Trường học Anh vật lộn với Covid-19
Chính phủ tuyên bố ưu tiên học trực tiếp dù nhiều trường vẫn đang vật lộn với hậu quả của dịch bệnh do thiếu giáo viên, số học sinh nhiễm bệnh tăng.
Trong tuần này, một trường học ở Devon thiếu 1/3 nhân viên. Trong khi đó, trường khác ở Wiltshire buộc phải cho các nhóm học sinh năm hai học ở nhà nửa kỳ; trường THCS tại Buckinghamshire đóng cửa và chuyển sang học trực tuyến.
Jules White, hiệu trưởng trường Tanbridge ở Horsham, West Sussex, cho biết đến nay, khoảng 200 học sinh trường ông đã nhiễm bệnh. Áp lực của việc hỗ trợ học sinh, những em bị gián đoạn học tập, rất lớn; đặc biệt khi các nhân viên trường cũng phải cách ly 10 ngày. White thừa nhận “niềm tin vào chính phủ đang giảm dần” khi nhà chức trách tuyên bố “trẻ em đi học là ưu tiên hàng đầu”.
Các trường đã áp dụng nhiều biện pháp hạn chế tiếp xúc nhưng theo nhiều tổ chức, một số trường chậm trễ trong việc phòng dịch vì thiếu lời khuyên rõ ràng. Julie McCulloch, Giám đốc chính sách của Hiệp hội các nhà lãnh đạo trường và đại học (ASCL), cho biết nhiều trường cảm thấy mình phải quản lý một cuộc khủng hoảng y tế công cộng mà không nhận được đủ hỗ trợ.
Trong một cuộc khảo sát gần đây của ASCL, hơn 90% hiệu trưởng cho biết việc giảng dạy, học tập bị ảnh hưởng vì nhiều học sinh, giáo viên phải nghỉ ở nhà do ảnh hưởng của Covid-19.
Ben Davis, hiệu trưởng trường Trung học St Ambrose Barlow RC ở Wardley, Greater Manchester, cho rằng “chưa có nhiệm kỳ nào khó khăn như thế trong suốt đại dịch”. “Các trường bị ném vào vấn đề này mà không có biện pháp hay hạn chế nào, vậy mà chúng tôi được yêu cầu giải quyết nó”, ông nói.
Ở trường của Davis, tỷ lệ lây nhiễm Covid-19 đã cao hơn trước rất nhiều với 80 người nhiễm bệnh cùng thời điểm, trong đó có 14 nhân viên. Nhà trường đã tái thiết lập quy định đeo khẩu trang. Davis cho biết việc này rất khó để đạt được sự hợp tác vì trẻ em không bị yêu cầu đeo khẩu trang ở nơi nào khác.
Ben Davis, Hiệu trưởng trường Trung học St Ambrose Barlow RC ở Wardley, Greater Manchester. Ảnh: The Guardian
Tại Cornwall, tình trạng của các trường học cũng không khá hơn. Theo David Barton, Giám đốc điều hành Hiệp hội Hiệu trưởng các trường trung học Cornwall, hàng loạt trường đã phải đóng cửa do áp lực thiếu hụt nhân sự. Tỷ lệ nhiễm Covid-19 tại đây cao nhất kể từ mùa hè và không ngừng tăng với 555 ca nhiễm trên 100.000 dân, quá nửa số đó là trẻ em ở độ tuổi đi học. Kế hoạch triển khai tiêm chủng của Chính phủ cho trẻ em 12-15 tuổi gặp nhiều khó khăn khi một nửa các trường tại Cornwall chưa được tiêm vaccine.
Ở những nơi khác, chính quyền địa phương bị các công đoàn cáo buộc đã không hỗ trợ trường học nhằm giảm thiểu số ca nhiễm. Trong khi Cambridgeshire đã yêu cầu học sinh đeo khẩu trang ở không gian chung, giãn cách xã hội và học trực tuyến, tình hình lại rất khác ở nhiều khu vực còn lại của đất nước, bao gồm Northamptonshire, nơi có tỷ lệ nhiễm cao nhất cả nước với 642 ca trên 100.000 dân.
Ngày 11/10, một lá thư từ sáu tổ chức công đoàn được gửi đến đại diện chính quyền địa phương và ngành y tế trên khắp nước Anh, yêu cầu thực hiện các biện pháp khẩn cấp để giữ an toàn cho học sinh trong trường học. Cuối cùng, Northamptonshire chuyển sang yêu cầu đeo khẩu trang trong trường. Lucy Wightman, Giám đốc về sức khỏe cộng đồng tại các hội đồng North và West Northamptonshire, cho biết cơ quan y tế không có quyền thay thế các hướng dẫn của cơ quan giáo dục mà chỉ có thể đưa lời khuyên cho các trường.
