Trường học, giáo viên đi sau đổi mới giáo dục

Theo dõi VGT trên

Theo kế hoạch, bắt đầu từ năm học 2018 – 2019 sẽ chính thức áp dụng chương trình – sách giáo khoa mới. Tuy nhiên, đến thời điểm này nhiều trường sư phạm vẫn chưa xác định sẽ đổi mới như thế nào.

Giáo sinh không có thông tin còn giáo viên dường như đứng ngoài với những đổi mới đang diễn ra.

Trường địa phương tự… bơi

Từ nhiều năm nay, các trường CĐ sư phạm (SP) địa phương hoạt động khá chật vật khi nguồn tuyển ngày càng cạn. Vì thế các trường thu hẹp chỉ tiêu tuyển mới, trọng tâm cho hoạt động chuyên môn được chuyển dần sang đào tạo lại và bồi dưỡng giáo viên. Tuy nhiên, hiện nay các trường chưa biết đào tạo lại và bồi dưỡng giáo viên (GV) những gì khi nội dung chương trình mới còn chưa rõ. Hầu hết các trường vẫn sử dụng các tài liệu cũ để đào tạo sinh viên cũng như bồi dưỡng GV.

Vì thế các trường SP địa phương vẫn đang chờ. Trường tôi cũng chỉ đạo GV tự tìm hiểu trên mạng, nhưng anh em nói là vẫn mông lung lắm”. Còn PGS-TS Cao Văn, Hiệu trưởng Trường ĐH Hùng Vương (Phú Thọ), cho biết: “Với trình độ CĐ, chúng tôi vẫn duy trì việc đào tạo theo chuyên môn kép như trước đây, chẳng hạn SP văn – sử, hoặc hóa – sinh, toán – lý, lý – hóa…”.Ông Vũ Văn Dương, Hiệu trưởng Trường CĐSP Cao Bằng, chia sẻ: “Bộ GD-ĐT nói các trường chủ động thay đổi chương trình đào tạo để GV ra trường là thích ứng được với chương trình mới nhưng chúng tôi thấy chưa có cơ sở để làm điều này. Chí ít chúng tôi phải thấy được nội dung chương trình mới thì mới làm được, nếu không thì Bộ cũng nên có một định hướng rõ hơn.

Lãnh đạo Trường ĐH Thủ đô (t.iền thân là Trường CĐSP Hà Nội) cho biết cái khó là Bộ vẫn tập trung quan tâm tới những trường trọng điểm, còn với các trường SP địa phương thì Bộ có quan điểm là triển khai ở phần sau – tức bồi dưỡng GV. “Tuy nhiên, chúng tôi đã tìm cách tận dụng các mối quan hệ của mình để “đẩy” cán bộ, giảng viên tham gia tích cực vào việc thay đổi chương trình, sách giáo khoa của Bộ”, TS Đỗ Hồng Cường, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Thủ đô, thông tin. Đây cũng là một trong số rất ít trường SP địa phương thực hiện được chương trình đào tạo mới cho SV mới vào trường từ khóa 2015 – 2016 nhưng lại phải thực hiện trong cái vỏ cũ. “Chẳng hạn sẽ phải cấp bằng cử nhân SP vật lý trong khi chuẩn đầu ra là những sinh viên được trang bị khối kiến thức trong lĩnh vực khoa học tự nhiên”, ông Cường nói.

Giáo sinh chưa được chuẩn bị kỹ

Trong khi đó, giáo sinh dường như luôn nằm ngoài những chủ trương, dự án dạy học mới. “Những buổi hội thảo triển khai chương trình – sách giáo khoa, đổi mới giáo dục được tổ chức ở trường nhưng thường mang tầm vĩ mô dành cho nhiều quan chức, các thầy cô chứ hầu như sinh viên, những giáo viên tương lai không được tham gia để hiểu, chuẩn bị những kiến thức về chương trình mới”, D.L (sinh viên tốt nghiệp năm 2015 Trường ĐH SP TP.HCM) cho biết. Khi chúng tôi đặt câu hỏi về chương trình sách giáo khoa mới, tích hợp, L. còn lơ mơ hơn và nói: “Em nghĩ tích hợp là trộn các môn học lại với nhau”.

