Trường ĐH Y khoa Vinh: Trả lại tiền tạm ứng cho sinh viên được tỉnh cấp kinh phí đào tạo
Theo lý giải của Trường ĐH Y khoa Vinh, quá trình xét đối tượng được cấp kinh phí đào tạo từ nguồn kinh phí của UBND tỉnh đòi hỏi phải có hồ sơ, minh chứng đầy đủ tránh bỏ sót đối tượng. Để kịp thời khai giảng, nhà trường đã tạm thu kinh phí của tất cả đối tượng.
Trước đó, như Dân trí đã thông tin, trong khi sinh viên (SV) lớp liên thông đại học ngành Y đa khoa 1 và liên thông 3 không phải đóng kinh phí đào tạo thì SV lớp liên thông 2 phải đóng khoản tiền này. Số SV này cho rằng việc cùng là cán bộ y tế công tác ở các huyện nghèo 30A và cán bộ trạm y tế khó khăn được Sở Y tế Nghệ An cử đi học nhưng lớp thu kinh phí đào tạo, lớp lại không thu đã tạo nên sự không công bằng giữa người học với nhau.
Trường ĐH Y khoa Vinh cho rằng việc xét đối tượng được miễn kinh phí đào tạo mất nhiều thời gian nên trường đã tạm thu học phí đối với 113 sinh viên lớp liên thông 3. Sau khi báo chí phản ánh, nhà trường đã tổ chức bình xét và trả lại tiền tạm thu cho 40 sinh viên thuộc diện được ngân sách UBND tỉnh Nghệ An cấp kinh phí đào tạo.
Theo ông Phan Quốc Hội, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Y khoa Vinh, vào thời điểm đó nhà trường có 3 lớp liên thông đại học chuyên ngành Y đa khoa dành cho cán bộ tuyến cơ sở đi học. Mỗi lớp được UBND tỉnh phê duyệt chỉ tiêu tuyển sinh 120 em.
Lớp Liên thông 1 tuyển sinh được 35 em/120 chỉ tiêu, nhập học năm học 2016-2017. Lớp Liên thông 2 có 65 em/120 chỉ tiêu, nhập học năm học 2017-2018. Lớp Liên thông 3 có 113 em (trong đó có 4 học viên người Lào)/120 chỉ tiêu, nhập học đầu năm học 2018-2019.
Theo quy định, mức kinh phí đào tạo mỗi SV hệ liên thông đại học ngành y đa khoa phải đóng là 14,5 triệu đồng/em. Sau khi tuyển sinh, Trường ĐH Y khoa Vinh đã có tờ trình trình UBND tỉnh Nghệ An đề xuất cấp ngân sách đào tạo cho các SV này.
Năm học 2017-2018, chỉ có 40 SV đại học chính quy liên thông ngành Y đa khoa được miễn kinh phí đào tạo. Tuy nhiên, đến thời điểm tháng 4/2019, Trường ĐH Y khoa Vinh vẫn chưa có căn cứ để xét ai đủ điều kiện được miễn, dẫn tới thắc mắc của nhiều SV.
Video đang HOT
Vị Trưởng phòng đào tạo cũng cho rằng, để xảy ra phản ánh của các SV về việc nhà trường thu kinh phí đào tạo không công bằng một phần lỗi là do nhà trường đã chậm trễ trong việc xác định 40 SV được miễn kinh phí đào tạo. Trong khi chưa xác định được đối tượng miễn, nhà trường đã “tạm thu” kinh phí đào tạo đối với tất cả SV.
Sau khi nội dung thông tin được đăng tải, UBND tỉnh Nghệ An đã yêu cầu Trường ĐH Y khoa Vinh kiểm tra, báo cáo cụ thể.
Trong Công văn báo cáo của Trường ĐH Y khoa Vinh gửi UBND tỉnh mới đây, lãnh đạo nhà trường cho biết: Năm học 2018-2019, Trường được giao 120 chỉ tiêu y khoa liên thông chính quy, trong đó có 40 chỉ tiêu đề nghị cấp ngân sách đào tạo, 80 chỉ tiêu tự túc kinh phí. Trong năm học này, nhà trường tuyển sinh được 113/120 chỉ tiêu.
