Trường học dành cho người giàu có
Những ông bố, bà mẹ Trung Quốc trở nên giàu có dưới thời kì cải cách kinh tế của Trung Quốc đang vô cùng lo lắng về việc những đứa con được nuông chiều của mình sẽ không biết cách tiếp quản gia tài cũng như cân đối tài chính.
“Chúng thường không có khả năng chịu đựng khó khăn và rèn luyện những kĩ năng cần thiết, làm được những điều như bố mẹ chúng đã làm”- Yuan Qingpeng, hiệu trưởng Học viện Nghiên cứu quản trị kinh doanh Bắc Kinh – trường học đào tạo những “ cậu ấm cô chiêu” cho biết.
Học viện này là một trong những cơ sở có những khóa học rèn luyện dành cho những người thừa kế của những gia đình siêu giàu, thường được gọi là “những đúa trẻ thuộc thế hệ thứ 2″. Các lớp học dạy đủ các môn, từ chơi golf, đua ngựa đến viết các loại biên bản…
Những cô gái Trung Quốc trẻ tuổi giàu có đang nếm thử rượu vang Pháp trong trong bữa tiệc Beaujolais Nouveau tại Bắc Kinh.
“Kể cả khi những đứa trẻ này không đủ khả năng. những ông chủ vẫn muốn con mình tiếp quản công ty hơn là người ngoài.” – một ý kiến cho biết.
Một khóa học như vậy kéo dài trong 2 năm và có giá khoảng 99000 đô la, do những trường đại học danh tiếng nhất Trung Quốc như ĐH Bắc Kinh hay ĐH Thanh Hoa đảm nhiệm.
Kimmy Pan, 24 tuổi, là con trai của triệu phú ngành sinh học Jiao Tong. Sang kì sau của khóa học, cậu ta sẽ được sang Harvard tham quan. Pan được kì vọng sẽ lên làm việc thay cho bố trong 5 năm nữa.
Vào tháng 9 sắp tới, 20 lớp học đầu tiên của Yuan sẽ tốt nghiệp khóa học 2 năm, và đang chịu đựng sức ép từ xã hội.
Video đang HOT
Những đứa trẻ giàu có của Trung Quốc hiện là một vấn đề toàn quốc khi chúng là biểu tượng của sự phân biệt giàu nghèo. Những người thừa kế tương lai này gặp nhiều chỉ trích của xã hội về cách ứng xử và thái độ đối với mọi người.
“Tôi không ưa gì những đứa trẻ thuộc thế hệ thứ 2″- cô Liu Jianhua, người bán rau quả cho quận Fengtai tại Bắc Kinh, khu tập trung hơn 151000 triệu phú mới của Trung Quốc cho biết. “Khi bọn chúng lái xe xuống phố, chúng hò hét và chửi mắng mọi người.”
“Ở phương Tây, người ta thường nói thế hệ thứ nhất xây dựng cơ nghiệp, thế hệ thứ 2 làm nó thành công, thế hệ thứ 3 phá hủy nó. Nhưng ở Trung Quốc, dường như nhiệm vụ phá hủy thuộc về thế hệ thứ 2.”- Briton Alex Newman, giảng viên trường đại học quản lý Nottingham cho biết.
Theo PLXH
Nữ sinh liều mình nhét phao thi vào 'chỗ hiểm'
Do áp lực đỗ đạt với gia đình, họ hàng, nhiều cậu ấm cô chiêu tìm mọi cách để có một chỗ ngồi trên giảng đường đại học, nhiều người không ngại thử vận may với nghìn lẻ một chiêu quay cóp ngày càng tinh vi thách thức cả giám thị.
Giấu phao vào chỗ kín
Các chiêu thức như dùng điện thoại có bluetooth, chế độ quay phim, chụp ảnh... rất dễ bị phát hiện nên nhiều sĩ tử thay vào bỏ thời gian ôn bài đã "sáng kiến" ra rất nhiều chiêu độc. M.V đang học tại một trường THPT trên địa bàn Hà Nội kể, kì thi tốt nghiệp THPT vừa rồi cô bạn cùng lớp của V đã làm phao cho yên tâm.
Phao để ở đâu cũng rất dễ bị phát hiện nên cô bé này đã liều mình nhét vào... áo ngực. "Chiêu này đố giám thị nào phát hiện, không biết bạn em đợt ấy có quay được không nhưng cứ đưa vào cho nó an tâm" - V cười.
Tôi được N.V.P (một học sinh THPT Hà Nội) bật mí cho một chiêu quay rất độc mà chỉ có "thế giới thứ ba mới nghĩ ra". P bảo nếu dùng chiêu này, tự tay các sĩ tử phải in tài liệu với phông chữ nhỏ rồi dán băng dính lên phần có chữ. Sau đó, người làm đem phần ấy nhúng vào nước sau khi chữ đã in lên phần băng keo.
Công đoạn tiếp theo P tiết lộ là đem tài liệu này ra phơi khô và cẩn thận bóc phần băng keo ra đem dán vào quản bút. Đến ngày thi sĩ tử ung dung mang "chiếc bút thần kì" này vào làm bài mà rất khó bị phát hiện.
