Trường học đô thị – Dùng dằng giữa qui định và thực tế: Thách thức với Chương trình mới
Phòng học, trường lớp không theo kịp tốc độ gia tăng dân số dẫn đến hệ lụy không nhỏ với ngành GD.
Số học sinh tại TP tăng nhanh hằng năm tạo áp lực rất lớn cho trường tiểu học trong triển khai dạy học 2 buổi/ngày, sĩ số 35 em/lớp khi thực hiện Chương trình mới vào năm học 2020 – 2021. Ảnh: T.G
Đặc biệt, năm học 2020 – 2021, năm đầu thực hiện Chương trình GD phổ thông mới với yêu cầu học 2 buổi/ngày cho lớp 1 là thách thức với những địa phương có điểm nóng về mạng lưới trường lớp.
Quá tải
Theo tính toán của Sở GD&ĐT GD&ĐT TPHCM, để 100% học sinh lớp 1 trong năm học 2020 – 2021 được học 2 buổi/ngày và ổn định sĩ số 35 học sinh/lớp, TP cần bổ sung thêm hơn 1.000 phòng học. Tuy nhiên, việc xây mới gặp rất nhiều khó khăn. Ở một vài quận, huyện, số học sinh lớp 1 tăng cao nhưng những năm học vừa qua không có trường học mới, thậm chí có quận không phòng học mới nào được đưa vào sử dụng.
Là địa phương có tốc độ tăng dân số cơ học cao, tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày ở bậc tiểu học của quận 12 mới chỉ đạt 20%. Năm học 2020 – 2021, quận 12 dự kiến đón gần 11.000 học sinh vào lớp 1, cần hơn 300 phòng học để tổ chức dạy 2 buổi/ngày. Trong khi đó, số học sinh học xong lớp 5 trong năm học tới chỉ tương ứng với 122 phòng học; phân bố không đồng đều giữa các phường. Dù quận đã được phê duyệt 5 dự án trường học nhưng đến năm 2020 chưa thể đưa vào sử dụng.
Đơn cử, Trường TH Lê Văn Thọ, ngôi trường có số học sinh đông nhất quận 12 và cả TP với gần 4.700 em/90 lớp học. Sĩ số học sinh bình quân 52 em/lớp. Mỗi năm trường tăng gần 1.000 học sinh lớp 1 nên những năm qua chỉ triển khai dạy học 1 buổi/ngày. Thực hiện Chương trình mới, dạy học 2 buổi/ngày, sĩ số 35 em/lớp theo quy định là điều… quá khó. Trường chỉ tính đến phương án dạy học 6 buổi/tuần cho học sinh.
Video đang HOT
Tân Phú, cũng là một trong những địa phương có số học sinh tăng nhanh hằng năm. Trung bình học sinh vào lớp 1 của quận từ 9.000 – 10.000 em/năm. Tuy nhiên, theo thông tin từ phòng GD&ĐT, năm học tới chưa có dự án trường tiểu học mới nào được đưa vào sử dụng. Vì vậy, việc bảo đảm toàn bộ học sinh lớp 1 học theo Chương trình mới trong năm học 2020 – 2021 là lộ trình cần nhiều thời gian để thực hiện.
Tại Hà Nội, sĩ số trung bình là 39 học sinh/lớp, song ở mỗi bậc học và mỗi địa bàn, tỉ lệ này lại có sự khác nhau. Sĩ số bình quân bậc tiểu học tại quận Cầu Giấy là 56; THCS là 50. Tại quận Thanh Xuân, sĩ số bình quân bậc tiểu học là 57; THCS là 46. Các quận Hoàng Mai, Hà Đông đều có tỉ lệ bình quân khoảng 50 học sinh/lớp ở bậc tiểu học.
Theo thống kê của Sở GD&ĐT Hà Nội, thành phố có 24 trường có trên 50 học sinh/lớp. Trong đó, 6 trường tiểu học ở quận Cầu Giấy và 8 trường tiểu học tại quận Hà Đông. Sĩ số cao nhất tại Trường Tiểu học Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy) là 59 học sinh/lớp.
Sĩ số lớp học: Nơi tăng, nơi giảm
Ông Khưu Mạnh Hùng, Trưởng phòng GD&ĐT quận 12 (TPHCM) chia sẻ: Phòng đang tính toán, tham mưu UBND quận xem xét thực hiện theo 2 phương án, nơi nào đủ khả năng sẽ tổ chức học 2 buổi/ngày, có thể nâng sĩ số lên 45 hoặc 50 học sinh/lớp; Nơi nào không đủ phòng tổ chức được 2 buổi/ngày, cũng không thể nâng sĩ số có thể tổ chức học 6 buổi/tuần, tức học cả thứ Bảy.
Tương tự, tại huyện Bình Chánh, ông Nguyễn Văn Nguyện, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Quốc Toản (xã Vĩnh Lộc B) cho hay: Nhà trường có 60 lớp với khoảng 2.200 học sinh nhưng chỉ có 30 phòng học nên học sinh chỉ học 1 buổi/ngày. Thực hiện Chương trình mới, trường phải tính toán phương án dồn lớp lại, tăng sĩ số các khối lớp trên ưu tiên phòng học cho học sinh khối 1. Nhưng đó chỉ là giải pháp tạm thời.
Quận Thủ Đức, một trong những địa phương chịu áp lực dân số tăng nhanh thời gian vừa qua cũng gặp không ít khó khăn trong triển khai dạy học áp dụng Chương trình mới. Với tỉ lệ học 2 buổi/ngày ở mức 49%, chắc chắn năm đầu tiên thực hiện, nhiều trường phải tổ chức cho HS học 6 buổi/tuần, hoặc sĩ số các lớp 1 sẽ cao hơn nhiều so với quy định 35 em/lớp.
Theo lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội, với hơn 2.700 trường học và trên 2 triệu học sinh, về cơ bản Hà Nội vẫn đáp ứng đủ chỗ học. Tuy nhiên, tại một số trường còn hiện tượng sĩ số học sinh/lớp cao hơn so với quy định. Nguyên nhân chủ yếu do tốc độ tăng dân số cơ học quá nhanh ở một số địa bàn, dẫn đến việc thiếu trường, lớp học cục bộ.
Xác định việc giảm sĩ số học sinh/lớp là yêu cầu cấp thiết đối với mỗi nhà trường để vừa nâng cao chất lượng, bảo đảm quyền lợi của học sinh, tùy theo điều kiện thực tế, các đơn vị đã tích cực thực hiện giải pháp khác nhau. Theo ông Lê Hồng Vũ – Trưởng phòng GD&ĐT quận Tây Hồ (Hà Nội), năm học 2019 – 2020, quận cải tạo, xây dựng thêm 6 trường học mới. Vì vậy, sĩ số học sinh bình quân ở bậc tiểu học và THCS trên địa bàn giảm còn 41 học sinh/lớp, trong khi năm học trước lần lượt là 47 và 43 học sinh/lớp.
Còn ông Phạm Gia Hữu – Trưởng phòng GD&ĐT quận Thanh Xuân (Hà Nội) thông tin: Quận có gần 50% số trường thuộc loại hình tư thục. Do vậy, năm học 2019 – 2020, phòng tăng cường quản lý, giám sát và hỗ trợ các trường này, nhằm giảm sự khác biệt về mọi mặt giữa các loại hình trường, từ đó giảm áp lực tuyển sinh cho các trường công lập.
Năm học 2020 – 2021, Sở GD&ĐT Hà Nội có những giải pháp quyết liệt hơn nhằm giảm hiện tượng quá tải trường học, trong đó tập trung giải quyết tình trạng học trái tuyến giữa các quận. Sở cũng yêu cầu các phòng GD&ĐT tham mưu cho chính quyền địa phương rà soát, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới trường, lớp học; tăng cường các nguồn lực đầu tư xây dựng, cải tạo, mở rộng trường, lớp.
P.Nga – L.Anh
Các tỉnh, thành phố tạm dừng các cuộc thi để phòng dịch Covid-19
Nhiều tỉnh, thành phố tạm dừng các cuộc thi do Sở GD&ĐT tổ chức và yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang trong trường học để phòng dịch Covid-19.
Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc vừa ra văn bản chỉ đạo tạm dừng các cuộc thi do Sở tổ chức cho đến khi có thông báo mới.
Theo Sở, trong giai đoạn cao điểm phòng chống dịch Covid-19, Vĩnh Phúc tạm ngừng triển khai các cuộc thi học sinh giỏi, giáo viên giỏi thường niên. Đồng thời, Sở yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang trong trường học, tại các nơi công cộng, nơi tập trung đông người.
"Tất cả mọi người khi vào trường phải đeo khẩu trang. Kiên quyết không cho người lạ và phụ huynh học sinh không có nhiệm vụ vào trường. Trường hợp phụ huynh đến đón con em ở trường, phải bố trí khoảng cách, vị trí phù hợp, không ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông", Sở nhấn mạnh.
"Với giáo viên dạy ngoại ngữ là người nước ngoài, cần phải tuân thủ biện pháp kiểm soát chặt chẽ về phòng chống dịch bệnh, báo cáo đầy đủ với các cấp chính quyền và các ban ngành liên quan để quản lý, chỉ đạo kịp thời".
(Ảnh:T.L)
Vĩnh Phúc đã cho học sinh THPT, giáo dục thường xuyên của Vĩnh Phúc đi học chương trình chính khóa trở lại kể từ ngày 2/3. Trong khi đó, học sinh mầm non, tiểu học, THCS tiếp tục nghỉ học từ ngày 16/3 đến khi có thông báo mới
Tại TP.HCM, ngày 25/3, Sở GD&ĐT cũng ra thông báo về việc tạm hoãn kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố, năm học 2019 - 2020.
Theo đó, căn cứ vào tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Sở ra thông báo tạm hoãn kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố, năm học 2019 - 2020, dự kiến được tổ chức vào ngày 7/4 sắp tới. Thời gian thi chính thức, Sở sẽ có thông báo sau khi có thông báo cho học sinh được đi học trở lại.
Kỳ thi này từng phải dời lịch tổ chức một lần, từ ngày 10/3 (theo kế hoạch đầu năm học) sang ngày 7/4, do dịch bệnh Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp.
Ngoài ra, rất nhiều kỳ thi khác cũng phải dời lịch tổ chức, như kỳ thi nghề học sinh bậc trung học cơ sở, trung học phổ thông, kiểm tra học kỳ 2.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ: Không được kiểm tra định kỳ, cuối kỳ qua mạng Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ: Không được kiểm tra định kỳ, cuối kỳ qua mạng Ông Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng, Bộ GD&ĐT thống nhất các bài kiểm tra định kỳ, cuối kỳ chỉ thực hiện khi học sinh quay lại trường học vì thực hiện qua mạng, không thể đánh giá đúng chất lượng. Thứ trưởng Bộ Giáo...