Trường ĐH top trên khó tuyển sinh
Chiều 7/5, Bộ GD&ĐT công bố đề tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020. Theo nhận xét của các giáo viên, đề tăng kiến thức cơ bản, phân hoá yếu, các trường ĐH top trên khó tuyển sinh.
Nhiều giáo viên cho rằng, với đề minh hoạ này, học sinh tránh sa đà vào những vấn đề quá khó, phức tạp
Giảm độ khó so với đề thi, đề minh họa THPT quốc gia
Video đang HOT
Thầy Hà Văn Thắng, trường THPT Ngô Sỹ Liên, tỉnh Bắc Giang đánh giá, đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT môn Toán khá dễ so với đề thi THPT quốc gia những năm gần đây. “Số lượng câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu chiếm tỷ trọng lớn là 75-80% tổng số lượng câu hỏi trong đề thi, tăng 5-10% so với đề thi THPT quốc gia những năm trước đây. Số lượng câu hỏi vận dụng và vận dụng cao, theo đó giảm đi”, giáo viên Thắng nói.
Mạch kiến thức của đề được sắp xếp theo tuyến tính của chương trình, là từ kiến thức lớp 11, đến kiến thức học kì 1 lớp 12, rồi học kì 2 lớp 12. Bố cục này tạo điều kiện cho học sinh, giáo viên dễ hình dung được các nội dung kiến thức cần thiết, trọng tâm. Các câu hỏi vận dụng, vận dụng cao trong đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT chiếm khoảng 20%-24% (12 câu), nhưng đánh đố, không mẹo mực, không phức tạp trong tính toán, có thể phân loại được học sinh khá -giỏi. Trong đó, hầu hết câu hỏi là quen thuộc với học sinh, có 1-2 câu đòi hỏi tư duy sâu sắc. “Với đề thi tham khảo này, phổ điểm trung bình có thể từ 6-6,5 điểm. Học sinh trung bình có thể đạt 5 điểm, học sinh khá có thể đạt 7-8 điểm, học sinh giỏi có thể đạt 9-10 điểm.
Đối với môn Ngữ văn, thầy Lê Văn Thắng, Trường THPT Thống Nhất (Thanh Hóa) đánh giá, cấu trúc đề giữ ổn định như đề thi THPT quốc gia, đề tham khảo nhưng có sự giảm nhẹ độ khó. Các câu hỏi và yêu cầu trong đề rõ ràng, không đánh đố phù hợp hoàn toàn với mục tiêu xét tốt nghiệp THPT và chủ trương giảm tải do dịch COVID-19.
Phân hoá yếu
Thầy Vũ Khắc Ngọc, giáo viên dạy Hoá học trực tuyến tại Hà Nội nhận định, nhìn tổng quan, đề giữ nguyên cấu trúc như đề tham khảo đã công bố từ đầu tháng 4. Phạm vi kiến thức gồm khoảng 90% kiến thức của chương trình lớp 12 (tập trung chủ yếu ở học kỳ I) và 10% của chương trình lớp 11. Khoảng 75% đề thi ở mức nhận biết, thông hiểu. Sự phân hóa chỉ nằm ở 25% còn lại và mức độ cũng không thực sự sâu sắc. Đáng chú ý là mức độ phân hóa của đề thi đã giảm đi nhiều, dù đề tham khảo lần 1 đã được đánh giá là khá dễ. “Với cấu trúc đề thi và mức độ phân hóa như vậy thì sẽ rất khó khăn cho các trường ĐH top đầu có thể tuyển sinh được như ý. Nhiều khả năng sẽ xảy ra “cơn bão điểm 10″, có thể còn lớn hơn cả năm 2017″, thầy Ngọc nói.
Cô Hoàng Thị Thu Hiền, trường THPT A Thanh Liêm (huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam cho hay, với đề minh hoạ Ngoại ngữ lần này, học sinh chỉ cần học tốt kiến thức SGK có thể đạt 5-6 điểm, em khá hơn sẽ dễ dàng được 6.5-7.5 điểm, học lực giỏi có thể đạt từ 8-9, học sinh xuất sắc có thể đạt điểm 9 trở lên. Tuy nhiên, điểm 10 là một thách thức, thí sinh cần vốn từ khá tốt và chú ý đọc thật kỹ để loại các phương án nhiễu.
Phân tích đề tham khảo môn Tiếng Anh
Dưới đây là phân tích, nhận định đề tham khảo môn Tiếng Anh, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 của các thầy cô giáo tổ Tiếng Anh, hệ thống giáo dục Hocmai.
Về cấu trúc đề: Các câu hỏi chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12 và tương đương với các đơn vị kiến thức được kiểm tra trong đề tham khảo mà Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố ngày 3/4/2020. Đề cũng có sự thay đổi với dạng bài trắc nghiệm hoàn thành câu: tăng 1 câu ngữ pháp kiểm tra về mạo từ và giảm 1 câu trong bài đọc hiểu thứ 2.
Về nội dung đề: Các đơn vị kiến thức được kiểm tra tương đương với đề tham khảo lần 1 mà Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố ngày 3/4/2020 và rải rác từ học kỳ I đến học kỳ II lớp 12: phát âm đuôi "-s", trọng âm với từ hai và ba âm tiết, câu hỏi đuôi, giới từ, mạo từ, danh động từ, câu điều kiện, thì động từ, liên từ, mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian, rút gọn mệnh đề quan hệ.
Về độ khó của đề thi: 70% câu hỏi ở mức độ nhận biết; thông hiểu; 30% câu hỏi trong đề ở mức độ vận dụng và vận dụng cao. Cụ thể như sau:
Các câu hỏi ở mức độ nhận biết, thông hiểu có độ khó tương đương với đề tham khảo ngày 3/4/2020 và thuộc các chuyên đề: Ngữ âm: phát âm đuôi "-s", trọng âm với từ hai và ba âm tiết; câu hỏi đuôi, giới từ, mạo từ, danh động từ, câu điều kiện, thì động từ, liên từ, mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian, rút gọn mệnh đề quan hệ, loại từ; phrasal verb, word choice, từ đồng nghĩa - trái nghĩa; Câu giao tiếp; Tìm lỗi sai.
Số lượng câu vận dụng và vận dụng cao giảm so với đề thi tham khảo ngày 3/4/2020 nhưng chất liệu bài đọc khó đọc hơn (bài đọc 7 câu); độ nhiễu của các phương án cao hơn như dạng tìm câu đồng nghĩa - nối câu.
Ngoài ra, dạng bài tìm câu đồng nghĩa - nối câu ở mức độ khó hơn so với đề thi tham khảo ngày 3/4/2020. Cụ thể, cùng kiểm tra giống đơn vị kiến thức ở đề tham khảo lần 1 nhưng 4 phương án ở đề lần 2 có độ nhiễu cao hơn, mất nhiều thời gian tư duy hơn (câu số 48, 49, 50).
Phân tích đề tham khảo môn Toán Nhận định của các thầy cô tổ Toán, hệ thống giáo dục Hocmai, đề thi tham khảo Bộ GD&ĐT vừa công bố cơ bản phù hợp với mục đích chính là để xét công nhận tốt nghiệp THPT. Về nội dung kiến thức: Đề thi vẫn bao gồm 50 câu hỏi với thời gian làm bài 90 phút và tuân thủ đúng cấu...