Trường ĐH Việt Đức điều chỉnh lịch thi riêng sang tháng 7
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 kỳ thi riêng vào Trường ĐH Việt Đức sẽ chuyển sang tháng 7.
Theo kế hoạch, kỳ thi tuyển sinh riêng hay còn được gọi là Kỳ thi đánh giá năng lực theo đề thi TestAS của Trường ĐH Việt Đức sẽ diễn ra vào tháng 5, tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch Covid-19, kỳ thi riêng sẽ diễn ra vào tháng 7. Thời gian thi diễn ra trong hai ngày 18 và 19/7.
Kỳ thi riêng với thức đề thi kiểm tra năng lực TestAs do Viện Khảo thí TestDAF, CHLB Đức cung cấp. Bài thi được xây dựng hoàn toàn bằng tiếng Anh, thí sinh không được phép sử dụng từ điển cũng như máy tính bỏ túi khi tham dự thi. Kỳ thi nhằm đánh giá các kỹ năng nhận biết, tư duy suy luận logic và xử lý vấn đề. Đặc thù của bài thi đánh giá năng lực TestAS là tính dự đoán cao về khả năng thành công của thí sinh khi theo học một ngành đào tạo ở bậc đại học.
Thí sinh dự thi nộp hồ sơ đến hết ngày 15/6/2020, tại cổng thông tin đăng ký dự thi của nhà trường: apply.vgu.edu.vn
Trong ngày 18/7, buổi sáng thí sinh làm bài thi cơ bản dưới dạng trắc nghiệm trong 110 phút. Buổi chiều thí sinh làm bài thi chuyên ngành từ 145 đến 150 phút tùy thuộc khối ngành đăng ký. Các khối ngành gồm: Khọc kỹ thuật hoặc Toán, Khoa học máy tính và Khoa học tự nhiên hoặc Kinh tế học.
Trong ngày thi 19/7, thí sinh làm bài kiểm tra tiếng Anh trên máy tính (bài thi onSet). Với những thí sinh đã đạt yêu cầu tiếng Anh đầu vào được miễn bài thi này.
Video đang HOT
Trường ĐH Việt Đức cũng thực hiện xét tuyển thẳng
Nhà trường xét tuyển thẳng đối với thí sinh thuộc các nhóm đối tượng sau đã đạt yêu cầu tiếng Anh đầu vào của trường.
Có 3 nhóm thí sinh được trường xét tuyển thằng gồm:
Thí sinh thuộc đội tuyển quốc gia tham dự các kỳ thi Olympic quốc tế.
Thí sinh đoạt giải chính thức trong Kỳ thi học sinh giỏi THPT quốc gia hoặc các cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc gia, quốc tế theo quy định của Bộ GD-ĐT.
Thí sinh có chứng chỉ AS/A-Level, SAT, ACT, TestAS, IBD, IGCSE, WACE đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của trường.
Phương thức xét kết quả học tập (học bạ) và kết quả Thi tốt nghiệp THPT sẽ được thông báo chính thức trong thời gian tới. Thí sinh có thể theo dõi trên trang thông tin điện tử của trường https://vgu.edu.vn/
Trường Thịnh
Dừng thi THPT quốc gia, xét tốt nghiệp và ĐH tự chủ tuyển sinh, tại sao không?
Trong trường hợp dịch bệnh Covid-19 kéo dài, năm nay có thể tổ chức xét tốt nghiệp thay vì tổ chức kỳ thi THPT quốc gia và các trường ĐH tự chủ trong phương thức tuyển sinh.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia 2020 - Ngọc Dương
Đó là ý kiến góp ý từ chuyên gia các trường ĐH trước yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ với Bộ GD-ĐT trong nghiên cứu, đề xuất phù hợp với kỳ thi THPT quốc gia 2020 trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.
Theo thông cáo báo chí về nội dung phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 3.2020 diễn ra vào chiều 1.4, kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ GD-ĐT nghiên cứu, đề xuất phương án đối với thi THPT quốc gia phù hợp với tình hình dịch bệnh hiện nay.