Các phương tiện quay bài ngày càng tinh vi (Nguồn ảnh internet)
P. chia sẻ: "Mình mang vào ít nhất là 3 cây bút, bên cạnh đó chiêu này còn có thể áp dụng lên thân chai nước, hộp bút...". Nhưng P. cũng tỏ ra e ngại: "Dù sao thì cũng phải rất cẩn thận nếu cảm thấy tình hình ổn thì em mới dám thử chứ không là bị cấm thi thì coi như bao công sức đổ xuống sông xuống biển".
Có một chiêu rất độc được P. Thương - một cậu học sinh THPT N.T (Thành phố Vinh, Nghệ An) tiết lộ là kiểu phao ròng rọc ngay trên cơ thể. Người dùng phao có thể mặc áo dài tay, phía dưới lớp áo thiết kế một sợi dây kéo gấp đôi lại. Sợi dây này kéo từ mu bàn tay phải vòng qua cổ kéo sang mu bài tay trái và được che chắn cẩn thận bởi ống tay áo.Khi dùng phao người dùng kéo tài liệu ra chép thoải mái, nếu bị phát hiện chỉ cần nhẹ kéo sợi dây ở một bên tay thì toàn bộ số phao sẽ bị kéo lên che giấu khéo léo phía dưới cánh tay áo.
Các chiêu thức quay bài truyền thống là sử dụng phao biến thành ruột mèo, ruột gà...rồi nhét vào khăn tay, ống tay áo... vẫn làm các sĩ tử e ngại vì "độ an toàn không cao". Kiểu dùng phao "mp3" bằng cách thu âm toàn bộ bài giảng vào "mp3" sau đó che chắn bởi mái tóc dài cũng đã xuất hiện mấy năm gần đây. Cách này được các nữ sinh ưa chuộng hơn nhưng năm nay thời tiết nắng nóng bất thường nếu nữ sinh thả tóc xuề xòa rất dễ gây chú ý của giám thị.
Trên nhiều diễn đàn cũng nhan nhản các kinh nghiệm dùng phao trót lọt với khẩu hiệu đại loại như "Kiểu nào nguy hiểm nhất là an toàn nhất", "Bí quyết dùng phao hiệu quả nhất chính là sự bình tĩnh khi rơi vào tầm ngắm của các bu (giám thị)".
Các diễn đàn này cũng đưa ra 1001 kiểu quay tinh vi với các tên gọi như: Technology (Công nghệ - tức là dùng mp3, điện thoại di động), Classical (Cổ điển- dùng phao thu nhỏ dạng ruột mèo, ruột gà...), Low Grade (Nguyên bản)... hay Body Painting (dùng bút viết lên người).
"Kiếm củi ba năm thiêu một giờ"
Hầu hết những người sử dụng phao là những sĩ tử không tự tin vào học lực của mình. Thời gian "săn" các loại phao cũng khiến các sĩ tử mất đi một khoảng thời gian quý báu để rà soát lại kiến thức. Bên cạnh đó, khi vào phòng thi, tâm lí nơm nớp lo sợ bị phát hiện liệu có sĩ tử nào có thể hoàn thành được bài thi?
H. N (sinh năm 1990, Yên Thế, Bắc Giang) đã hai năm dự thi đại học nhưng đều ra về tay không. H bảo nếu lần này trượt, em sẽ phải vào miền Nam giúp việc cho quán cà phê của một người chị họ nên lần thi này N. quyết định làm liều.
Một chiêu quay bài "hiểm" của nữ sinh (Nguồn ảnh internet)
N. bảo: "Em chuẩn bị phao cho yên tâm chứ nhìn giám thị nghiêm khắc chắc gì em đã dám quay". Khác với N, cô bạn H. là một con cưng của một gia đình khá giả tại Hà Nội. Biết sức học của con, mẹ H. đã sớm lo liệu cho cô một suất du học để cô bé "mang chuông đi đánh xứ người" nếu như trượt kì thi đại học năm nay.
Tuy nhiên, cô bạn này lại không muốn theo sự sắp đạt của đấng sinh thành vì còn bạn bè thân thiết ở nhà, bên cạnh đó anh chàng người yêu của H. cũng phản đối quyết liệt chuyện du học của cô.
Bởi vậy, bằng mọi giá H. tìm cách để đỗ đại học hoặc cao đẳng. "Nước đến chân mới nhảy" nên cô bạn này cũng nhiều lần tìm đến chợ phao và bỏ một khoản không nhỏ nhằm phó mặc cho sự may rủi.
Theo Vietnamnet
'Cậu ấm, cô chiêu' kể chuyện đi thi đại học Sinh ra trong "nhung lụa", những cậu ấm cô chiêu luôn được bố mẹ cưng chiều, thích gì có nấy. Ngay cả chuyện thi ĐH của những "công chúa, hoàng tử" này cũng lắm chuyện khác người. Trong khi giá phòng trọ được đẩy "lên trời" khiến không ít phụ huynh méo mặt, vã mồ hôi thì với những gia đình khá giả...