Trường ĐH Xây dựng: Kỷ niệm 30 năm thành lập Khoa Kỹ thuật Môi trường
30 năm chính thức mang tên Khoa Kỹ thuật Môi trường (Khoa KTMT) – Đại học Xây dựng, tập thể khoa đã có sự trưởng thành vượt bậc về số lượng và chất lượng, trở thành đơn vị mạnh của trường về đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng và kỹ thuật môi trường.
Lãnh đạo Khoa KTMT nhận bằng khen của Liên hiệp hội KHKT Việt Nam.
Sáng 29/9, Khoa KTMT (Đại học Xây dựng) long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập khoa và Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường (1989 – 2019).
Khoa KTMT là một trong 10 khoa chuyên ngành của trường Đại học Xây dựng với các chuyên ngành cơ bản của khoa ( Cấp thoát nước và Thông gió cấp nhiệt) được hình thành từ những ngày đầu thành lập trường vào năm 1966.
Năm 1989, đứng trước yêu cầu đổi mới của đất nước, cần thiết phải đào tạo một lực lượng lớn kỹ sư, thạc sỹ và tiến sỹ trong lĩnh vực môi trường, ngành cấp thoát nước và thông gió cấp nhiệt đã tách ra để thành lập Khoa KTMT.
Khoa KTMT cũng là khoa đầu tiên trong hệ thống các trường đại học kỹ thuật ở Việt Nam. Khoa đã có thời kỳ sát nhập với Trung tâm Môi trường Đô thị và khu Công nghiệp, trở thành Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường (giai đoạn 2007-2013), và năm 2014 lại tách ra thành Khoa KTMT.
Video đang HOT
Các đại biểu dự lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Khoa KTMT.
Tại lễ kỷ niệm, PGS.TS. Trần Thị Việt Nga – Trưởng khoa Kỹ thuật Môi trường cho biết, 30 năm chính thức mang tên Khoa KTMT, khoa hiện có 4 bộ môn: Cấp thoát nước, Vi khí hậu và Môi trường xây dựng, Năng lượng và Môi trường, và Công nghệ Quản lý Môi trường, với tổng số 55 cán bộ viên chức và 18 giảng viên thỉnh giảng, trong đó có: 1 NGND, 7 NGƯT, 19 Giáo sư và Phó giáo sư, 40 Tiến sỹ, thạc sỹ.
Theo PGS.TS. Trần Thị Việt Nga, đến nay Khoa KTMT đào tạo được khoảng 5.000 kỹ sư cấp thoát nước – môi trường nước, hệ thống kỹ thuật trong công trình, công nghệ kỹ thuật môi trường; khoảng 400 Thạc sỹ kỹ thuật môi trường, kỹ thuật cơ sở hạ tầng, trên 30 Tiến sỹ công nghê môi trương, cấp thoát nước, vi khí hậu va môi trương không khí.
PGS.TS. Trần Thị Việt Nga – Trưởng khoa Kỹ thuật Môi trường phát biểu.
“Người học sau tốt nghiệp được trang bị các kiến thức chuyên ngành một cách tổng hợp và được tôi luyện liên tục qua các đồ án môn học và đặc biệt là đồ án tốt nghiệp, sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành đào tạo của Khoa KTMT có chuyên môn vững vàng, đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Nhiều cán bộ của khoa là chuyên gia hàng đầu đóng góp cho sự phát triển của ngành kỹ thuật hạ tầng và môi trường của đất nước. Khoa cũng cung cấp nhiều cán bộ nguồn xây dựng và phát triển các ngành này tại nhiều trường trường đại học…”, PGS.TS. Trần Thị Việt Nga nhấn mạnh.
Đăng Chung
Theo GDTĐ
Panasonic trao học bổng cho sinh viên 11 trường Đại học tại Việt Nam
Các sinh viên ưu tú của 11 trường đại học được vinh danh trong lễ trao học bổng Panasonic 2019 tại Trung tâm khoa học công nghệ cao Panasonic Risupia Việt Nam.
Panasonic trao học bổng cho các sinh viên ưu tú tị 11 trường đại học
Đây là năm đầu tiên, Panasonic tăng số lượng sinh viên được nhận học bổng từ 10 lên 15 bạn và mở rộng cho sinh viên tất cả các trường đại học trên cả nước, nâng tổng giá trị học bổng đã trao tại Việt Nam lên gần 52 tỷ đồng sau 15 năm thực hiện.
Lễ trao học bổng Panasonic 2019 được diễn ra trong không khí ấm cúng với sự tham dự của đại diện nhà trường và gia đình của các sinh viên được nhận học bổng. Đây cũng là dịp các bạn sinh viên đã và đang nhận tài trợ từ chương trình chia sẻ những lợi ích mà học bổng Panasonic mang lại trong quá trình học tập, rèn luyện, thực hiện ước mơ để làm chủ tương lai của mình.
Phó Giáo sư Tiến sỹ Lưu Đức Thạch, Trưởng khoa Cơ khí Xây dựng, Đại học Xây dựng nhận xét: "Học bổng Panasonic đã đồng hành cùng sinh viên Việt Nam, không chỉ cung cấp những hỗ trợ thiết thực về mặt tài chính mà còn là nguồn động lực to lớn để các bạn vượt lên những khó khăn, nỗ lực phấn đấu và vun đắp những nước mơ về công nghệ, kỹ thuật, xây dựng, kinh doanh cùng nhiều lĩnh vực khác để phát triển bản thân và cống hiến cho xã hội".
Năm 2019, lần đầu tiên học bổng Panasonic áp dụng cho các bạn sinh viên năm cuối tốt nghiệp vào mùa hè 2020, mỗi suất trị giá 30 triệu đồng cùng các khóa đào tạo kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, thuyết trình và hỗ trợ hướng nghiệp thông qua các hội thảo, hoạt động nhóm được tổ chức thường xuyên trong cộng đồng học bổng Panasonic.
Ông Kazuhiro Matsushita, Tổng giám đốc Panasonic Việt Nam nhấn mạnh: "Chương trình học bổng Panasonic là một trong nhiều hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao mà Panasonic thực hiện tại Việt Nam. Đây là một trong những lĩnh vực được Panasonic triển khai trên toàn cầu nhằm theo đuổi mục tiêu chấm dứt đói nghèo - mục tiêu đầu tiên trong 17 mục tiêu phát triển bền vững do Liên hợp quốc đưa ra năm 2015, để xây dựng xã hội phát triển bền vững và thịnh vượng".
Học bổng Panasonic là hoạt động thường niên của Panasonic, chính thức có mặt tại Việt Nam từ năm 2004 trao cơ hội cho gần 80 sinh viên ưu tú với 29 sinh viên vẫn đang tiếp tục được nhận học bổng.
D.V
Theo ictnews
Cả nước chỉ có 123 cơ sở giáo dục đại học được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng Thông tin từ Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết, tính đến ngày 31/8, cả nước có 123 cơ sở giáo dục đại học và 5 trường cao đẳng sư phạm được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Sinh viên trong ngày nhập học. Ảnh: Minh Thúy Theo đó, tính đến ngày 31/8,...