Trường được quyết định chọn sách giáo khoa
Sáng 29-11, Sở GD-ĐT TPHCM tổ chức Hội nghị triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới (GDPTM) bậc tiểu học. Tại đây, nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại về tình hình thiếu giáo viên, quá tải cơ sở vật chất đang diễn ra ở nhiều quận, huyện.
Cô và trò Trường Tiểu học Bành Văn Trân (quận Tân Bình, TPHCM) trong một tiết học
Lo thiếu giáo viên, quá tải trường lớp
Theo ông Khưu Mạnh Hùng, Trưởng phòng GD-ĐT quận 12, năm học 2019-2020, địa phương có nhu cầu tuyển dụng 11 giáo viên tiếng Anh nhưng chỉ có 3 ứng viên trúng tuyển; sau đó 1 người không nhận nhiệm sở. “Các thầy, cô giáo tiếng Anh có xu hướng không trúng tuyển bậc THCS và THPT mới quay về thi tuyển vào tiểu học, nhưng họ không có ý định gắn bó lâu dài, họ chờ có cơ hội tốt hơn”, vị này cho biết.
Tương tự, tại huyện Bình Chánh, ông Nguyễn Trí Dũng, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Bình Chánh, bày tỏ, đội ngũ giáo viên một số môn như tiếng Anh, mỹ thuật, âm nhạc năm nào cũng thông báo tuyển dụng nhưng luôn trong tình trạng thiếu ứng viên đăng ký. Lý giải thực tế này, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP Nguyễn Văn Hiếu cho biết, chính thu nhập thiếu tính cạnh tranh nên nhiều năm qua sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành tiếng Anh các trường sư phạm không tham gia tuyển dụng giáo viên khối công lập mà “cập bến” ở các trường tư thục, trung tâm ngoại ngữ với thu nhập cao hơn.
Ngoài khó khăn về giáo viên, việc học sinh được học 2 buổi/ngày cũng là nỗi khó khăn của các quận huyện. Bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó Chủ tịch UBND quận Thủ Đức, cho biết, tỷ lệ học sinh lớp 1 được học 2 buổi/ngày hiện nay trên toàn quận mới đạt 49%. Để thực hiện yêu cầu 100% học sinh được học 2 buổi/ngày là thách thức vô cùng lớn.
Hiện nay, sĩ số bình quân học sinh/lớp ở bậc tiểu học của quận Thủ Đức là 44 học sinh/lớp, có nơi lên đến 53 học sinh/lớp, gây khó cho việc đảm bảo chất lượng giảng dạy. Tương tự, tại huyện Bình Chánh hiện có 10.418 học sinh lớp 1, tổ chức thành 286 lớp. Tỷ lệ phòng học bình quân đạt 182 phòng học/10.000 dân, trong đó một số xã như Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B có áp lực tăng dân số cơ học cao nên chỉ tổ chức dạy học 1 buổi/ngày. Với quận 12, quận dự kiến phải xây bổ sung thêm 189 phòng học để đáp ứng nhu cầu về chỗ học cho học sinh lớp 1. Hiện nay, tỷ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày toàn quận mới đạt 20,2%.
Lộ trình đảm bảo 100% học sinh khối lớp 1 được học 2 buổi/ngày
Liên quan đến công tác chuẩn bị đội ngũ giáo viên thực hiện chương trình và sách giáo khoa (SGK) GDPTM, theo bà Lâm Hồng Lãm Thúy, Phó trưởng Phòng Giáo dục tiểu học (Sở GD-ĐT TPHCM), cho biết sở đã tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng, xác định nhu cầu giáo viên ở từng môn học, lớp học, cấp học để chủ động xây dựng kế hoạch sắp xếp, bổ sung đội ngũ; phối hợp với các cơ sở đào tạo giáo viên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.
Về việc thiếu giáo viên môn tin học và công nghệ, hiện do vướng quy chế tuyển dụng (môn học này trước đây là môn tự chọn nhưng trong chương trình GDPTM sẽ chuyển thành môn học bắt buộc bắt đầu từ lớp 3), sở đã đề xuất Sở Nội vụ có hướng dẫn tháo gỡ.
Video đang HOT
Trước các băn khoăn của quận huyện nêu ra tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT, cho biết, thời điểm hiện tại công tác rà soát cơ sở vật chất và tập huấn giáo viên cốt cán chuẩn bị cho việc triển khai chương trình GDPTM cơ bản đã hoàn thành. TP đang đạt tỷ lệ 278 phòng học/10.000 dân, tuy nhiên tỷ lệ này không đồng đều giữa các quận, huyện.
Trước mắt, Sở GD-ĐT đề nghị UBND các quận, huyện có kế hoạch, lộ trình đảm bảo 100% học sinh khối 1 được học 2 buổi/ngày vào năm học 2020-2021, kết hợp đẩy mạnh xây dựng trường lớp để tiếp tục thực hiện cuốn chiếu đối với các khối lớp còn lại trong những năm học sau. Bên cạnh đó, Sở GD-ĐT đã phối hợp Sở Tài chính xây dựng kế hoạch tổng thể và từng năm của TP, thực hiện Đề án “Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2025″, cũng như xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm bổ sung thiết bị dạy học thực hiện chương trình GDPTM một cách hiệu quả.
