Trường ĐH Văn hóa TP.HCM tuyển 990 chỉ tiêu hệ đại học chính quy năm 2021
Theo thông tin từ trường ĐH Văn hóa TP.HCM, năm 2021, Trường tuyển sinh trong cả nước với 990 chỉ tiêu hệ đại học chính quy với 3 phương thức xét tuyển và xét tuyển kết hợp với thi tuyển môn Năng khiếu nghệ thuật.
Ảnh minh họa
Theo đó, trường ĐH Văn hóa TP.HCM tuyển các thí sinh đã tốt nghiệp chương trình THPT của Việt Nam (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên), đã tốt nghiệp trình độ trung cấp hoặc đã tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài (đạt trình độ tương đương trình độ THPT của Việt Nam) ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam. Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành. Đạt các yêu cầu thi tuyển môn Năng khiếu (với chuyên ngành có thi Năng khiếu).
Nhà trường xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT theo các tổ hợp môn thi C00, D01, D09, D10, D15, R01, R02, R03, R04. Trong đó, với các tổ hợp có thi môn Năng khiếu sẽ thi trực tiếp tại trường.
Xét tuyển từ điểm trung bình chung các môn văn hóa bậc THPT (điểm học bạ THPT) của thí sinh với 5 học kỳ (2 học kỳ năm lớp 10, 2 học kỳ năm lớp 11, học kỳ 1 năm lớp 12) đối với tất cả các học sinh tốt nghiệp THPT từ năm 2020 trở về trước, thuộc các tổ hợp môn học C00, D01, D09, D10, D15.
Xét tuyển từ kết quả điểm thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM hoặc trường ĐH khác có tổ chức kỳ tuyển sinh riêng, theo các tổ hợp môn thi C00, D01, D09, D10, D15, R01, R02, R03, R04.
Đối với xét tuyển kết hợp với thi tuyển môn Năng khiếu nghệ thuật tại trường, chuyên ngành Tổ chức, dàn dựng chương trình văn hóa nghệ thuật thuộc Ngành Quản lý Văn hóa: R01, R02, R03, R04.
Năm 2021, tổng chỉ tiêu tuyển sinh chính quy trình độ đại học của trường là 990 chỉ tiêu. Chỉ tiêu của từng ngành đào tạo như sau: Thông tin- Thư viện: 30 chỉ tiêu; Bảo tàng học: 30; Du lịch: 80; Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành: 250 (chuyên ngành Quản trị lữ hành: 150; Hướng dẫn du lịch: 100); Kinh doanh xuất bản phẩm: 30; Quản lý văn hóa: 270 (chuyên ngành Quản lý hoạt động văn hóa xã hội: 80; Quản lý di sản văn hóa và phát triển du lịch: 30; Tổ chức, dàn dựng chương trình VHNT: 80; Tổ chức sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch: 80); Văn hóa học: 270 (chuyên ngành Văn hóa Việt Nam: 50; Công nghiệp Văn hóa: 40: Truyền thông Văn hóa: 180); Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam: 30 chỉ tiêu.
Video đang HOT
Trong đó, chỉ tiêu tuyển sinh cụ thể theo từng phương thức tuyển sinh như sau.
Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT với tổng số chỉ tiêu 590:
Xét tuyển dựa vào kết quả học tập bậc THPT (học bạ THPT) và xét từ kết quả điểm thi của ĐH Quốc gia TP.HCM và các trường đại học khác có tổ chức kỳ tuyển sinh đánh giá năng lực riêng là 400 chỉ tiêu:
Nhà trường quy định, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với xét tuyển từ kết quả thi THPT năm 2021 là tổng điểm các bài thi/môn thi theo thang điểm 10 đối với từng bài thi/môn thi của từng tổ hợp xét tuyển cộng với điểm ưu tiên; không có điểm môn thi thành phần trong tổ hợp xét tuyển từ 1 điểm trở xuống…
Đối với xét từ kết quả học tập của 5 học kỳ bậc THPT, điểm tổng kết 3 môn trong tổ hợp xét tuyển phải đạt từ 5 điểm trở lên.
