Trường Fulbright và hành trình ‘Việt Nam hóa’ tri thức toàn cầu
Hơn 30 năm trước, khi được các nhà lãnh đạo Việt Nam mời trở lại thăm Hà Nội, cựu lính thủy đánh bộ trong chiến tranh Việt Nam, ông Thomas Vallely, khi đó là Giám đốc Chương trình Việt Nam tại Đại học Harvard không thể nào hình dung đó sẽ là điểm khởi đầu cho hành trình kiến tạo một di sản giáo dục quan trọng bậc nhất trong quan hệ Việt-Mỹ.
Giáo sư Perkins trong cuộc gặp với ông Nguyễn Cơ Thạch.
Khởi nguồn từ Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (FETP), một chương trình hợp tác giữa Trường Quản lý Nhà nước Kennedy, Đại học Harvard và Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh thành lập năm 1994, sau 25 năm, Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright đã ghi tên mình vào bản đồ các trường chính sách công đẳng cấp quốc tế khi trở thành chương trình đầu tiên ở Đông Nam Á đạt chuẩn kiểm định của NASPAA.
Từ một chuyến đi học về kinh tế thị trường cho các nhà lãnh đạo Việt Nam
Đầu năm 1989, khi ông Thomas Vallely cùng Giáo sư Dwight Perkins, lúc đó là Giám đốc Viện Phát triển Quốc tế Harvard đến thăm Việt Nam, hai nước còn chưa bình thường hóa quan hệ. Họ phải bay qua Thái Lan rồi nhận visa ngay tại cửa khẩu Nội Bài – ông Vallely nhớ lại.
Việt Nam thời bấy giờ mới bắt đầu tiến trình Đổi mới và đang đương đầu với một cuôc khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Lạm phát vượt quá 400%. Mùa đông năm 1987-1988, phần lớn dân số miền Bắc và miền Trung phải chịu cảnh thiếu lương thực. Năm 1989, sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu, các đối tác thương mại và viện trợ chủ chốt của Việt Nam đẩy đất nước lún sâu hơn vào khủng hoảng. Ấn tượng của nhóm Harvard về Hà Nội thuở ấy là “các kệ hàng trống trơn, khách sạn hầu như không có và các con đường toàn người đi xe đạp, hãn hữu lắm có vài chiếc xe Jeeps chạy qua”.
Những vết thương chiến tranh với Mỹ đã cản trở bất kỳ khả năng hợp tác nào, trong khi “hầu như có rất ít người hiểu biết về kinh tế học để chúng tôi có thể nói chuyện được”, Giáo sư Perkins kể. Ngoại trưởng Việt Nam khi ấy, ông Nguyễn Cơ Thạch chia sẻ với nhóm giáo sư Harvard rằng ông phải đọc và dịch sang tiếng Việt cuốn Kinh tế học của Paul Samuelson để tìm hiểu về các khái niệm của kinh tế thị trường – bất kỳ điều gì để tìm ra con đường thoát khỏi hiện trạng đổ nát hoang tàn thời hậu chiến.
Tầm nhìn thực tế này của các nhà lãnh đạo Việt Nam đã đóng vai trò tiên quyết cho sự hình thành của trường Fulbright. Ngược với những lo ngại ban đầu, nhóm chuyên gia của Harvard thấy mình được chào đón ở Việt Nam và đươc tạo điều kiện nghiên cứu bất kỳ vấn đề kinh tế quan trọng nào (nông nghiệp và công nghiệp là hai trọng tâm nghiên cứu ban đầu). Những kết quả nghiên cứu đầu tiên được tập hợp thành cuốn Theo hướng Rồng bay, xuất bản vào năm 1994, trong đó các tác giả ứng dụng lý thuyết kinh tế thị trường để giải thích ý nghĩa của những cân đối kinh tế cơ bản trong nền kinh tế “định hướng thị trường” ở Việt Nam, từ đó đề xuất những chính sách về kinh tế vĩ mô, kinh tế ngành với hoài bão là Việt Nam sẽ tận dụng những tiềm năng quý báu của mình để hóa rồng như kinh nghiệm của một số con rồng ở Đông Á.
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung, người được Bộ Ngoại giao phân công đi phiên dịch trong những trao đổi của đoàn giáo sư Harvard với ông Đào Duy Tùng, Thường trực Ban Bí thư khi đó, kể rằng cuốn “Theo hướng rồng bay” đã được đón nhận nhiệt tình và được nhiều nhà lãnh đạo cấp cao chuyền tay đọc. “Theo hướng rồng bay” đã thực sự có “đóng góp nổi bật vào tiến trình đổi mới”, nguyên Bộ trưởng Nông nghiệp Cao Đức Phát, người tham gia hỗ trợ nhóm nghiên cứu nhận xét.