Nên có nhiều phương án khác nhau
Trước yêu cầu này, tiến sĩ Hà Thúc Viên, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Việt Đức, cho rằng cái khó nhất hiện nay là chưa dự báo được khi nào dịch bệnh sẽ kết thúc. Vì vậy, Bộ GD-ĐT cần tính tới những phương án khác nhau cho kỳ thi năm nay.
Phương án thứ nhất, theo tiến sĩ Viên, một kỳ thi chung được tổ chức sẽ tốt hơn vì mức độ đánh giá công bằng, có tính chuẩn mực toàn quốc trên cơ sở đó trường ĐH lựa chọn thí sinh đảm bảo chất lượng đồng đều. Do vậy, nếu dịch bệnh không kéo dài kỳ thi THPT quốc gia có thể diễn ra vào tháng 8.
"Hiện nay các trường THPT đang thực hiện dạy học từ xa. Nếu dự báo được thời điểm kết thúc dịch, sau đó bổ sung kiến thức trực tiếp kịp thời cho học sinh thì vẫn thực hiện được kỳ thi THPT quốc gia", ông Viên nói.
Nhưng theo ông Viên, ngay thời điểm này Bộ nên chuẩn bị thêm một phương án dự phòng cho trường hợp dịch bệnh kéo dài hơn dự kiến Khung kế hoạch năm học điều chỉnh lần 2. Khi đó, phương án dự phòng này có thể là tổ chức xét tốt nghiệp thay vì một kỳ thi. Phương án xét tốt nghiệp này dù dự phòng nhưng cần được cân nhắc nghiêm túc và xây dựng một cách khoa học.
"Khi học sinh phổ thông được xét tốt nghiệp, các trường ĐH cũng có thể phải tính tới phương án xét điểm học bạ 5 học kỳ. Trường hợp này nếu diễn ra là tình thế bất khả kháng và các trường ĐH cần thực hiện theo hoàn cảnh thực tế. Quan trọng là, dù cách thức xét tuyển nào nếu thực hiện chặt chẽ thì vẫn cho ra kết quả tốt", tiến sĩ Viên phân tích.
Xét tốt nghiệp hoặc giao sở GD-ĐT tự tổ chức?
Cùng quan điểm này, Phó hiệu trưởng một trường ĐH thành viên ĐH Quốc gia TP.HCM, đặt luôn vấn đề: "Trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài, xét tốt nghiệp và trường ĐH tự chủ tuyển sinh - tại sao không?".
Theo Phó hiệu trưởng này, tuyển sinh là việc của các trường ĐH. Hiện các trường ĐH đã chủ động tuyển sinh bằng nhiều phương thức khác nhau dựa vào kết quả học bạ THPT. Một số trường còn tổ chức bài thi riêng để đánh giá năng lực người học.
"Nếu dịch bệnh phức tạp kéo dài, các địa phương tổ chức xét tốt nghiệp cho học sinh thì đây chính là cơ hội để các trường chủ động trong việc tuyển người học của trường mình", tiến sĩ này nói.
Trong khi đó, thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, trong trường hợp "xấu" nhất vẫn tổ chức thi THPT quốc gia nhưng đề thi bỏ phần kiến thức học kỳ 2 của lớp 12. Khi đó, các môn và bài thi sẽ kiểm tra kiến thức thi có thể dựa vào học kỳ 1 lớp 12 và lớp 10, 11.
"Trong trường hợp dịch bệnh phức tạp thì có thể giao kỳ thi THPT quốc gia 2020 cho các sở GD-ĐT tổ chức. Không nên xét tốt nghiệp vì luật đã có quy định", thạc sĩ Sơn ý kiến.
Hà Ánh
Cử nhân điều dưỡng muốn sang Đức làm việc thì cần gì? Một độc giả gửi e-mail cho Báo Người Lao Động hỏi: Đã tốt nghiệp đại học ngành điều dưỡng và muốn sang CHLB Đức làm việc thì thủ tục phải như thế nào? Liên hệ ở đâu? Sau khi tham vấn các đơn vị đang đưa người lao động sang CHLB Đức, xin trả lời độc giả như sau: Hiện nay, theo luật...