Xét từ kết quả điểm thi của ĐHQGTP.HCM và các trường ĐH khác có tổ chức kỳ tuyển sinh đánh giá năng lực riêng, theo các tổ hợp C00, D01, D09, D10, D15: điểm tổng kết 3 môn (một tổ hợp xét tuyển) phải đạt từ 15 điểm trở lên.
Đối với chuyên ngành Tổ chức, dàn dựng chương trình văn hóa nghệ thuật, ngành quản lý văn hóa thì ngoài những điều kiện này, thí sinh phải có điểm môn thi Năng khiếu nghệ thuật đạt từ 5 điểm trở lên.
Nhà trường nhận hồ sơ đăng ký dự thi Năng khiếu nghệ thuật từ ngày 01/4-01/7/2021. Thí sinh tập trung, nghe phổ biến quy chế thi vào ngày 15/7, thi từ chiều ngày 15/7-16/7 tại Khu Nhà học thực hành Văn hóa nghệ thuật, Cơ sở 1, trường ĐH Văn hóa TP.HCM.
Dự kiến, thời gian tuyển sinh Đợt 1 của Trường: nhận hồ sơ xét tuyển học bạ THPT từ ngày 01/4-16/7/2021; Đợt 2 nhận hồ sơ xét tuyển học bạ THPT từ tháng 8/2021 đến tháng 11/2021, Trường sẽ công bố thông tin cụ thể nếu còn chỉ tiêu tuyển sinh.
Năm học 2021-2022, học phí của các ngành/chuyên ngành đào tạo về Du lịch là 12,6 triệu đồng/sinh viên; các ngành/chuyên ngành khác là 10,6 triệu đồng/sinh viên. Trường thu học phí theo tín chỉ.
Mách nước làm bài thi đánh giá năng lực
Các chuyên gia tư vấn cụ thể cho thí sinh về cách làm tốt bài thi đánh giá năng lực của các cơ sở giáo dục đại học trong mùa tuyển sinh năm nay.
Thí sinh có thể an tâm tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của các trường đại học. Ảnh: Diệp An
ề thi nằm trong kiến thức phổ thông
Ngày 10/3, một số cơ sở giáo dục đại học (ĐH) tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL) năm 2021 có buổi giao lưu trực tuyến, giải đáp nhiều thắc mắc của thí sinh. Theo GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí, ĐH Quốc gia Hà Nội, các câu hỏi bài thi ĐGNL tập trung vào kiến thức cơ bản của chương trình THPT, không đánh đố, làm khó thí sinh. Phần lớn tập trung vào nhóm kiến thức chuyên môn thuộc lớp 12 và một lượng nhất định kiến thức lớp 10 và lớp 11.
Câu hỏi của phần Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội (KHTN - KHXH) thuộc kiến thức lớp 11 và 12. PGS.TS Trần Tiến Khoa, Hiệu trưởng trường ĐH Quốc tế, ĐH Quốc gia TPHCM, cho hay, kỳ thi ĐGNL của trường được tổ chức hai ngày 29-30/5. Mỗi thí sinh dự thi 2 môn thi bắt buộc (Toán, Tư duy logic) và 1 môn tự chọn (Vật lý, Hóa học, Sinh học hoặc Tiếng Anh). Kiến thức sử dụng để thi thuộc chương trình THPT, tập trung vào lớp 12. PGS. Khoa khuyên thí sinh tập trung ôn thi cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và 2 môn thi ĐGNL của trường ĐH Quốc tế.
TS. Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lương đào tạo, ĐH Quốc gia TPHCM, khẳng định, bài thi của ĐH Quốc gia TPHCM được xây dựng theo định hướng ĐGNL cơ bản của thí sinh (sử dụng ngôn ngữ, xử lý số liệu, tư duy logic, giải quyết vấn đề), không đánh giá khả năng nhớ kiến thức. Chính vì vậy, bài thi sẽ yêu cầu kiến thức ở phạm vi khá rộng, bao phủ gần như tất cả các môn học trong chương trình phổ thông. Đề thi không yêu cầu thí sinh thuộc kiến thức nên đa số câu hỏi đều cung cấp dữ liệu và yêu cầu thí sinh xử lý để trả lời.