Nhưng có lẽ, những nỗ lực giáo dục mà chương trình Việt Nam của Harvard đã triển khai mới để lại dấu ấn lâu dài hơn cả. Trong những năm 1990 và 1991, Thomas Vallely và David Dapice, một nhà kinh tế khác của Viện Phát triển Quốc tế Harvard đã tổ chức hai chuyến tham quan, khảo sát cho các nhà hoạch định chính sách, các bộ trưởng phụ trách kinh tế và nhiều quan chức cấp cao khác của Việt Nam đến Indonesia, Hàn Quốc, Đài Loan và Thái Lan. Đối với nhiều thành viên, chuyến đi là cơ hội ban đầu để gặp gỡ những đồng sự chịu trách nhiệm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện mức sống người dân.
Mỗi khi thành viên trong đoàn bắt gặp điều gì họ thích thú, họ hỏi ngay lập tức “chúng tôi có thể làm được điều này bằng cách nào?”, Vallely nhớ lại. Tiến sĩ Dapice trực tiếp giải thích với đoàn những nguyên lý kinh tế, như: làm thế nào để giảm thiểu rủi ro của sự thiếu hụt phân bón vốn không được trù tính trước trong kinh tế kế hoạch hóa, chẳng hạn như bằng cách mua bán với các nhà cung cấp nước ngoài và cho phép giá cả tăng lên để thu hút những người bán.
Video đang HOT
Các buổi trao đổi, theo lời kể của Tiến sĩ Dapice, xoay quanh nhiều chủ đề, từ vai trò của giáo dục và tổ chức của xã hội hiện đại, cho đến những đối thoại thẳng thắn về những vấn đề mà các nhà lãnh đạo Việt Nam rất quan tâm như tiền bạc và quyền lực có mối quan hệ ra sao, tham nhũng xảy ra như thế nào. Trong các thành viên tham gia chuyến học tập ngày ấy có ông Phan Văn Khải, người trở thành Thủ tướng Việt Nam từ năm 1997 đến năm 2006, một trong những nhà cải cách, nhà kỹ trị có đóng góp quan trọng nhất trong thời kỳ đất nước cải cách, mở cửa.
Sau này, cố Thủ tướng Phan Văn Khải từng chia sẻ, ông đã học hỏi được rất nhiều điều, đặc biệt về nền kinh tế thị trường chỉ qua các buổi gặp gỡ, trao đổi, thảo luận này với nhóm giáo sư Harvard. “Những kiến thức đó, tôi đã áp dụng thành công trong thời kỳ đương nhiệm, góp phần đưa đất nước phát triển”, ông Khải phát biểu trong buổi lễ trao bằng tốt nghiệp cho những thạc sĩ chính sách công khóa đầu tiên của Trường Fulbright năm 2010.
Ông Thomas Vallely – Cha đẻ của Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright.
… đến hành trình “Việt Nam hóa” tri thức toàn cầu
Ấn tượng về chuyến tham quan học hỏi về kinh tế thị trường ở các nước châu Á sâu sắc đến mức ý tưởng về sự hiện diện của Harvard ngay tại Việt Nam để giúp đào tạo các kiến thức kinh tế học ứng dụng cho các nhà quản lý, cán bộ Việt Nam không còn là một mơ ước viển vông về mặt chính trị nữa, dù khi đó hai nước còn chưa bình thường hóa quan hệ. Đại học Kinh tế TP.HCM được chọn để hơp tác cùng Chương trình Việt Nam, Đại học Harvard thành lập Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Năm 1994, cơ sở đào tạo của FETP được khởi công xây dựng tại khu đất Võ Thị Sáu, quận 3, với số vốn 1,750,000 USD tài trợ của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Khi mới bắt đầu, FETP tổ chức các khóa đào tạo một năm về kinh tế học, mô phỏng chương trình giảng dạy của Trường Harvard Kennedy. Các giảng viên kì cựu được huy động từ những trường đại học hàng đầu của Mỹ – trong số đó có Giáo sư Perkins, người đứng lớp một khóa học mô phỏng lớp về Kinh tế Phát triển Đông Á của ông ở Harvard, Giáo sư Dapice (Đại học Tufts), và Giáo sư James Riedel (Đại học John Hopkins)…với sự giúp sức của nhóm trợ giảng người Việt.
“Khi đó, chúng tôi dạy các khóa kinh tế học tân cổ điển theo đúng cách mà bạn sẽ học ở Harvard. Chúng tôi sử dụng sách giáo khoa Mỹ và không thực sự kết nối những gì chúng tôi giảng dạy với các vấn đề chính sách công ở Việt Nam khi đó”, ông Thomas Vallely kể lại.