Để kịp thời khai giảng và tổ chức đào tạo nhà trường gọi nhập học và tạm thu kinh phí đào tạo của tất cả đối tượng. Ngay sau khi số SV này nhập học, trường đã thu thập thông tin để xác định đối tượng được cấp kinh phí đào tạo nhằm đảm bảo chính xác, công bằng, khách quan.
“Các quy định của UBND tỉnh là rõ ràng, cụ thể nhưng quy trình xét đòi hỏi phải có hồ sơ, minh chứng đầy đủ, tránh bỏ sót đối tượng. Vì vậy thời gian kéo dài, làm phát sinh một số thắc mắc trong một số SV như báo đã phản ánh”, công văn của Trường ĐH Y khoa Vinh nêu rõ.
Ngay sau khi nhận được phản ánh của báo chí, nhà trường đã chủ động tổ chức họp các bộ phận liên quan, khẩn trương hoàn chỉnh quy trình thủ tục, công bố tiêu chí xét các đối tượng được cấp ngân sách đào tạo, tổ chức bình xét và đối thoại với SV, công bố công khai và giải đáp tất cả các câu hỏi liên quan. Các SV được cấp kinh phí đào tạo đã được nhận lại số tiền nộp tạm ứng trước đó.
Phía nhà trường cũng đã tổ chức kiểm điểm các bộ phận liên quan, rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện để tránh tình trạng tương tự xảy ra.
Hoàng Lam
Theo Dân trí
Sinh viên liên thông "tố" Trường ĐH Y khoa Vinh thu kinh phí đào tạo không công bằng
Trong 1 lớp học nhưng có người được miễn kinh phí đào tạo, có người lại phải đóng tiền. Cho rằng nhà trường đã không công bằng trong việc thu tiền giữa các sinh viên liên thông, một số sinh viên đã gửi đơn đến các cơ quan chức năng.
Trường ĐH Y khoa Vinh bị "tố" thu kinh phí đào tạo không công bằng giữa các sinh viên hệ đại học chính quy liên thông ngành y đa khoa.
Theo trình bày của chị H. - sinh viên hệ liên thông Y đa khoa Trường ĐH Y khoa Vinh (Nghệ An) thì hiện tại trường này có 3 lớp đại học liên thông chính quy ngành Y đa khoa. Tuy nhiên, sinh viên lớp Liên thông 1 và Liên thông 3 không phải đóng kinh phí đào tạo. Trong khi đó, 25 sinh viên lớp liên thông 2 lại phải đóng khoản tiền này.
"Chúng tôi đều là cán bộ y tế công tác ở các huyện nghèo 30A và những trạm y tế khó khăn đi học theo diện cán bộ thuộc Sở Y tế Nghệ An cử đi. Vậy mà nhà trường thu kinh phí đào tạo của 25 người thuộc lớp Liên thông 2, trong khi 2 lớp còn lại không thu. Thử hỏi, cùng là cán bộ được cử đi học mà lớp thu, lớp không như vậy có công bằng không?", chị H. trình bày.
Cũng theo chị H., các sinh viên đã mang những thắc mắc này hỏi lãnh đạo nhà trường thì được giải thích là thu theo quyết định của UBND tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, khi xin được xem quyết định này thì nhà trường lại không cho xem.
Để làm rõ nội dung phản ánh, chúng tôi đã có buổi làm việc với ông Phan Quốc Hội, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Y khoa Vinh. Theo thông tin ông Hội cung cấp, hiện trường có 3 lớp liên thông đại học chuyên ngành Y đa khoa dành cho cán bộ tuyến cơ sở đi học. Mỗi lớp được UBND tỉnh phê duyệt chỉ tiêu tuyển sinh 120 em.
