Trường ĐHSPHN2 tuyển sinh thêm 486 chỉ tiêu đại học chính quy
Ngày 11/10, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 vừa ra thông báo tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2022 – đợt 2, với 486 chỉ tiêu đại học chính quy (8 ngành).
Theo thông báo tuyển sinh này, đối tượng, điều kiện tuyển sinh là thí sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông. Phạm vi tuyển sinh trong cả nước và thí sinh là người nước ngoài.
Phương thức tuyển sinh:
- Sử dụng kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022 (PT100);
- Đối với ngành Giáo dục Thể chất sử dụng 02 phương thức:
Kết hợp thi tuyển với kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022 (PT100);
Kết hợp thi tuyển với kết quả học tập cấp trung học phổ thông (học bạ) (PT406).
Hình thức đăng ký xét tuyển: Thí sinh đăng ký trực tuyến.
Cách tính điểm và điểm ưu tiên xét tuyển năm 2022:
Điểm xét tuyển = [Điểm Môn 1 Điểm Môn 2 (Điểm Môn chính x 2)] Điểm ưu tiên.
Điểm ưu tiên = [(Điểm ưu tiên theo đối tượng Điểm ưu tiên theo khu vực)*4]/3
trong đó, Điểm xét tuyển: Điểm xét tuyển; Điểm ưu tiên: Điểm ưu tiên; Môn chính (nhân hệ số 2).
Nguyên tắc xét tuyển:
Điểm xét tuyển lấy từ cao xuống đến hết chỉ tiêu của ngành xét tuyển. Điểm xét tuyển lấy đến 2 chữ số thập phân (đã được làm tròn) để xét tuyển.
Nếu nhiều hồ sơ có điểm xét tuyển bằng nhau thì sử dụng tiêu chí phụ xét theo thứ tự nguyện vọng từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất). Nhà trường không quy định chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp.
Chỉ tiêu tuyển sinh, ngưỡng điểm nhận hồ sơ xét tuyển, tổ hợp môn xét tuyển (Điểm môn chính trong tổ hợp đăng ký xét tuyển nhân hệ số 2):
Hồ sơ đăng ký xét tuyển (bản cứng) sau khi đăng ký trực tuyến thành công gửi chuyển phát nhanh (trước 17 giờ ngày 31/10/2022 theo dấu bưu điện nơi gửi) về Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2; hoặc nộp trực tiếp tại Phòng Đào tạo.
Video đang HOT
Thí sinh được miễn thi bài thi Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Trung Quốc) trong kỳ thi thi tốt nghiệp trung học phổ thông theo điểm b, khoản 1, Điều 35 của Văn bản hợp nhất số 02/VBHN-BGDĐT ngày 04/5/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, điểm môn thi Tiếng Anh, Tiếng Trung Quốc trong tổ hợp xét tuyển được tính theo bảng quy đổi sau đây:
Đối với ngành Giáo dục Thể chất: Thí sinh cần phải đăng ký dự thi năng khiếu.
- Môn năng khiếu ngành Giáo dục Thể chất:
Năng khiếu 4 (mã môn: NK4) thi hai nội dung: Tại chỗ bật cao thu gối
Nằm ngửa gập bụng.
Năng khiếu 5 (mã môn: NK5) thi một nội dung: Tại chỗ bật cao thu gối.
Năng khiếu 6 (mã môn: NK6) thi một nội dung: Nằm ngửa gập bụng.
Thời gian thi các môn năng khiếu:
Ngày 16/10/2022:
7 giờ 30 phút ngày 16/10/2022: Thí sinh tập trung tại phòng thi để làm thủ tục thi, nghe phổ biến quy chế thi.
8 giờ 30 phút ngày 16/10/2022: Thi năng khiếu.
- Địa điểm thi: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, số 32 đường Nguyễn Văn Linh, phường Xuân Hòa, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Thí sinh liên hệ hỗ trợ đăng ký trực tuyến thi năng khiếu và đăng ký xét tuyển đại học sử dụng kết quả học tập lớp 12.
