Trường ĐH Văn Hiến có nhà đầu tư mới
Ngày 30-10, Trường ĐH Văn Hiến và Công ty CP Phát triển Hùng Hậu đã ký kết thỏa thuận đầu tư.
Niềm vui trong ngày lễ tốt nghiệp của sinh viên Trường ĐH Văn Hiến. Ảnh: Trang web Trường ĐH Văn Hiến
Theo đó, Công ty Hùng Hậu trở thành nhà đầu tư duy nhất với mức đầu tư ban đầu là 75 tỉ đồng, trong đó 40 tỉ đồng thoái vốn cho các tổ chức góp vốn trước đó và 35 tỉ đồng ghi nhận, xác định công sức đóng góp của cán bộ, giảng viên, nhân viên của Trường ĐH Văn Hiến.
Ngoài ra, Công ty Hùng Hậu đưa một cơ sở tại quận 12 – TPHCM với diện tích 3.484 m2 làm phần góp vốn bằng tài sản vào Trường ĐH Văn Hiến và đưa vào sử dụng một cơ sở tại quận Tân Bình để phục vụ hoạt động giáo dục của trường.
Video đang HOT
Hội đồng Quản trị của Trường ĐH Văn Hiến sẽ được bổ sung, sau đó xác lập lộ trình đầu tư, đền bù giải tỏa gần 57.000 m2 tại huyện Bình Chánh, được UBND TP chấp thuận để xây dựng cơ sở chính của Trường ĐH Văn Hiến. Hội đồng Quản trị bổ sung sẽ ký toàn bộ hợp đồng lao động mới với cán bộ, giảng viên, nhân viên của trường với mức lương được cam kết không thấp hơn mức lương cũ.
Sau khi có nhà đầu tư, trường ĐH này sẽ tiến hành thủ tục chuyển đổi sang mô hình trường tư thục. Thỏa thuận nêu rõ vẫn duy trì tên Trường ĐH Văn Hiến khi chuyển sang tư thục.
Theo người lao động
Lấn sân giáo dục phổ thông
Trung tâm Giáo dục Thường xuyên có nhiều chức năng nhưng nhiều trung tâm ở TPHCM hiện nay chỉ thực hiện chức năng duy nhất là dạy bổ túc văn hóa
Trung tâm Giáo dục Thường xuyên (TTGDTX) quận 5 - TPHCM từ rất nhiều năm nay chỉ thực hiện việc duy nhất là dạy chương trình THCS và THPT. Ở thời điểm này, trung tâm đang tổ chức dạy học cho 954 học viên khối THCS và THPT. Tình trạng này cũng gặp ở nhiều TTGDTX khác.
Đầu voi đuôi chuột
Đó là ví von của nhiều chuyên gia giáo dục khi nói về hoạt động của các TTGDTX hiện nay. Theo quy chế hoạt động, TTGDTX có nhiều nhiệm vụ nhưng thực tế hoạt động lại rất ít.
Ông Nguyễn Hoàng Long, Giám đốc TTGDTX quận 5, cho biết cách nay hơn 3 năm, ông về tiếp quản trung tâm này trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Cơ sở vật chất của trung tâm chỉ là căn nhà phố chật hẹp trên đường Nguyễn Trãi, chỉ đủ tổ chức 4 phòng học, 1 phòng vi tính, 1 phòng thực hành và vài phòng nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên của trung tâm. Chính sự khó khăn về cơ sở vật chất đã bó buộc hoạt động của trung tâm. "Nhiều khi chúng tôi muốn mở rộng các hoạt động khác nhưng đành bó tay vì điều kiện cơ sở vật chất không cho phép"- ông Long nói.
Một lớp học phổ thông ở TTGDTX quận 10 - TPHCM. Ảnh: TẤN THẠNH
TTGDTX quận 4 cũng chung cảnh ngộ. Bà Đinh Kim Hoàng, Giám đốc TTGDTX quận 4, cho biết hoạt động của trung tâm chỉ gói gọn trong việc tổ chức dạy bổ túc văn hóa cho 617 học viên. Việc đa dạng hóa các hoạt động khác là không thể vì cơ sở vật chất không cho phép. Các TTGDTX Nhà Bè, quận 6... cũng trong hoàn cảnh tương tự.
Ông Phạm Anh Ba, Trưởng Phòng GDTX- Sở GD-ĐT TPHCM, cho biết sở luôn hối thúc các TTGDTX đa dạng hóa hoạt động nhưng hiện chỉ có một số nơi như TTGDTX quận Phú Nhuận, Tân Phú, quận 3, quận 12 làm được. Số còn lại chưa thể thực hiện vì nhiều yếu tố, trong đó có khó khăn về cơ sở vật chất.
Dạy phổ thông: Liệu có hợp lý?
Tại TPHCM, các TTGDTX là một trong những địa chỉ tiếp nhận học sinh không trúng tuyển vào lớp 10 công lập trong các kỳ thi tuyển. Hằng năm, các TTGDTX ở TPHCM tiếp nhận trên dưới 10.000 chỉ tiêu (năm học 2012 - 2013: hơn 9.000 chỉ tiêu năm học 2011 - 2012: hơn 13.000 chỉ tiêu). Theo quy định, những học viên ở TTGDTX chỉ học các môn: toán, lý, hóa, văn, sử, địa, sinh. Các môn giáo dục công dân, ngoại ngữ, tin học chỉ là khuyến khích, trung tâm nào có điều kiện thì tổ chức dạy nhưng không ghi điểm trong học bạ.
Việc các TTGDTX tuyển học sinh phổ thông để dạy bổ túc văn hóa được các chuyên gia giáo dục đánh giá là không ổn. Ông Cao Huy Thảo, Hiệu trưởng Trường THPT Quốc tế Việt - Úc, cho rằng mục tiêu của TTGDTX là tổ chức học tập suốt đời. Đối với chức năng dạy bổ túc văn hóa, TTGDTX hướng đến tổ chức dạy cho các đối tượng quá tuổi học trường phổ thông để phổ cập giáo dục. Do vậy, việc đưa học sinh trong độ tuổi vào học ở TTGDTX là không phù hợp.
Ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, cho rằng trường công lập không thể đáp ứng được chỗ học của học sinh sau khi tốt nghiệp THCS nên phải phân luồng. Nhiều phụ huynh không muốn cho con mình học nghề sớm, lại không có điều kiện học ở trường dân lập, tư thục nên vào TTGDTX là một giải pháp. "Đầu vào TTGDTX thường yếu hơn học sinh công lập nên học ở TTGDTX ít môn hơn, các em có điều kiện để tập trung cho các môn học"- ông Đạt nói.
Theo người lao động
Trường ĐH không phải đóng thuế nếu tái đầu tư Ngày 6/10, Trường ĐH Lạc Hồng đã tổ chức hội thảo đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ gắn kết với nhu cầu doanh nghiệp. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga phát biểu: "Cần có sự liên kết ngay từ đầu trên dây chuyền, công nghệ, hướng dẫn của doanh nghiệp đối với SV và Bộ luôn khuyến...