TS. Chính nhắc thí sinh không nên học lệch, học tủ mà nên tiếp cận học tập theo hướng toàn diện, phương pháp học tập khoa học, có hệ thống, học đều các môn, lập luận, đánh giá, phản biện, không chỉ chấp nhận kiến thức. "Để có được kết quả tốt, thí sinh cần thời gian để học và ôn tập, không phải khi thi mới bắt đầu. Kỳ thi đã gần kề, thí sinh không nên nạp thêm kiến thức mà nên hệ thống hóa lại những kiến thức đã có", TS. Chính nói.
Thêm cơ hội trúng tuyển
PGS.TS Trần Trung Kiên, Trưởng phòng Tuyển sinh, trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cho hay, đề thi ĐGNL của trường gồm 3 phần: phần 1 là Toán (trắc nghiệm và tự luận), phần 2 là đọc hiểu (trắc nghiệm), phần 3 là tự chọn (trắc nghiệm). Tại phần 3, thí sinh có thể chọn 1 trong 3 nội dung Lý và Hóa, Hóa và Sinh, tiếng Anh. Thí sinh cần phân bổ thời gian và có chiến lược ôn tập phù hợp.
Nếu thế mạnh là các môn tự nhiên thì cần đầu tư thêm thời gian ôn tập các môn xã hội để tham gia các bài thi ĐGNL nói chung đạt kết quả cao. Khác với năm 2020, năm nay, kết quả kỳ thi ĐGNL do trường tổ chức sẽ được dùng để xét tuyển sinh độc lập với kết quả thi tốt nghiệp THPT. Do đó, thí sinh có thêm một cơ hội nữa để xét tuyển vào trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
GS.TS Nguyễn Tiến Thảo khẳng định, việc thi ĐGNL và tuyển sinh hoàn toàn tách biệt. Thí sinh có thể sử dụng kết quả tốt nhất để nộp đơn xét tuyển vào ngành đào tạo mong muốn. Các trường, các khoa thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội chỉ quan tâm đến điểm thi, không quan tâm đến số lần thí sinh dự thi. Đợt 1 kỳ thi ĐGNL được ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức vào tháng 5.
GS. Thảo lưu ý, thí sinh cần điền đầy đủ thông tin, chọn ngày thi phù hợp. ĐH Quốc gia Hà Nội có quy định về vật dụng được mang vào phòng thi như máy tính đơn giản (không có thẻ nhớ). Thí sinh ôn tập kỹ phần kiến thức cơ bản của lĩnh vực KHTN, KHXN, Toán, Văn là có thể hoàn thành tốt bài thi. Năm 2021, ĐH Quốc gia Hà Nội sử dụng kết quả kỳ thi ĐGNL để xét tuyển như là một phương thức mới và tất cả các ngành đào tạo đều dành chỉ tiêu để xét tuyển.
GS. Thảo thông tin, ngân hàng đề thi của ĐH Quốc gia Hà Nội đủ lớn để thực hiện nhiều đợt thi trong năm. Việc cân bằng độ khó giữa các câu hỏi thi, đề thi phải thực hiện đối với bất kỳ bài thi ĐGNL nào. Bài thi ĐGNL gồm 3 phần. "Để đạt được điểm cao, thí sinh phải thực hiện tốt cả 3 phần, không ưu tiên phần nào. Kiến thức kiểm tra của 3 phần là những kiến thức cơ bản trong chương trình THPT. Để đạt điểm Toán cao hay bất kì môn nào, thí sinh phải ôn tập kĩ kiến thức, khi làm bài cần đọc kĩ đề để đưa ra đáp án phù hợp nhất", GS. Thảo nhấn mạnh.
Thêm 2 trường đại học xét tuyển từ 700 điểm đánh giá năng lực Đây là năm đầu tiên Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM tuyển sinh theo phương thức xét điểm đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM với 20% chỉ tiêu ngành. Thí sinh thi đánh giá năng lực đợt 1 vừa qua. Ảnh: PA Theo đề án tuyển sinh của Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, năm nay trường tuyển 1.555 chỉ tiêu đại...