Về SGK, ông Nguyễn Văn Hiếu, cho biết, theo chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, việc chọn lựa SGK cho học sinh lớp 1 năm học 2020-2021 sẽ do các trường thực hiện theo Nghị quyết 88. Như vậy, hiệu trưởng các trường sẽ là người quyết định sử dụng bộ sách nào cho lớp 1 sau khi tham khảo ý kiến của giáo viên, học sinh và phụ huynh. Hiện nay, Bộ GD-ĐT đã thẩm định và phê duyệt 5 bộ SGK với 32 đầu sách phục vụ việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Tuy nhiên, việc lựa chọn bộ sách nào phù hợp với đặc điểm của từng trường thì hiệu trưởng phải cân nhắc, tham khảo ý kiến của tập thể giáo viên và theo hướng dẫn về việc chọn lựa SGK của Bộ GD-ĐT.
Trước lo lắng về những bất cập khi thực hiện kiểm tra đánh giá nếu mỗi trường sử dụng một bộ sách khác nhau, ông Hiếu cho rằng: “Các trường không kiểm tra kiến thức cụ thể trong một bộ sách nào mà kiểm tra đánh giá năng lực học sinh. Vì vậy, lựa chọn học sách nào thì giáo viên cũng phải tham khảo nhiều đầu sách khác trong các bộ sách đã được thẩm định, kết hợp các tài liệu tham khảo để đạt hiệu quả giáo dục cao nhất, phù hợp với từng đối tượng học sinh của mình”.
Chương trình giáo dục phổ thông mới bắt đầu triển khai thực hiện từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1, sau đó tiếp tục thực hiện cuốn chiếu vào năm học 2021-2022 ở lớp 2, năm học 2022-2023 ở lớp 3, năm học 2023-2024 ở lớp 4 và năm học 2024-2025 ở lớp 5. Đây là chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng theo hướng mở, bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực cho người học, chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong thực tiễn.
THU TÂM
Theo SGGP
Các trường tự chọn sách giáo khoa có đảm bảo thống nhất về kiến thức, chất lượng học sinh?
Năm học 2020- 2021 tới đây, các trường được tự chọn SGK dạy học nhưng phải đảm bảo tính phù hợp, thống nhất và chất lượng đánh giá học sinh.
Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội vừa thống nhất thông qua "các cơ sở giáo dục, trực tiếp là hiệu trưởng có thẩm quyền lựa chọn sách giáo khoa (SGK) để sử dụng, dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh". Ngày 22/11 Bộ GD&ĐT từng đưa thông tin trong buổi họp báo công bố SG, theo Luật giáo dục sửa đổi UBND cấp tỉnh được quyền lựa chọn SGK.
Dù ai chọn sách cũng không được xáo trộn chương trình học
Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT cho biết, ngày 26/11 Bộ GD&ĐT trình Chính phủ báo cáo Quốc hội xin ý kiến đẩy sớm thời gian thực hiện theo Luật giáo dục sửa đổi từ ngày 1/1/2020, nhằm đảm bảo tính thống trong lựa chọn SGK cho chương trình phổ thông mới.
Tuy nhiên, các đại biểu Quốc hội cho rằng việc ban hành thông tư theo điểm C khoản 1 Điều 32 (UBND tỉnh có quyền lựa chọn SGK) của Luật sửa đổi chưa phù hợp với hiệu lực thi hành của Luật Giáo dục (sửa đổi) vào thời điểm hiện hành.
Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT.
Do vậy, việc chọn SGK lớp 1 năm học tới vẫn sẽ thực hiện theo Nghị quyết 88 của Quốc hội. Nhưng Bộ GD&ĐT không bị động vì vẫn đang trong quá trình xây dựng song song cả hai dự thảo, thông tư quy định chọn SGK. Một dự thảo thực hiện theo Nghị quyết 88, một dự thảo thực hiện theo Luật giáo dục (sửa đổi).
Ông Thành khẳng định, Bộ GD&ĐT có tính toán đến các phương án dự trù từ trước. Việc công bố dự thảo thông tư quy định chọn SGK lớp 1 (theo Nghị quyết 88) để xin ý kiến góp ý vẫn theo đúng tiến độ đề ra để kịp cho việc chuẩn bị "thay sách" từ năm học 2020 - 2021.
Chỉ có điều, thông tư này khi ban hành sẽ chỉ có hiệu lực từ 1/1/2020 đến hết tháng 30/6/2020. Vì từ 1/7/2020, Luật giáo dục (sửa đổi) có hiệu lực thi hành thì việc chọn SGK khi ấy sẽ giao cho UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm; Bộ GD&ĐT sẽ ban hành một thông tư mới căn cứ theo quy định này trong Luật sửa đổi.