Lớp Liên thông 1 tuyển sinh được 35 em/120 chỉ tiêu, nhập học năm học 2016-2017. Lớp Liên thông 2 có 65 em/120 chỉ tiêu, nhập học năm học 2017-2018. Lớp Liên thông 3 có 113 em (trong đó có 4 học viên người Lào)/120 chỉ tiêu, nhập học đầu năm học 2018-2019.
Theo quy định, mức kinh phí đào tạo mỗi sinh viên hệ liên thông đại học ngành y đa khoa phải đóng là 14,5 triệu đồng/em. Sau khi tuyển sinh, Trường ĐH Y khoa Vinh đã có tờ trình trình UBND tỉnh Nghệ An đề xuất cấp ngân sách đào tạo cho các sinh viên này.
Năm học 2017-2018, chỉ có 40 sinh viên đại học chính quy liên thông ngành y đa khoa được miễn kinh phí đào tạo. Tuy nhiên, đến thời điểm này, Trường ĐH Y vẫn chưa có căn cứ để xét ai đủ điều kiện được miễn, dẫn tới thắc mắc của nhiều sinh viên.
"Năm học 2016-2017, UBND tỉnh đồng chí cấp kinh phí đào tạo cho 60 sinh viên nhưng nhà trường chỉ tuyển được 35 em nên toàn bộ số sinh viên lớp Liên thông 1 này được miễn kinh phí đào tạo. Trong 2 năm học 2017-2018, 2018-2019, UBND tỉnh chỉ đồng ý cấp kinh phí đào tạo cho 40 em. Do sĩ số mỗi lớp lớn hơn 40 nên sẽ có nhiều em không được miễn kinh phí đào tạo mà sẽ phải đóng tiền", ông Hội cho hay.
Tuy nhiên, vị Trưởng phòng đào tạo cũng cho rằng, để xảy ra phản ánh của các sinh viên về việc nhà trường thu kinh phí đào tạo không công bằng một phần lỗi là do nhà trường đã chậm trễ trong việc xác định 40 sinh viên được miễn kinh phí đào tạo. Trong khi chưa xác định được đối tượng miễn, nhà trường đã "tạm thu" kinh phí đào tạo đối với tất cả sinh viên hai lớp Liên thông 2 và Liên thông 3.
Mặc khác, trong quyết định hỗ trợ kinh phí đào tạo cho sinh viên liên thông, UBND tỉnh chỉ ghi chung chung "các học viên từ các cơ sở y tế công lập", như vậy rất khó cho nhà trường trong việc xét ai được miễn kinh phí đào tạo, ai không được miễn vì tất cả học viên liên thông đều công tác tại cơ sở y tế tuyến xã, huyện về đi học.
"Chúng tôi đang giao các phòng chuyên môn xây dựng bộ tiêu chí quy định các thứ tự ưu tiên và công bố rõ ràng cho người học. Từ đó làm căn cứ để xét sinh viên đủ điều kiện được miễn kinh phí đào tạo. Khi xác định được đủ 40 chỉ tiêu được miễn kinh phí đào tạo, nhà trường sẽ trả lại số tiền tạm thu của các sinh viên này, các sinh viên không đủ các tiêu chí sẽ phải đóng tiền học theo quy định. Khi đưa ra giải pháp này, có nhiều sinh viên đề xuất ý kiến chia đều khoản kinh phí đào tạo đó cho tất cả nhưng như thế là trái quy định của UBND tỉnh nên trường không đồng ý", ông Phan Quốc Hội thông tin.
Hoàng Lam
Theo Dân trí
Cho người trẻ quyền được thi trượt và thất bại Rời trường vì gian lận thi cử là hình phạt khủng khiếp đối với những đứa trẻ mới bước vào đời. Lỗi của họ là đồng lòng để cha mẹ nâng đỡ bước đi trên con đường đầy "hoa hồng". Ngày 16/4, T.P.T - thủ khoa Đại học Sư phạm Hà Nội - bị phát hiện được nâng 14,85 điểm, đã xin thôi...