Trường học dựng biển ‘khu vực cấm’ ở Phú Quốc
Nhiều du khách đến đảo ngọc Phú Quốc thắc mắc về chuyện trường học dựng biển cấm giống như địa điểm thuộc khu vực phải giữ bí mật.
Khoảng một tháng nay, du khách và người dân huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang) thấy trước cổng trường THPT Phú Quốc dựng 2 biển “khu vực cấm”. Một biển dựng cạnh tường rào gần cầu Hùng Vương, biển còn lại trước cổng chính của trường.
Biển “khu vực cấm” trước cổng trường THPT Phú Quốc. Ảnh: Tuấn Anh.
Biển cấm màu trắng, chữ đen, giống các biển dựng tại khu vực cấm, địa điểm cấm thuộc phạm vi bí mật Nhà nước. Nhiều du khách thắc mắc vì không biết trong trường học có “bí mật” gì mà phải dựng biển “khu vực cấm”.
“Theo quy định của Chính phủ, khu vực cấm, địa điểm cẩm là các công trình phòng thủ biên giới, phòng thủ vùng trời, phòng thủ vùng biển; các khu vực công nghiệp quốc phòng, công an; khu quân sự, khu công an, doanh trại quân đội; kho dự trữ chiến lược quốc gia… Trường học không nằm trong quy định này”, một giáo viên ở Phú Quốc nói.
Video đang HOT
Trao đổi với Zing.vn, ông Lê Thanh Vân, hiệu trưởng trường THPT Phú Quốc, cho biết gần đây nhiều người đậu xe trước cổng trường để đi sang quán đối diện uống cà phê. Vì vậy, trường dựng biển “khu vực cấm” để không cho xe đậu trước cổng.
Một cán bộ của UBND huyện Phú Quốc cho biết thẩm quyền xác định “khu vực cấm” ở địa phương là chủ tịch UBND tỉnh (theo đề nghị của giám đốc công an cấp tỉnh). Việc trường THPT Phú Quốc dựng biển “khu vực cấm” là sai quy định.
“Trường cần phải sửa lại biển là cấm đậu xe thì phù hợp hơn”, cán bộ UBND huyện Phú Quốc chia sẻ.
Trường THPT Phú Quốc ở thị trấn Dương Đông. Ảnh: Google Maps.
Theo Zing
Hồ tiêu đặc sản của Kiên Giang cũng không thoát được thảm cảnh này
Từ giữa tháng 3.2017 đến nay, giá hạt tiêu đen tại Kiên Giang đã giảm gần 50% so cùng kỳ năm 2016. "Thảm cảnh" này khiến bà con nông dân trồng tiêu vô cùng lo lắng khi tiêu đang bước vào giai đoạn thu hoạch rộ.
Cụ thể, Tại các vùng trồng tiêu trong tỉnh Kiên Giang như: Hà Tiên, Giồng Riềng, Gò Quao... giá tiêu đang dao động ở mức 110.000 - 120.000 đồng/kg, trong khi cùng kỳ năm 2016, giá tiêu đen thường ở mức 190.000 - 200.000 đồng/kg.
Nông dân chăm sóc tiêu trong quá trình chuẩn bị thu hoạch. Ảnh: Trung Hiếu
Theo chị Nguyễn Thị Thủy, người dân trồng tiêu tại xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc, huyện Gò Quao, khoảng 10 năm nay, giá tiêu mới xuống mức thấp như vậy. Các năm trước giá hồ tiêu gần như ổn định khoảng 190.000 - 200.000 đồng/kg.
Cũng theo chị Thủy, năm 2016 gia đình chị trồng 1.000 nọc tiêu trên 4 công đất, sau khi thu hoạch trừ chi phí, gia đình chị còn lãi gần 150 triệu đồng. Thấy trồng tiêu mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, năm nay gia đình chị tăng gấp đôi diện tích trồng tiêu. Tuy nhiên, với giá tiêu hiện tại, chị Thủy đang rất lo lắng không thu hồi đủ vốn bởi cây tiêu đã đến mùa thu hoạch rộ.
Trong khi đó, huyện Giồng Riềng đang có trên 160ha tiêu đang bước vào giai đoạn thu hoạch. Ông Nguyễn Văn Màu - Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông dân trồng tiêu xã Ngọc Hòa, lo lắng nói: "Với giá 110.000 đồng/kg, thậm chí có thời điểm xuống tới gần 100.000 đồng/kg thì nông dân lãi rất ít. Riêng với những hộ thu hoạch vụ đầu sẽ lỗ nặng".
Theo ông Màu, chỉ riêng tiền đầu tư nọc tràm, tiêu giống, lên liếp... cũng đã mất trên 20 triệu đồng/công; ngoài ra, thường thì năng suất vụ đầu rất thấp (khoảng 0,5-1kg/nọc tiêu). Do đó, với giá tiêu thấp như hiện nay thì nông dân trồng vụ đầu sẽ chắc chắn bị thua lỗ.
Hồ tiêu Kiên Giang năng suất cao nhưng giá bán lại khá thấp khiến người trồng tiêu rất lo lắng khi vào mùa thu hoạch rộ. Ảnh: Trung Hiếu
Để đối phó với tình hình giá hồ tiêu rớt mạnh, nhiều nông dân trồng tiêu quyết định trữ lại hàng chờ giá tăng. Nhưng nhiều hộ đang gặp khó khăn, vốn yếu nên đành phải bán ngay để có tiền đầu tư cho vụ sau. "Nhà tôi trồng 20 công tiêu, với giá như hiện nay dẫu biết không lãi nhưng phải chấp nhận bán vì còn trả tiền ngân hàng và đầu tư cho vụ kế tiếp" - chị Thị Hồng, người dân trồng tiêu xã Ngọc Hòa nói.
Một chủ vựa mua tiêu đen tại huyện Gò Quao, cho biết thêm: "Do thời gian qua bà con nông dân địa phương thay đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa chuyển sang trồng tiêu khá nhanh, từ đó sản lượng, năng suất tiêu năm sau đều vượt xa nhiều lần so năm trước, cộng với việc đây là thời điểm thu hoạch rộ hồ tiêu nên các doanh nghiệp thu mua sẽ tiếp tục "chiêu bài" cũ là ép giá nông dân".
Theo Danviet
Trộm đồ không được, thanh niên đốt nhà hàng xóm cho... bõ ghét Lục tung nhiều nơi nhưng không tìm thấy tài sản của gia chủ, thanh niên ở Kiên Giang bật quẹt đốt nhà cho bõ ghét. Ngày 13.4, Công an huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) bắt tạm giam Phạm Hoàng Tùng Kha (21 tuổi, ở xã Tân Hiệp A) về hành vi Hủy hoại tài sản. Kha khai nhận đông cơ đốt nhà hàng...