Trường học đang hoạt động bị ‘người lạ’ rao bán
Nhiều phụ huynh học sinh đã tỏ ra lo lắng khi Trường phổ thông Thái Bình Dương, đường Trần Phú, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ đang hoạt động đột nhiên bị rao bán.
Trường phổ thông Thái Bình Dương bị rao bán
Chiều 1.6, trao đổi với PV Thanh Niên về thông tin rao bán Trường phổ thông Thái Bình Dương trên trang facebook chuyên mua bán bất động sản, ông Nguyễn Thanh Thống, đại diện Hội đồng quản trị nhà trường, khẳng định: “Những thông tin đăng rao bán trên mạng là sai sự thật. Trường đang hoạt động bình thường và không hề có nhu cầu cần bán như thông tin đã đăng tải”.
Ông Nguyễn Thanh Thống, đại diện Hội đồng quản trị Trường phổ thông Thái Bình DươngẢNH ĐÌNH TUYỂN
Trước đó, cuối tháng 5, trên một trang mạng xã hội facebook chuyên mua bán bất động sản đã xuất hiện tin rao bán Trường Thái Bình Dương với giá 100 tỉ đồng (thương lượng). Tin rao bán còn mô tả diện tích đất hơn 3.200 m2 , vị trí thuận lợi cho kinh doanh dịch vụ nhà hàng khách sạn, trường học. Kèm theo đó là hình ảnh trường học, sơ đồ đất, số điện thoại liên lạc để mua đất… Tuy nhiên, khi liên lạc vào số điện thoại trên, giọng một người đàn ông cho biết chỉ lấy thông tin bán đất trên từ một người bạn và cũng không biết rõ là bán hay không.
Video đang HOT
Thông tin rao bán Trường phổ thông Thái Bình DươngẢNH CHỤP TỪ FACEBOOK
Công văn gửi cơ quan chức năng của Trường Thái Bình DươngẢNH: ĐÌNH TUYỂN
“Thông tin rao bán bịa đặt trên đã ảnh hưởng đến uy tín của trường, một số phụ huynh lo lắng gọi cho trường hỏi. Ngay sau đó, trường đã phải thông báo rộng rãi trên website; đồng thời đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc xử lý những nội dung bịa đặt”, ông Thống nói.
Được biết, Trường phổ thông Thái Bình Dương thành lập từ năm 2007, là trường có yếu tố nước ngoài áp dụng chuẩn tiếng Anh quốc tế; hiện trường có 470 học sinh từ bậc học mầm non đến cấp 3.
Theo TNO
Bộ Giáo dục "ráo riết" xây dựng khung quy tắc ứng xử trong trường học
Bộ GD&ĐT vừa mời các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện Sở GDĐT, trường phổ thông cùng góp ý cho dự thảo đầu tiên của khung "Quy tắc ứng xử trong trường học". Dự kiến bộ khung qui tắc ứng xử sẽ được ban hành trước thềm năm học mới 2018-2019.
TS Phùng Khắc Bình - nguyên Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh sinh viên, Phó trưởng nhóm nghiên cứu - cho biết, bộ quy tắc ứng xử trong trường có vai trò điều chỉnh cách thức ứng xử của các thành viên trong nhà trường theo văn hóa, thuần phong mỹ tục Việt Nam. Đồng thời, tạo môi trường làm việc, học tập thân thiện, hợp tác, trách nhiệm, cởi mở, trung thực, văn minh, dân chủ trong nhà trường.
Bộ quy tắc ứng xử được xây dựng dựa trên nguyên tắc đảm bảo định hướng giáo dục đạo đức, lối sống và hoàn thiện nhân cách học sinh, sinh viên; phù hợp với chuẩn mực đạo đức đã được xã hội thừa nhận; phù hợp với quy định của pháp luật và với mục tiêu, đặc điểm của nhà trường, ngành Giáo dục...
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa: "Bộ đang cố gắng để ban hành bộ khung qui tắc ứng xử trước thềm năm học mới 2018-2019"
Ông Bùi Văn Linh - Phó Vụ trưởng, Phụ trách Vụ Giáo dục chính trị và Công tác Học sinh sinh viên (Bộ GDĐT) cho biết, ở Việt Nam, quy tắc ứng xử trong trường học đã được triển khai thực hiện trong toàn Ngành khi triển khai Phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" từ năm 2008. Hầu hết các trường phổ thông đều đã tổ chức xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử.
Theo báo cáo của 50 Sở GD-ĐT, 100 trường đại học và cao đẳng sư phạm, đến tháng 3/2018, đã có 68,7% các trường phổ thông ban hành và thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa; trong đó 54,6% trường thực hiện nghiêm túc và có chế tài xử lý vi phạm; 80% cơ sở đào tạo đã ban hành quy tắc ứng xử văn hóa, trong đó có 58% số trường thực hiện và có chế tài xử lý vi phạm.
Ông Linh cho rằng, nhìn chung, bộ quy tắc ứng xử trong các trường học hiện nay còn khá chung chung, dài, khó nhớ, khó thực hiện, một số còn mang tính hình thức.
Ở nhiều trường, nội dung của quy tắc ứng xử chủ yếu nêu lại một số điều trong quy chế nhà trường. Việc cập nhật tình hình, điều kiện của địa phương, nhà trường để đưa những quy định cụ thể, có nét riêng phù hợp vào quy tắc ứng xử còn rất ít.
Một số trường tham khảo nội dung của trường khác và có nhiều phần nội dung hoàn toàn giống nhau, chưa thể hiện được các nội dung cụ thể, đặc thù của trường mình.
Tại hội thảo, đại diện các Sở GDĐT, nhà trường đều khẳng định sự cần thiết của việc Bộ xây dựng bộ khung quy tắc ứng xử trong trường học để các nhà trường cụ thể hóa phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường.
Đồng thời đưa ra những ý kiến góp ý cho dự thảo, từ các giá trị cốt lõi được nhóm nghiên cứu đề xuất, hành vi nên làm và không được làm; xác định các chủ thể trong nhà trường...
Đại diện một số trường phổ thông đã chia sẻ kinh nghiệm từ thực tế triển khai xây dựng bộ quy tắc ứng xử của trường phù hợp, khả thi.
Lắng nghe ý kiến góp ý, Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thị Nghĩa yêu cầu, sau hội thảo, nhóm nghiên cứu tiếp thu, hoàn thiện, sau đó Bộ sẽ tổ chức thẩm định kết quả nghiên cứu.
Sau khi tiếp thu, hoàn thiện nội dung dự thảo khung qui tắc ứng xử trong trường học, Bộ sẽ tiến hành đăng mạng để xin ý kiến rộng rãi các cơ sở giáo dục, cán bộ quản lý, nhà giáo, HSSV và xã hội...
"Bộ đang cố gắng để ban hành bộ khung qui tắc ứng xử trước thềm năm học mới 2018-2019" - Thứ trưởng Nghĩa nhấn mạnh.
Được biết, chỉ bốn tháng đầu năm 2018, Bộ GD-ĐT đã 7 lần có văn bản chỉ đạo về những sự vụ liên quan tới ứng xử của giáo viên với học sinh và phụ huynh.
Linh Bùi
Theo Dân trí
Cà Mau: Hơn 260 giáo viên hợp đồng chuẩn bị mất việc Chủ tịch tỉnh Cà Mau mới đây có chỉ đạo các địa phương và đơn vị chấm dứt hợp đồng đối với hơn 260 giáo viên hợp đồng theo đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau kể từ ngày 1/7/2018. Ngày 25/5, nguồn tin của PV Dân trí cho biết, mới đây, Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau...