Trường ĐH tổ chức thi riêng ra đề theo hướng nào?
Năm 2019, một số trường ĐH vẫn tổ chức tuyển sinh riêng để xét tuyển thí sinh vào trường mình. Khác với đề của kỳ thi THPT quốc gia, đề thi của các trường sẽ theo hướng đánh giá năng lực thay vì kiểm tra kiến thức đơn thuần.
Thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực tại ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2018 – ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Tăng câu hỏi suy luận
Tiến sĩ Trần Tiến Khoa, Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế (TP.HCM), cho biết năm 2019, cách thức tổ chức và định hướng đề thi sẽ giữ ổn định như 2 năm trước. Tuy nhiên, trường sẽ tiến hành sớm, bắt đầu từ tháng 12 sẽ lập nhóm làm đề.
Cũng theo tiến sĩ Khoa, mỗi năm trường sẽ bổ sung khoảng 200 – 300 câu hỏi vào ngân hàng đề thi. “Đề môn toán năm tới, trường sẽ thêm vào những câu hỏi kiểm tra khả năng tư duy logic của thí sinh nhiều hơn, đánh giá khả năng suy luận cao hơn chứ không chỉ thuộc bài. Như vậy sẽ có những câu hỏi khó hơn, thêm chút đánh đố nhưng vẫn bám sát chương trình phổ thông”, tiến sĩ Khoa nói.
Theo cấu trúc đề thi Trường ĐH Quốc tế đã công bố, đề sẽ kiểm tra kiến thức về khoa học tự nhiên, tư duy logic, kỹ năng tiếng Anh, kỹ năng viết thông qua các kiến thức của chương trình THPT: toán, vật lý, hóa học, sinh học, tiếng Anh. Trong đó, câu hỏi kiểm tra năng lực ghi nhớ và vận dụng kiến thức gồm 50% mức độ dễ, 20% suy luận tổng hợp, 15% tính toán và suy luận phức tạp, 10% mức độ khó và 5% sáng tạo.
Kiến thức môn toán và lý chỉ tập trung vào chương trình lớp 12, hóa và sinh kiểm tra thêm kiến thức lớp 10 và 11. Đề sẽ kiểm tra kiến thức trong chương trình học nhưng đòi hỏi khả năng vận dụng và suy luận cao hơn.
Không sử dụng lại câu hỏi ở các kỳ thi trước
ĐH Quốc gia TP.HCM dự kiến tổ chức sớm hơn và có thể tăng số lần tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực để tuyển sinh. Đáng nói, kết quả kỳ thi này có thể còn được sử dụng để xét tuyển cho một số trường ngoài hệ thống.
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo ĐH này, cho biết đề thi vẫn sẽ giữ ổn định về cấu trúc và mức độ khó dễ. Cụ thể, bài thi đánh giá năng lực kiểm tra thí sinh (TS) về khả năng đọc hiểu tiếng Việt và tiếng Anh, tư duy logic, xử lý số liệu và giải quyết các vấn đề tự nhiên – xã hội. Do đánh giá toàn diện nên đòi hỏi TS phải có cách tiếp cận khoa học, khả năng tư duy suy luận, phản biện, nhận xét, đánh giá và tổng hợp.
Tiến sĩ Chính cho biết: “Các câu hỏi trong đề thi được đưa ra trên cơ sở kiến thức THPT và không có nội dung nào nằm bên ngoài. Vì vậy, để đạt điểm cao, TS cần nắm vững kiến thức nền trong chương trình để có thể hiểu, áp dụng, phân tích, đánh giá và tổng hợp nhằm giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, nếu chỉ nhớ kiến thức thôi thì sẽ không đạt được điểm cao vì hầu hết dữ liệu đã được đưa sẵn vào đề thi”.
Video đang HOT
Hiện ngân hàng đề thi đã có 2.000 câu hỏi. Kỳ thi năm tới sẽ tăng số lượng câu hỏi lên khoảng 3.000. Vì vậy, đề thi năm sau sẽ không sử dụng lại câu hỏi đã dùng trong kỳ thi trước đó.
Được lựa chọn dạng bài chuyên ngành
Trong khi đó, Trường ĐH Việt Đức xét tuyển TS bằng kết quả bài thi TestAS – kỳ thi dành cho TS nước ngoài muốn đăng ký vào học tại các trường ĐH của Đức. TS có thể lựa chọn ngôn ngữ làm bài thi là tiếng Anh hoặc Đức.
Bài thi TestAS bao gồm 3 thành phần, bắt đầu bằng bài thi ngoại ngữ trực tuyến (40 phút) nhằm kiểm tra năng lực ngoại ngữ tổng quát của TS. Bài thi trắc nghiệm kiến thức cơ bản (110 phút) kiểm tra các kỹ năng tổng quát cần đến trong tất cả các lĩnh vực (toán học cơ bản, suy luận logic, quy luật chuỗi số…). Còn bài thi kiến thức chuyên ngành được thiết kế theo các nhóm ngành khác nhau (145 – 150 phút), nhằm đánh giá các kỹ năng cần thiết để hoàn thành chương trình học của bậc ĐH của từng nhóm lĩnh vực chuyên ngành tương ứng.
Bài thi chuyên ngành cho phép TS chọn một trong 4 dạng bài thi chuyên ngành, tùy vào định hướng nghề nghiệp gồm: nhân văn, văn hóa và khoa học xã hội; khoa học kỹ thuật; toán học, khoa học máy tính và khoa học tự nhiên; kinh tế học.
Tiến sĩ Hà Thúc Viên, Phó hiệu trưởng nhà trường, cho biết đây là bài thi đánh giá năng lực, không nhằm mục đích kiểm tra kiến thức mà tập trung đánh giá các kỹ năng nhận biết, suy luận và xử lý vấn đề. Một trong những đặc thù của bài thi là tính dự đoán về khả năng thành công của TS khi theo học một chuyên ngành nào đó. Vì thế, bài thi hướng đến việc đánh giá xem năng lực của TS có đáp ứng được các yêu cầu của chuyên ngành đã chọn hay không.
Do đó, theo tiến sĩ Viên: “Bài thi này không kiểm tra một nội dung kiến thức cụ thể mà kiểm tra sự tích lũy và trau dồi kiến thức toàn diện, kỹ năng cần thiết trong cả 3 năm học ở bậc THPT”.
Cần đề thi kiểm tra được năng lực cơ bản về tự nhiên và xã hội
Năm 2019, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM dự kiến có thể sử dụng một phần chỉ tiêu để xét tuyển từ kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức.
Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh trường ĐH này, cho rằng một đề thi có khả năng đánh giá năng lực học ĐH hoàn toàn có thể sử dụng để phục vụ việc tuyển chọn. Hiện tại, trường mong muốn ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ có chương trình mở rộng để các trường ngoài hệ thống có thể sử dụng kết quả này.
Khi có quyết định chính thức, trường sẽ xem xét lại cách tính điểm của bài thi. Trong trường hợp bài thi được đánh giá theo nhiều phần và mỗi phần sẽ đánh giá năng lực cụ thể thì sẽ tính việc xác định điểm chuẩn theo điểm của từng phần hoặc toàn bài thi để tuyển được người học phù hợp với ngành nghề.
“Thực ra trường cũng chỉ cần đề thi đánh giá được những năng lực cơ bản nhất về kiến thức khoa học tự nhiên và hiểu biết xã hội, kỹ năng học tập để có thể học tập được ở ĐH. Vì vậy, ngoài những kiến thức toán và khoa học tự nhiên, cần thêm những câu hỏi về xã hội”, thạc sĩ Sơn cho biết.
“Các câu hỏi trong đề thi được đưa ra trên cơ sở kiến thức THPT và không có nội dung nào nằm bên ngoài. Vì vậy, để đạt điểm cao, TS cần nắm vững kiến thức nền trong chương trình để có thể hiểu, áp dụng, phân tích, đánh giá và tổng hợp nhằm giải quyết vấn đề”
Tiến sĩ NGUYỄN QUỐC CHÍNH Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo ĐH Quốc gia TP.HCM
Theo thanhnien
Tuyển sinh lớp 6: Thi đánh giá năng lực khác kiểm tra kiến thức
Đại diện Bộ GD&ĐT cho rằng đánh giá năng lực là kiểm tra khả năng sử dụng kiến thức của học sinh có được trong học tập để giải quyết những vấn đề cụ thể.
PGS.TS. Nguyễn Xuân Thành. Ảnh: Bộ GD&ĐT.
Mới đây, Bộ GD&ĐT công bố dự thảo thông tư về quy chế tuyển sinh THCS và THPT, nhận được sự quan tâm của dư luận.
Trong dự thảo của Bộ GD&ĐT, ở cấp THCS, trường nào có số học sinh đăng ký vào học lớp 6 nhiều hơn so với chỉ tiêu tuyển sinh, sở GD&ĐT hướng dẫn thực hiện phương án tuyển sinh theo phương thức xét tuyển hoặc kết hợp xét tuyển với kiểm tra, đánh giá năng lực.
Thế nào là 'đánh giá năng lực'?