Cụ thể hơn, ông Thành cho biết, dự kiến trong thông tư hướng dẫn tới đây, Hội đồng chọn SGK cấp cơ sở giáo dục bao gồm: Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu của cơ sở giáo dục, các thành viên còn lại là hiệu phó, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên của các bộ môn...
Khi để các cơ sở giáo dục có quyền chọn SGK lớp 1 thì trong cùng một quận/huyện, mỗi trường tiểu học sẽ có hiện tượng chọn nhiều loại SGK khác nhau để dạy học. Tuy nhiên, theo ông Thành, dù giao cho các nhà trường chọn SGK, nhưng Phòng và Sở GD&ĐT các địa phương vẫn phải có trách nhiệm tiếp nhận báo cáo, tổng hợp số lượng, loại SGK được chọn.
Đặc biệt, trước băn khoăn của dư luận khi cùng trong một huyện/tỉnh lại có nhiều bộ SGK được đưa vào dạy, liệu sẽ có độ chênh lệch về mặt kiến thức giữa học sinh các trường với nhau?
Ông Thành chỉ ra rằng, Bộ GD&ĐT đã tính toán trước các phương án, khi có nhiều SGK thì việc đánh giá thi cử sẽ bám sát theo mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình, chứ không theo bất cứ một SGK nào.
Người học là chính, SGK là phụ
Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình GDPT tổng thể cho biết, phương án để cơ sở các trường hay UBND tỉnh lựa chọn SGK đều hợp lý, cơ bản nhất là hướng tới đảm bảo đúng tiến độ in ấn, phát hành và bồi dưỡng giáo viên chuẩn bị cho chương trình giảng dạy từ năm học 2020- 2021.
Việc ban hành thông tư theo tinh thần Nghị quyết 88 giao quyền lựa chọn SGK cho các trường có hiệu lực trong 6 tháng đầu năm 2020 và từ năm sau sẽ quay lại đúng lộ trình của Luật Giáo dục sửa đổi. Dù là đơn vị nào được chọn sách trong những năm sau năm học 2020-2021 đều phải tuân thủ nguyên tắc kế thừa và chuyển tiếp, tuyệt đối không được thay đổi đột ngột, ảnh hưởng đến học sinh, trừ khi chính trường đó muốn thay đổi.
GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình GDPT tổng thể.
GS Thuyết nhấn mạnh, trong chương trình mới không tuyệt đối hóa bất kỳ phương pháp nào hay cấm giáo viên không được tham khảo và giảng dạy các phương pháp tiến bộ mới. Hướng tới nhiệm vụ chủ chốt là tổ chức hoạt động cho học sinh, đảm bảo đạt tiêu chí đánh giá sau khi kết thúc mỗi chương trình học. Bên cạnh đó, việc đổi mới phương pháp phải đi kèm với đổi mới kiểm tra, đánh giá.
Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, việc kiểm tra hiện mới chỉ đòi hỏi kỹ năng giải bài tập, chưa đòi hỏi học sinh phải vận dụng, thực hành kiến thức. Áp lực của thi cử khiến cho các giáo viên dạy học sinh theo hướng áp đặt thiếu sáng tạo.
Cụ thể, các đề bài kiểm tra sẽ không trích dẫn từ SGK, dù bất kỳ cách làm nào, dẫn đến kết quả đúng vẫn sẽ được tính điểm. Đây là tính mở trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Nhằm đảm bảo nếu học sinh chuyển trường hoặc vì một lý do nào đó không được học liên tục một bộ hoặc một cuốn SGK vẫn không ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em.
Đây cũng là điểm mới được điều chỉnh tối ưu trong chương trình phổ thông mới tới đây theo hướng chủ động, sáng tạo, tư duy phản biện, SGK chỉ là phụ đạo cho người học.
Vị GS này cho rằng, dù đổi mới thế nào thì tiêu đánh giá vẫn phải bám sát tinh thần khung chương trình đã ban hành của phổ thông mới. Chúng ta không chỉ phân loại học sinh, mà còn phải xác định mức độ đáp ứng được các yếu tố cần đạt trong chương trình. Từ đó, điều chỉnh cách dạy và chương trình để cho học sinh học tốt hơn. Nói theo toán học thì là xác định tọa độ của học sinh trên sơ đồ phát triển.
Theo VTC
Giao hiệu trưởng chọn sách giáo khoa: chọn xong có phải đổi theo luật mới? Luật giáo dục năm 2019 sẽ có hiệu lực vào tháng 7-2020. Việc hướng dẫn chọn sách giáo khoa theo luật lúc này liệu có gây xáo trộn khi trước đó sách đã được hiệu trưởng chọn xong? Học sinh Trường tiểu học Trần Khánh Dư (Q. 1, TP.HCM) dùng sách giáo khoa Khoa học lớp 4 - Ảnh: TỰ TRUNG Việc chọn...