi tất cả những nền tảng tốt nhất mà tôi tập hợp được và vừa phải với sức của bọn trẻ để tạo ra nền tảng để các bạn thành công và hạnh phúc sớm trong tương lai.
Và đó cũng là một chỗ để giải quyết “nỗi đau” cho chính bản thân, khi tôi đang phải chứng kiến những “nỗi đau” từ xung quanh. Đó là học viên của tôi, người thành công thì nhiều, nhưng người hạnh phúc thì rất ít, mà hạnh phúc là gốc rễ cuộc đời, còn thành công chỉ là phương tiện.
Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!
Thông báo Chương trình học bổng toàn phần Chevening 2023 - 2024
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản thông báo Chương trình học bổng toàn phần Chevening 2023 - 2024 của Đại sứ quán Anh tại Việt Nam.
Chương trình học bổng Chevening bậc Thạc sỹ của Chính phủ Anh bắt đầu nhận hồ sơ ứng tuyển cho năm học 2023 - 2024 từ ngày 2-8-2022. Đây là chương trình hướng đến các cá nhân có năng lực chuyên môn, có tiềm năng lãnh đạo và tạo ảnh hưởng tích cực đến xã hội.
Được triển khai từ năm 1993 tại Việt Nam, học bổng Chevening hiện đã được trao cho hơn 500 học giả tài năng của Việt Nam sang Anh du học chương trình Thạc sỹ. Năm học này, 19 học giả Việt Nam sẽ lên đường theo học khóa học Thạc sỹ vương quốc Anh. Đặc biệt, trong năm học 2023- 2024, Chevening sẽ có thêm các suất học bổng cho ứng viên Việt Nam dự định theo học tại các trường ở xứ Wales.
Tất cả hồ sơ cần hoàn thành đầy đủ thông qua cổng thông tin điện tử của Chevening:www.chevening.org
Hạn nộp hồ sơ: 1-11-2022
Trong trường hợp gặp vấn đề kĩ thuật, ứng viên có thể gửi email tới địa chỉ vietnam@chevening.org để nhận được trợ giúp. Với những vấn đề khác liên quan đến Chevening, ứng viên có thể liên hệ với Ban Điều phối Học bổng Chevening qua địa chỉ chevening.vietnam@ukinvietnam.com.
Top 3 ngành học đang khát nhân lực Đây là 3 ngành nghề cực hot và có nhiều triển vọng phát triển trong thời gian tới, sinh viên ra trường không lo thất nghiệp, lương lại cực cao. Theo khảo sát của Tổng cục thống kê, đa phần các bạn sinh viên mới ra trường chưa tìm được việc làm đúng với ngành nghề mà mình học hoặc định hướng nghề...