Theo ông Nguyễn Xuân Thành - Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT, thông tư 11 năm 2014 quy định phương thức tuyển sinh vào THCS là xét tuyển. Tuy nhiên, một số trường có số hồ sơ đăng ký vào học nhiều hơn so với chỉ tiêu nên gặp khó khăn trong tuyển sinh.
Năm 2015, bộ có công văn 1258 giao cho cơ sở giáo dục có số học sinh đăng ký vào học đông hơn so với chỉ tiêu thì được quyền xây dựng phương án tuyển sinh phù hợp và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, thực hiện. Dự thảo thông tư này nhằm cụ thể hóa quy định của bộ trước đó.
Ông Nguyễn Xuân Thành lý giải: "Chúng ta đang đổi mới giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Đánh giá năng lực học sinh khác với đánh giá kiến thức vì kiến thức là nguyên liệu để hình thành nên năng lực. Đánh giá năng lực học sinh là đánh giá khả năng sử dụng kiến thức mà học sinh có được trong quá trình học tập để giải quyết những vấn đề cụ thể".
Theo ông Thành, hiện nay, chúng ta đang có định hướng sẽ phát triển 10 năng lực cho học sinh bao gồm: Tự chủ - tự học, giao tiếp - hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; toán học; ngôn ngữ; tìm hiểu tự nhiên và xã hội; công nghệ; tin học; nghệ thuật; thể chất. Tùy mục tiêu, yêu cầu, nhà trường có thể lựa chọn để đánh giá năng lực nào đó của học sinh.
Phó Vụ trưởng Vụ giáo dục trung học ký giải nếu kiểm tra kiến thức ở môn Toán học có thể giao cho học sinh một phương trình hay nội dung nào đó dùng kiến thức để giải. Còn khi đánh giá năng lực, giáo viên sẽ giao cho học sinh vận dụng kiến thức mình làm để giải quyết vấn đề cụ thể. Học sinh phải lập phương trình để giải chứ không phải chỉ là giải phương trình cho sẵn.
"Việc thi và kiểm tra đánh giá sẽ có tác động trở lại đối với quá trình dạy học. Các thầy cô không chỉ trang bị kiến thức, mà con phải làm sao cho học sinh biết vận dụng kiến thức đó để giải quyết tình huống phù hợp", ông Nguyễn Xuân Thành nói.
Với học sinh tiểu học, việc hình thành năng lực phải kéo dài từ lớp 1 đến lớp 5 chứ không phải trong một giai đoạn ngắn.
TS Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT, lý giải một số trường như THCS Nguyễn Siêu (Hà Nội) xây dựng phương án xét tuyển lớp 6 bằng cách dựa vào học bạ 5 năm tiểu học, kèm tiêu chí phụ là kết quả của các cuộc thi.
Ngoài ra, trường này cho học sinh làm bài đánh giá năng lực bằng cách viết bài luận tổng hợp bằng tiếng Anh. Đại diện Bộ GD&ĐT cho rằng bài luận này không phụ thuộc kiến thức học sinh có đi học thêm hay không.
Phương án hợp lý
Thầy Phạm Trung Dũng - Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội - nhà trường ủng hộ dự thảo này vì sẽ đảm bảo tính chính xác và công bằng hơn khi tuyển sinh vào các trường có hồ sơ nhiều hơn so với chỉ tiêu.
Những năm vừa qua, trường Lương Thế Vinh có nhiều học sinh ứng tuyển, dẫn đến việc "làm đẹp" hồ sơ.
Theo thầy Dũng, với bài thi đánh giá năng lực, dù hiện tại chưa có hướng dẫn chính thức, nhà trường có thể sử dụng phương thức cũ từng áp dụng như phỏng vấn, kiểm tra trắc nghiệm hay khảo sát. Các trường phải theo hướng dẫn cụ thể từ sở GD&ĐT để tổ chức thi sao cho không vi phạm quy định.
"Chúng ta có thể khảo sát học sinh thông qua bài thuyết minh với những kiến thức mà các em không phải học thêm, ví dụ như các kiến thức vệ tinh mà học trò đã học ở tiểu học. Những hiểu biết về Lịch sử - Địa lý, Luật giao thông... để các em có thể tiếp cận được ở cả gia đình nữa để đánh giá học sinh", thầy Dũng nói.
Theo Zing
Dạy học phát triển năng lực: Người thầy phải chủ động, sáng tạo Dạy học phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học đòi hỏi ở mỗi người thầy, cán bộ quản lý giáo dục những năng lực nhất định. Chính vì vậy, việc chuẩn bị kĩ càng đội ngũ, đổi mới đồng bộ khâu kiểm tra đánh giá cần được các nhà trường quan tâm chú trọng. GV cần chủ động sáng...