Công nhận kết quả thi môn Năng khiếu ngành Giáo dục Thể chất của các trường tổ chức thi năm 2022 để xét tuyển; cụ thể như sau:
1. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2. Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội
3. Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh
4. Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên
5. Trường Đại học Hùng Vương
6. Trường Đại học Tây Bắc
7. Trường Đại học Hồng Đức
8. Trường Đại học Vinh
9. Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
10. Trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng
11.Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
12. Trường Đại học Quy Nhơn
13. Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
14. Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao thành phố Hồ Chí Minh
15. Trường Đại học Thể dục Thể thao thành phố Hồ Chí Minh
16. Trường Đại học Cần Thơ
17. Trường Đại học Đồng Tháp.
Tuyển sinh bổ sung vẫn vắng bóng thí sinh
Nhiều cơ sở giáo dục đại học liên tục đăng tuyển bổ sung nhưng số hồ sơ nộp vào rất thấp.
Theo thống kê từ các cơ sở đào tạo đại học (ĐH), cả nước có hơn 100 cơ sở thông báo xét tuyển bổ sung chỉ tiêu từ vài chục đến vài ngàn thí sinh. Tuy nhiên, thí sinh vẫn không mặn mà đăng ký dù có cả chỉ tiêu ở những ngành "hot".
Thí sinh làm thủ tục nhập học vào trường đại học tại TP.HCM. Ảnh: NT
Thí sinh bỏ nhập học, trường hụt chỉ tiêu
Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TP.HCM hiện cần xét tuyển bổ sung hơn 600 chỉ tiêu cho bậc ĐH chính quy. Cụ thể, trường tuyển cho 12 ngành học, nhiều nhất là các ngành như công nghệ kỹ thuật môi trường, kỹ thuật cấp thoát nước, kỹ thuật trắc địa bản đồ...
Trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM cũng xét bổ sung đến chín ngành/chuyên ngành với tổng chỉ tiêu là 500 em theo hai phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT và xét kết quả học tập THPT.
Theo nhà trường, ba chuyên ngành cần bổ sung nhiều nhất là cơ khí ô tô, cơ điện tử ô tô, quản lý cảng và logistics...
Tương tự, dù khối ngành y dược có tổng chỉ tiêu tuyển bổ sung khá thấp nhưng hiện Khoa y ĐH Quốc gia TP.HCM đang còn thiếu khá nhiều. Cụ thể, khoa cần tuyển bổ sung 160-170 chỉ tiêu ngành điều dưỡng, 16-20 chỉ tiêu cho ngành y học cổ truyền.
Khoa xét tuyển theo hai phương thức, xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 và kết hợp giữa điểm thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM với học bạ THPT.
"Tôi không biết thí sinh đang ở đâu trong khi còn cả mấy trăm ngàn em vừa rồi trúng tuyển nhưng chưa nhập học và cả số chưa đăng ký xét tuyển."
Còn tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), theo ThS Trần Vũ, Trưởng Phòng tuyển sinh và truyền thông, trường xét tuyển bổ sung cho tám ngành, đều là những ngành trọng điểm như khoa học vật liệu, địa chất học, hải dương học, khoa học môi trường... Tổng chỉ tiêu mỗi ngành của mỗi phương thức tối đa là 5-15 thí sinh.
Để thu hút thí sinh, trường sẽ dành thêm các suất học bổng tương đương 50% và 100% học phí một năm học cho các thí sinh xét tuyển với số điểm cao, theo phương thức sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực và kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022.
100.000
thí sinh từ chối nhập học. Qua thống kê của Bộ GD&ĐT, có hơn 567.000 thí sinh (trong đó 3.580 trúng tuyển cao đẳng sư phạm) trúng tuyển chính thức sau khi kết thúc đợt 1 tuyển sinh năm 2022 (ngày 30-9).
Tuy nhiên, chỉ 81,7% trong số này hoàn thành xác nhận nhập học trên hệ thống. Như vậy, hơn 100.000 thí sinh đã từ chối nhập học, đồng nghĩa với việc các cơ sở đào tạo bị thiếu hụt chỉ tiêu khá lớn nên phải xét tuyển bổ sung.
Không biết thí sinh ở đâu?
Không chỉ thiếu khá nhiều chỉ tiêu, một số trường ĐH tại TP.HCM đã liên tiếp xét tuyển bổ sung các đợt nhưng số thí sinh đăng ký vẫn rất hạn chế, nhất là các trường ngoài công lập.