Nhưng với các thế hệ học viên những khóa đầu tiên của FETP, dù chương trình chỉ giảng dạy những kiến thức kinh tế học kinh điển của thế giới, thì với họ, vẫn như mở ra “một bầu trời hoàn toàn mới mẻ” mà ở đó, họ được “làm mới lại từ tư duy cho đến tri thức”.
Ông Cao Văn Trọng, Chủ tịch tỉnh Bến Tre, một trong những học viên khóa đầu tiên (1994-1995), nhớ lại khi tham gia chương trình, ông đã có bằng cử nhân kinh tế công nghiệp của Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Thế nhưng, một năm ở FETP, ông thấy mình và các bạn học hào hứng khám phá “những kiến thức hoàn toàn mới mẻ về kinh tế vi mô và vĩ mô, về các công cụ điều hành nền kinh tế, đặc biệt là hai công cụ vô cùng quan trọng trong nền kinh tế thị trường: Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ”.
Khi máy tính và Internet vẫn còn là khái niệm xa vời với hầu hết dân số Việt Nam (cuối năm 1997 Việt Nam mới hòa mạng Internet toàn cầu), thì những học viên FETP đã được hướng dẫn học và sử dụng thành thạo máy tính và Internet phục vụ cho công việc học tập và nghiên cứu.
Hiệu trưởng Trường Quản lý Nhà nước Harvard Kennedy Doug Elmendorf có bài giảng với công chúng và cựu học viên, học viên Cao học Fulbright về Kinh tế Toàn cầu.
Phải mất 5-6 năm sau, theo ông Vallely, khi những quan sát, nghiên cứu và trải nghiệm về Việt Nam của nhóm giảng viên FETP đủ toàn diện và sâu sắc để đưa những vấn đề thực tiễn sinh động của Việt Nam vào trọng tâm chương trình đào tạo. Có những môn học đặc trưng chỉ có ở Fulbright như Tiếp thị địa phương, Thẩm định dự án đầu tư, Mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường…” Ở những nền kinh tế phát triển, những vấn đề này không nóng bỏng và có nhiều tính thời sự. Nhưng trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi và bước vào giai đoạn đòi hỏi cải cách quyết liệt, những khái niệm và kiến thức mới này trở nên hết sức quan trọng”, Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh giải thích.
Ngay cả trong những môn học mang tính lý thuyết và kinh điển của mọi chương trình đào tạo kinh tế hay chính sách công tiêu chuẩn như Kinh tế học vi mô, Kinh tế lượng…các giảng viên Fulbright vẫn lồng ghép những tình huống thực tiễn của Việt Nam để người học có thể áp dụng ngay những gì mình học vào việc giải quyết một vấn đề về quản lý hay về phân tích chính sách.
Ông Phan Chánh Dưỡng, giảng viên môn Tiếp thị địa phương của Trường Fulbright, một môn học dạy học viên cách thức làm thế nào để thúc đẩy đầu tư và phát triển kinh tế địa phương. Bằng những trải nghiệm sâu sát thực tế của một người tham gia sáng lập khu chế xuất Tân Thuận, khu chế xuất đầu tiên của cả nước đầu những năm 1990, và sau này là khu đô thị Phú Mỹ Hưng, từ một vùng đầm lầy hoang vu trở thành trung tâm kinh tế – tài chính phồn thịnh của TP.HCM ngày nay, ông Dưỡng đã biến mỗi giờ học thành những cuộc thảo luận sôi nổi về những tình huống và câu hỏi mà mỗi học viên đối mặt trong thực tiễn công việc của họ.
“Nếu như ở trường Harvard Kennedy, các khóa học tập trung vào lý thuyết và xây dựng các mô hình để cố gắng tìm hiểu cách thức vận hành của thế giới thì ở đây, học viên luôn trăn trở với những vấn đề mà Việt Nam phải đối mặt – làm thế nào để bạn tìm ra giải pháp, làm thế nào bạn đến được đó?”, ông Dưỡng nhận xét.
Đưa những vấn đề thực tiễn vào lớp học, tranh luận cùng giảng viên và bạn học để tìm ra giải pháp thực tế và sáng tạo đã trở thành một truyền thống của các học viên trường Fulbright. Từ chính sách môi trường và năng lượng cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long hay thúc đẩy hiệu quả các dự án đối tác công tư (PPP) cho đến xây dựng một nền quản trị nhà nước hiện đại, luận văn tốt nghiệp của các học viên Fulbright là những bài phân tích chính sách hết sức thực tiễn mà họ có thể tiếp tục theo đuổi khi rời trường, trở về với công việc hàng ngày.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung, Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Nguyễn Quốc Cường và ông Thomas Vallely, Giám đốc Chương trình Việt Nam Đại học Harvard, người sáng lập Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright và Đại học Fulbright Việt Nam tại Đại học Harvard.