L. cũng thẳng thắn: “Đó là những gì em nghe lỏm trong lúc làm tiếp tân cho những hội thảo ở trường chứ chưa từng chính thức được nghe giới thiệu hay phổ biến. Nghe nói 3 năm nữa sẽ dạy chương trình – sách giáo khoa mới nhưng ở trường chúng em chưa từng một lần được nghe giới thiệu hay học một chút gì liên quan”.

Video đang HOT

Nguyên phó hiệu trưởng một trường THPT công lập tại Q.10, TP.HCM cho biết, theo dõi sát việc thực tập của giáo sinh sư phạm thấy vẫn còn nhiều điều lo lắng, giáo sinh tiếp thu tốt, có năng lực nhưng kỹ năng ứng xử, kỹ năng SP còn thiếu nhiều. “Một sinh viên học khoa quản lý giáo dục, khi tôi hỏi học ngành này ra trường làm gì, các em bảo ra làm giám thị!”, vị này nói. Ông Trần Hữu Hòa, Phó hiệu trưởng Trường THPT Marie Curie (TP.HCM), cũng cho biết hiện nay các trường phổ thông đang chuẩn bị đổi mới toàn diện vào năm 2018, phương pháp dạy học thay đổi nhiều nhưng hình như sinh viên các trường ĐH, CĐ SP chưa được chuẩn bị kỹ lắm. “Nếu chỉ yêu cầu các em cầm cục phấn, đào tạo kỹ năng SP thì lại đi vào lối mòn của chúng tôi. Các em hiện nay đạo đức tốt, kiến thức giỏi, nhiệt tình, tham gia hoạt động tốt hơn ngày xưa. Được chuẩn bị tốt cho sự đổi mới, các em mới đáp ứng được nhu cầu của thời buổi này”, ông Hòa nói.

Thạc sĩ Nguyễn Thị Hương, Khoa Giáo dục – Chính trị, Trường ĐH SP Đà Nẵng, cho biết: “Nói đúng ra là những năm gần đây các trường đào tạo SP có chuyển biến. Một số trường còn có hoạt động rèn luyện thường xuyên cho sinh viên, giúp đa số giáo sinh có sự tự tin, sử dụng hợp lý phương pháp giảng dạy. Tuy nhiên, điểm vênh nhau giữa trường SP và trường phổ thông vẫn còn nhiều. Nhất là những đổi mới trong giảng dạy thì phần lớn giáo sinh phải về trường mới được tiếp xúc.

Riêng chương trình tích hợp, vừa qua 7 trường SP trọng điểm đều đã có chương trình cứng để giảng dạy, với 70% nội dung do Trường ĐH SP Hà Nội cung cấp, 30% do các trường chủ động. Tuy nhiên, sinh viên có thành thạo điều này hay không phải chờ kết quả trong thời gian tới”. (Còn tiếp)

Sinh viên chưa được học nhiều về nghiệp vụ sư phạm

Kết quả khảo sát về chương trình thực tập SP do thạc sĩ Nguyễn Thị Hương, Khoa Giáo dục – Chính trị Trường ĐH SP Đà Nẵng, công bố tại một cuộc hội thảo giáo dục vào tháng 8.2015 cho thấy có những bất cập: Trong 130 – 135 tín chỉ mà sinh viên SP phải tích lũy, học phần nghiệp vụ SP chỉ có khoảng từ 23 – 27 tín chỉ.

Thời gian bố trí kế hoạch chương trình thực tập chưa phù hợp. Đáng lẽ phải thực tập từ năm thứ hai thay vì ở năm thứ ba như hiện nay. Kiến thức được học trong trường ĐH và thực tế ở trường phổ thông có khoảng cách, sự phối hợp giữa trường ĐH và trường phổ thông còn thiếu chặt chẽ, việc đ.ánh giá thực tập SP của giáo sinh còn gặp nhiều điều bất cập, hệ thống cơ sở vật chất ở các trường THPT vẫn còn hạn chế…

Theo TNO

Đời sống giáo viên tại TP HCM không tệ

Theo ông Phạm Ngọc Thanh, Phó giám đốc Sở GD&ĐT TP HCM, một bộ phận giáo viên có điều kiện tăng thu nhập rất cao từ hoạt động giảng dạy.