Cụ thể như Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM hơn nửa tháng qua đã nhiều lần thông báo xét tuyển bổ sung nhưng chỉ nhận được thêm hơn 300 hồ sơ đăng ký trong tổng số chỉ tiêu còn thiếu là hơn 1.300.
Tương tự, mặc dù vừa kết thúc đợt 1 xét tuyển bổ sung, Trường ĐH quốc tế Hồng Bàng lại tiếp tục xét tuyển bổ sung đợt 2 cho 35 ngành đào tạo. Thời gian nhận hồ sơ đến ngày 15-10, theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, xét điểm học bạ THPT.
Trong đó có nhiều ngành "hot" nhưng còn thiếu khá nhiều chỉ tiêu như: Y học cổ truyền, hộ sinh, tâm lý học, quan hệ quốc tế, ngôn ngữ Nhật, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, thương mại điện tử và quản trị sự kiện.
Trường ĐH Văn Lang cũng đang tiếp tục nhận hồ sơ tuyển sinh bổ sung đợt 2 cho 60 ngành học. Điểm sàn nhận hồ sơ khá thấp, chỉ 16-21 điểm với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, 18-24 điểm tổ hợp ba môn xét tuyển học bạ và 650-750 điểm thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức.
Một cán bộ phụ trách tuyển sinh ở một trường ngoài công lập cho biết trường thiếu cả ngàn chỉ tiêu nhưng mỗi ngày số thí sinh đăng ký chỉ lác đác.
"Điểm nhận hồ sơ thấp và gần như thí sinh nào đạt điểm sàn là trúng tuyển luôn nhưng vẫn không tìm ra thí sinh, trong đó có cả những ngành "hot" mà mọi năm tuyển đủ từ đợt 1. Tôi không biết thí sinh đang ở đâu trong khi còn cả mấy trăm ngàn em vừa rồi trúng tuyển nhưng chưa nhập học và cả số chưa đăng ký xét tuyển. Khả năng nhiều thí sinh đã chọn đi học trường nghề rồi vì học phí để học ĐH hiện nay khá cao" - vị này bày tỏ.
TS Nguyễn Trung Nhân, Trưởng Phòng đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cho biết trường thông báo xét tuyển bổ sung 180 chỉ tiêu cho tám ngành/nhóm ngành đào tạo ở cơ sở TP.HCM và thêm 140 chỉ tiêu tại Phân hiệu Quảng Ngãi. Tuy nhiên, kết thúc đợt bổ sung (ngày 30-9), số hồ sơ trường nhận được không đáng kể. Do đó, trường quyết định dừng tuyển sinh năm 2022 để tập trung cho kế hoạch năm học mới.
Theo ông Nhân, có thể những ngành tuyển bổ sung đều là những ngành hằng năm "kén" thí sinh vì thí sinh sợ ra trường đi làm vất vả dù lương có cao và nhu cầu lao động lớn.
Tương tự, chỉ tiêu của trường khoảng 7.000 em nhưng hiện Trường CĐ Kỹ thuật Lý Tự Trọng, TP.HCM mới tuyển được khoảng 70%. Trường đã tổ chức nhập học từ tháng 9 và từ đó đến nay vẫn xét tuyển bổ sung nhưng số thí sinh đăng ký hồ sơ vẫn rất ít. Trường dự kiến tuyển đến hết tháng 10 sẽ ngưng để tập trung cho kế hoạch năm học mới. "Có thể sau đại dịch, các doanh nghiệp thiếu hụt lao động khá lớn nên các em chọn đi làm để kiếm thêm thu nhập. Các cơ sở đào tạo cũng có mức thu học phí mới khá cao khiến việc đi học của nhiều gia đình gặp khó khăn hơn" - TS Phạm Hữu Lộc, Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ thuật Lý Tự Trọng, nói.
Cả nước còn 3 trường đại học y dược tuyển sinh bổ sung năm 2022 Tính đến ngày 11/10, trên cả nước vẫn còn ba trường đại học đào tạo y dược xét tuyển bổ sung năm 2022. Trường Đại học Y tế Công cộng thông báo xét tuyển bổ sung bao gồm 2 mã ngành cử nhân Công nghệ Kỹ thuật môi trường và cử nhân Khoa học dữ liệu như sau: Thời hạn nộp hồ sơ...