Một trong những cựu học viên chương trình Đào tạo cao cấp của FETP những khóa đầu tiên, ông Nguyễn Xuân Phúc, trong thời gian làm lãnh đạo Quảng Nam những năm 2000, đã để lại nhiều dấu ấn đậm nét với các chính sách và sáng kiến phát triển kinh tế vùng, mà nổi bật là Khu kinh tế mở Chu Lai và thành phố Hội An.
Ông Thomas Vallely nhớ lại, nhóm giảng viên Fulbright được ông Phúc mời đến thăm Quảng Nam và chia sẻ tầm nhìn biến Hội An, khi ấy vẫn còn vắng khách, trở thành một điểm đến sống động. Lúc đó, Quảng Nam cũng dự định xây một nhà máy nhiệt điện than. Giáo sư David Dapice đã góp ý thẳng thắn với người học trò cũ rằng: “Ông chỉ có thể chọn hoặc du lịch, hoặc nhiệt điện. Quảng Nam không thể vừa có Hội An như ông muốn, vừa có nhà máy nhiệt điện”.
Giờ đây, Hội An đã trở thành điểm đến du lịch được toàn thế giới biết đến. Còn Chủ tịch tỉnh Quảng Nam năm xưa, nay đã là Thủ tướng Chính phủ.
Còn với Chủ tịch tỉnh Bến Tre, dù những kiến thức cơ bản ông học cách đây 25 năm giờ đã lạc hậu nhưng “Cái mà tôi học được ở trường Fulbright là cách tiếp cận vấn đề, phương pháp tư duy, phương pháp nhìn nó soi rọi nó ở nhiều chiều khác nhau và cái đấy không bao giờ cũ”, ông Cao Văn Trọng chia sẻ trong một bữa ăn tối với Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh.
Lộ diện SV đoạt giải đặc biệt hội thi "Olympic kinh tế lượng và ứng dụng"
Chiều 27/6, Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc "Olympic kinh tế lượng và ứng dụng" lần thứ V đã kết thúc. Giải đặc biệt đã thuộc về nhóm sinh viên trường đại học Ngoại Thương TP.Hồ Chí Minh.
Sau một thời gian làm việc khẩn trương, nghiêm túc và hết sức công tâm, Ban Giám khảo Hội thi đã lựa chọn được 14 giải Ba, 8 giải Nhì, 4 giải Nhất và 1 giải đặc biệt. Cụ thể các nhóm sinh viên đoạt giải như sau:
Giải đặc biệt thuộc về nhóm học sinh Lưu Hồng Minh Phương; Tô Phương Uyên của trường đại học Ngoại Thương TP.Hồ Chí Minh với đề tài "Online ticker searches and abnormal stock returns: Evidence from Vietnam".
Sinh viên Lưu Hồng Minh Phương và Tô Phương Uyên đoạt giải đặc biệt
Giải nhất thuộc về trường Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh với đề tài "Optimal portfolio selection based on shrinkage towards single index model: An empirical study on Vietnam stock market";
Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh với đề tài "Tái cấu trúc vốn và quyết định M&AS của doanh nghiệp thâu tóm: Bằng chứng tại Việt Nam";
Trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh nhận 2 giải nhất với 2 đề tài "The black-litterman model for portfolio optimization" và "Estimating value-at-risk of portfolio by Garch-Copula method".
Đại diện các đội thi đoạt giải nhất lên nhận bằng khen cùng phần thưởng của Hội thi
Theo thông tin từ Ban tổ chức, Hội thi Khoa học sinh viên toàn quốc "Olympic kinh tế lượng và ứng dụng" sẽ được tổ chức hàng năm nhằm thúc đẩy tính thực tiễn và định lượng trong nghiên cứu khoa học tại trường đại học; Từ đó chương trình mong muốn có thể tạo ra sân chơi bổ ích, môi trường đa dạng để sinh viên có cơ hội tu dưỡng, rèn luyện, tiếp tục phấn đấu học tập.
Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh tuyển sinh khóa đầu tiên tại Phân hiệu Vĩnh Long Ngày 26-6, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh (UEH) tổ chức Hội nghị triển khai các chương trình đào tạo của trường tại cơ sở chính TP Hồ Chí Minh và tại Phân hiệu Vĩnh Long. Đại biểu chụp ảnh lưu niệm với đội ngũ tại cơ sở chính và Phân hiệu Vĩnh Long. Ảnh: CTV Phân hiệu Vĩnh Long...