- Thưa ông, thời gian qua có nhiều đổi mới trong ngành GD&ĐT, việc đổi mới không tránh khỏi những vướng mắc, vậy ngành GD&ĐT TP có nắm bắt tâm tư của giáo viên để có những kiến nghị, đề xuất phù hợp?

- Sở có phòng chuyên môn lắng nghe, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của giáo viên. Có những bộ phận đến từng trường dự giờ để biết những vướng mắc của thầy cô, từ đó có đề xuất, kiến nghị với Bộ GD&ĐT.

Tuy nhiên, theo tôi, đổi mới là một quá trình bao gồm nhận thức, điều kiện, năng lực, động lực. Có khi có giáo viên được bồi dưỡng dư sức làm nhưng không có động lực thì lúc có hiệu trưởng giám sát thì làm còn không có hiệu trưởng thì không làm.

Đời sống giáo viên tại TP HCM không tệ - Hình 1

Giờ học của sinh viên khoa Giáo dục mầm non - ĐH Sài Gòn. Ảnh: Người Lao Động.

- Động lực ở đây có phải là thu nhập và cơ hội thăng tiến?

- Động lực có hai dạng, động lực bên trong và động lực bên ngoài. Động lực bên trong có thể là lời khen, lời động viên của hiệu trưởng; môi trường giáo dục được sáng tạo, ở đó không có nói xấu nhau; là tấm lòng yêu thương học trò, yêu nghề giáo. Lương và cơ hội thăng tiến chỉ là một thứ trong rất nhiều động lực mà giáo viên cần.

Thực tế hiện nay là nhận thức của một bộ phận giáo viên chưa ổn, ngại đổi mới. Điều kiện, năng lực của giáo viên chưa như yêu cầu do giáo viên được đào tạo kiểu cũ, không thể ngày một ngày hai từ "bà già" thành "bà tiên". Việc học 2 buổi hiện nay cũng là lý do khiến việc đổi mới gặp khó khăn nhưng ngành GD-ĐT TP HCM vẫn đặt niềm tin vào giáo viên. Cứ quyết liệt đòi giáo viên đạt chuẩn nhưng tôi không tin là họ đạt được ngay nhưng vẫn cần phải quyết liệt thế để họ cố gắng. Rồi lớp trẻ ngay sau lấn thêm một tí thì dần dần sẽ ổn.

- Có ý kiến cho rằng cùng là giáo viên nhưng có người có thu nhập "khủng" do dạy thêm, có giáo viên hưởng lương bèo bọt do là giáo viên môn phụ. Thực tế ra sao?

- TP HCM là địa phương dành rất nhiều ưu đãi cho giáo dục. Chẳng hạn, mầm non thì có Nghị quyết 01 của HĐND TP; đối với những môn mà xu thế xã hội ít coi trọng như giáo viên dạy giáo dục công dân, thể dục thì cũng đều được ngành GD&ĐT tham mưu để có những chế độ phù hợp.

Ví dụ như kiêm nhiệm thêm công tác pháp chế, dạy thêm ở trung tâm thể dục thể thao thì mỗi tháng đều được tăng thu nhập. Nói dạy thêm thì không chính xác lắm nhưng tôi không phủ nhận có một bộ phận giáo viên có điều kiện tăng thu nhập rất cao từ hoạt động giảng dạy.

Nhưng nhìn chung, đời sống giáo viên tại TP HCM không tệ, nếu có thấp thì chỉ là những bộ phận mà như dư luận vừa phản ánh, như đội ngũ lao công, bảo vệ, cấp dưỡng cũng hoạt động trong ngành giáo dục nhưng quả thật thu nhập của họ rất thấp.