Người phát ngôn của Bộ Giáo dục cho biết, các biện pháp bảo vệ được áp dụng trong trường học tạo ra sự cân bằng giữa việc quản lý nguy cơ lây nhiễm (tăng cường sự thông thoáng, xét nghiệm thường xuyên, tiêm chủng cho học sinh, nhân viên) và giảm thiểu tối đa sự gián đoạn giáo dục.
“Nếu tỷ lệ nhiễm Covid-19 đặc biệt cao ở các trường phổ thông, đại học, giám đốc y tế địa phương có thể đưa ra lời khuyên cho các trường, bổ sung các biện pháp tạm thời như tăng cường xét nghiệm. Nhưng dù sao, dạy trực tiếp vẫn nên được ưu tiên”, người này nói.
Chưa kiểm tra định kỳ ngay sau khi học sinh trở lại trường
Ngày 22.10, Bộ GD-ĐT ban hành Công văn số 4808 về việc thực hiện các biện pháp củng cố, tăng cường chất lượng dạy học khi học sinh (HS) trở lại trường học tập.
Bộ GD-ĐT quy định việc kiểm tra, đánh giá định kỳ theo hình thức trực tiếp tại trường cần được thực hiện sau một thời gian sau khi học sinh trở lại trường - PHẠM HỮU
Theo đó, Bộ GD-ĐT yêu cầu các sở GD-ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục chủ động rà soát, đánh giá, phân loại kết quả học tập trực tuyến, qua truyền hình của các nhóm đối tượng HS để điều chỉnh kế hoạch giáo dục của nhà trường phù hợp điều kiện thực tế và tình hình kiểm soát dịch Covid-19 tại địa phương. Khi HS mới trở lại trường học, nhà trường tổ chức tư vấn, hỗ trợ tâm lý, hướng dẫn thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho HS chuyển trạng thái từ học trực tuyến, học qua truyền hình sang học tập trực tiếp tại trường.
Đồng thời, tổ chức ôn tập, củng cố, bổ sung nội dung kiến thức phù hợp với các nhóm đối tượng HS có điều kiện học trực tuyến; dạy bổ sung những nội dung kiến thức còn thiếu kết hợp với ôn tập, củng cố nội dung kiến thức phù hợp với các nhóm đối tượng HS không có điều kiện học trực tuyến, nhất là đối với các HS không tiếp cận được truyền hình, HS chuyển trường do phải di chuyển nơi cư trú để phòng, tránh dịch bệnh.
Covid-19 sáng 23.10: 881.522 ca nhiễm, 803.326 ca khỏi | TP.HCM hỗ trợ đợt 3 đến tháng 11
Công văn của Bộ GD-ĐT cũng lưu ý các cơ sở giáo dục sử dụng hiệu quả thời gian HS được đến trường để tiếp tục tổ chức dạy học trực tiếp các nội dung cơ bản, cốt lõi theo các văn bản hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học của Bộ GD-ĐT phù hợp với điều kiện của nhà trường và đối tượng HS, tránh gây áp lực, quá tải đối với HS.
"Việc kiểm tra, đánh giá định kỳ theo hình thức trực tiếp tại trường cần được thực hiện sau một thời gian HS đã được ôn tập, củng cố, bổ sung nội dung kiến thức", công văn nêu rõ, đồng thời lưu ý việc duy trì tổ chức dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình phù hợp với kế hoạch tổ chức dạy học trực tiếp. Cụ thể, đối với các trường cho HS đi học bình thường, tiếp tục sử dụng hệ thống học liệu dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình hỗ trợ dạy học trực tiếp; đối với các trường chia nhóm cho HS đến trường học tập, tổ chức dạy học trực tuyến thay thế dạy học trực tiếp với các nội dung phù hợp để bảo đảm tiến độ thực hiện chương trình.
Trà Vinh hỗ trợ thiết bị học tập cho học sinh Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chương trình "Sóng và máy tính cho em", đến nay, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh, các sở, ngành trong tỉnh đã tiếp nhận và phối hợp cùng các địa phương hỗ trợ 1.400 tivi 32 inch với trị giá gần 2 tỷ đồng giúp học sinh nghèo...