- Thu nhập không tệ, đó có phải là lý do TP HCM luôn hấp dẫn sinh viên sư phạm ở lại tìm việc. Vậy nhu cầu thực sự ngành sư phạm hiện nay tại TP ra sao?

- Nhu cầu giáo viên hằng năm sẽ được tính theo số phòng học tăng bao nhiêu. Lấy ví dụ, với tốc độ TP đầu tư xây trường, mỗi năm tăng từ 1.500 phòng học thì số giáo viên cũng từ đó tăng lên. Hiện nay, tính cả nhu cầu mới và bổ sung cho số giáo viên nghỉ hưu, mỗi năm TP cần 4.000 giáo viên. Thế nhưng, con số lại không đồng đều giữa các bậc học. Ví dụ, có cấp học số hồ sơ nộp rất lớn nhưng tuyển rất ít như bậc THPT vì phần lớn sinh viên tốt nghiệp ĐH sư phạm đều thích dạy cấp III.

Riêng bậc học mầm non, độ tăng hơi đột biến một chút do dân nhập cư, do chính sách ưu đãi giáo dục của TP nhưng mỗi năm, các trường trung cấp tại TP đào tạo mầm non rất nhiều, mỗi năm ra trường khối mầm non cũng đã dư sức đáp ứng nhu cầu nhân lực mầm non của TP.

Cái khó hiện nay là không có một quy hoạch tổng thể các địa phương lân cận như thế nào. Các trường đào tạo người trong cả nước nhưng TP tuyển dụng theo hộ khẩu. Thế nên, xét tổng thể là thừa giáo viên rất lớn.

Cần có nhiều trung tâm dự báo nguồn nhân lực

Trước tình trạng các trường sư phạm cắt giảm chỉ tiêu đào tạo khối ngành sư phạm, ông Phạm Ngọc Thanh cho rằng vẫn phải có bài toán chung, phối hợp nhiều bộ ngành, có trung tâm dự báo nguồn nhân lực cả khu vực thì mới biết trường nào dư, trường nào cần tuyển sinh thêm. Nếu quyết tâm đầu tư thì trung tâm không chỉ dự báo cho thành phố mà các vùng, cả nước cũng nên có một vài trung tâm dự báo nguồn nhân lực vì một địa phương không thể tồn tại riêng rẽ, độc lập mà trong tổng thể.

Đơn cử như theo thống kê, riêng các trường trung cấp tại TP HCM mỗi năm đã cho ra 4.000 giáo viên mầm non. Như thế, TP HCM hoàn toàn không thiếu giáo viên nhưng lại không biết các địa phương khác nhu cầu bao nhiêu để có quy hoạch cho phù hợp.

Theo Đặng Trinh/Người Lao Động

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ, n.hân c.hứng bàng hoàng
11:21:56 09/09/2024
"Con nhà nòi" Võ Hoài Vũ của Đi giữa trời rực rỡ: Ám ảnh vì làm bố Võ Hoài Nam khóc
11:14:10 09/09/2024
Phim của Hoài Linh, Tuấn Trần gần chạm mốc trăm tỷ, bỏ xa phim Quyền Linh
14:24:34 09/09/2024
Vụ sập cầu Phong Châu: Đã cứu vớt được 3 người
13:23:10 09/09/2024
'Bài hát của chúng ta' xác lập những đội hình song ca chính thức
10:13:21 09/09/2024
Nụ cười đơ cứng của Hoa hậu Kỳ Duyên
13:03:18 09/09/2024
Sập cầu Phong Châu, Phú Thọ
11:17:00 09/09/2024
Diễn viên Lan Phương lấy lại vóc dáng sau 5 tháng sinh con cho chồng Tây cao 2m
10:16:37 09/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Rodrygo: 'Tôi rất buồn'

Sao thể thao

15:46:02 09/09/2024
Tôi rất buồn. Tôi không có ý c.oi t.hường những cầu thủ trong danh sách đề cử. Nhưng tôi nghĩ mình xứng đang có vị trí trong top 30. Thật bất ngờ nhưng tôi không phải là người quyết định việc này , AS dẫn lại phát biểu của Rodrygo.

Sập cầu Phong Châu: Người rơi xuống gần đáy sông Hồng cố bơi bám vào cây chuối và được cứu

Tin nổi bật

15:43:42 09/09/2024
Sáng 9.9, cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng ở Phú Thọ bị sập, lực lượng chức năng đang xác định người và xe bị rơi xuống sông. Những người may mắn thoát nạn vẫn bàng hoàng, không tin vào sự thật và ám ảnh khoảnh khắc lúc cầu bị sập.

Lisa Blackpink khoe vẻ n.óng b.ỏng trên tạp chí danh tiếng Vogue

Nhạc quốc tế

15:30:55 09/09/2024
Nữ ca sĩ Lisa của nhóm nhạc thần tượng Hàn Quốc - Blackpink tiếp tục khuấy đảo thị trường giải trí Hàn Quốc khi được mời làm gương mặt trang bìa của tạp chí Vougue số ra tháng 10/2024 tại xứ sở Kim Chi.

5 động tác giúp đốt cháy calo, giảm mỡ bụng dưới tại nhà

Làm đẹp

15:23:38 09/09/2024
Cơ lõi khỏe mạnh không chỉ là yếu tố quyết định một vòng eo thon gọn mà còn là nền tảng cho một cơ thể khỏe mạnh.Nhữngđộng tác sau giúp các bạn có vòng eo con kiến.

Nữ diễn viên phim truyền hình được khán giả yêu thích tại 'Cánh diều vàng' là ai?

Hậu trường phim

15:14:13 09/09/2024
Sau nhiều ngày mở cổng bình chọn trên nền tảng TikTok, Lê Bống là Nữ diễn viên phim truyền hình được khán giả yêu thích nhất tại Cánh diều vàng 2024.

Hoa hậu Đỗ Hà mặc váy lụa cũng khiến dân tình khen nức nở: Xinh đẹp "lúng liếng" thế này ai chẳng mê

Phong cách sao

15:09:41 09/09/2024
Nhan sắc của nàng Hậu Đỗ Hà ngày càng lên hương, gu thời trang cũng theo đó mà thăng hạng vùn vụt. Bên cạnh style công sở thanh lịch, Đỗ Hà còn rất chăm diện những mẫu váy áo điệu xinh, trẻ trung đúng lứa t.uổi.

Triều Tiên kỷ niệm 76 năm Quốc khánh

Thế giới

15:08:27 09/09/2024
Tối 8/9, Triều Tiên cũng tổ chức mít tinh ngoài trời và dạ tiệc tại thủ đô Bình Nhưỡng. Các hoạt động kỷ niệm có sự tham gia của những người có công với đất nước và những điển hình có thành tích trong lao động.

Quyền Linh khóc tiết lộ thời khó khăn từng làm bảo mẫu

Tv show

15:02:09 09/09/2024
Sau 20 năm mới trở lại với điện ảnh trong phim Hai muối , diễn viên - MC Quyền Linh đã có những tiết lộ thú vị về một thời mặn hơn muối trong chương trình Lời tự sự .

'Chu Bá Thông' Tần Hoàng: Bán hết tài sản trả nợ cho con, ốm đau không ai chăm

Sao châu á

14:46:24 09/09/2024
Sau khi bán hết tài sản trả nợ cho con, Chu Bá Thông Tần Hoàng bị khánh kiệt, ở t.uổi gần 80 ông phải sống trong viện dưỡng lão, 4 người con không hề quan tâm.

Diễn viên Việt Anh nói về ngoại hình khác lạ

Sao việt

14:41:01 09/09/2024
Trước nhận xét về ngoại hình khác lạ, nghi nam diễn viên tiếp tục phẫu thuật thẩm mỹ, diễn viên Việt Anh chia sẻ, nghệ sĩ không thể duy trì mãi một hình ảnh mà cần thay đổi.

Bắt Phó Chánh án TAND huyện về tội nhận hối lộ

Pháp luật

14:21:14 09/09/2024
Phó Chánh án TAND huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai vừa bị Cơ quan điều tra Viện Kiểm s.át n.hân dân tối cao bắt về hành vi nhận hối lộ.