Trường ĐH tiếp tục cảnh báo fanpage không chính thức
Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP.HCM) vừa có cảnh báo về trang Facebook giả làm ảnh hưởng đến trường.
Ngày 14.6, lãnh đạo Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM thông tin trên trang tin điện tử (fanpage) cho biết thời gian qua, từ phản ánh của nhiều giảng viên, sinh viên và cộng đồng cựu sinh viên của trường về việc có một số fanpage/group Facebook lấy tên Trường ĐH KHXH-NV, ĐHQG TP.HCM để đăng tải các thông tin không chính xác, không đại diện cho quan điểm của nhà trường.
Nhà trường thông tin trường chỉ có một fanpage duy nhất tại địa chỉ: https://www.facebook.com/ussh.vnuhcm/. Fanpage này được quản trị bởi Phòng Truyền thông và Tổ chức sự kiện của trường. Mọi fanpage khác không phải địa chỉ trên đều không thuộc quản lý của trường. Trường cũng không phụ trách các group facebook hay các trang confession.
Thạc sĩ Trần Nam, Trưởng phòng Truyền thông và Tổ chức sự kiện nhà trường, cho biết: “Các trang này đưa những thông tin sai lệch, không phản ánh đúng quan điểm của trường, đặc biệt là các thông điệp mang yếu tố chính trị, xã hội… Một số trường hợp còn tư vấn tuyển sinh sai, ảnh hưởng đến thí sinh”.
Trước đó, vào tháng 9.2017, trường này cũng đưa ra cảnh báo về fanpage Trung tâm tư vấn cho sinh viên nhân văn TP.HCM (https://www.facebook.com/TuvanNhanvan/). Đây là trang không thuộc trang thông tin chính thức của trường nhưng đã thực hiện công tác tư vấn tuyển sinh cho thí sinh quan tâm về trường. Thông báo này nhấn mạnh: “Trang này đã đưa ra tài liệu điểm chuẩn dự báo năm 2017 không dựa trên căn cứ chính thức nào. Đồng thời còn thực hiện các hoạt động tư vấn tuyển sinh tự phát, dựa trên nhận định chủ quan gây hoang mang cho một số thí sinh”.
Video đang HOT
Theo thanhnien.vn
Sinh viên năm nhất xây dựng hệ thống báo cháy thông minh
Trước những hạn chế về việc phòng và chữa cháy tại các chung cư hiện nay, nhóm sinh viên Tổ chức Giáo dục FPT đã xây dựng bộ hệ thống phòng cháy chữa cháy thông minh, có khả năng kết nối tới từng máy điện thoại cá nhân, đưa cảnh báo và gửi hướng dẫn giúp cư dân chung cư thoát hiểm khi xảy ra cháy nổ.
Sản phẩm vừa xuất sắc giật giải tại cuộc thi FPT Edu Hackathon 2018 với chủ đề về IoT sau 27 tiếng "chạy marathon" lập trình liên tục.
Hệ thống báo cháy thông minh được các sinh viên năm nhất ngành Ứng dụng phần mềm (Cao đẳng Thực hành FPT Polytechnic - FPT Edu) thiết kế nhiều cảm biến cháy, được gắn quanh mỗi tầng trong khu chung cư với khoảng cách hợp lý để kịp thời nhận biết dấu hiệu cháy nổ. Mỗi người dân sống trong chung cư sẽ được cài đặt một phần mềm trên điện thoại để nhận thông báo khi có cháy xảy ra ở bất cứ đâu trong tòa nhà.
Sản phẩm báo cháy thông minh của bốn chàng sinh viên FPT Edu đã nhận được giải Nhì trong cuộc đua lập trình FPT Edu Hackathon 2018 và được các chuyên gia công nghệ đánh giá cao.
Theo các sinh viên FPT Edu, khi có cháy xảy ra hệ thống báo cháy sẽ gửi tín hiệu đến tổng đài chữa cháy 114. Đồng thời, hệ thống cảm biến lắp đặt trong chung cư sẽ thực hiện nhiệm vụ xác định vị trí và quy mô đám cháy, lượng khói tại các lối đi để gửi về hệ thống trung tâm của ứng dụng. Sau đó, hệ thống sẽ gửi thông báo về điện thoại để phát âm báo hiệu dù điện thoại đang trong chế độ đeo tai nghe hay không bật âm thanh. Ngay lúc này, toàn bộ người dân trong chung cư có thể nhanh chóng nhận biết được dấu hiệu cháy để kịp thời xử lý khi đám cháy chưa lan rộng.
Bên cạnh đó, bộ xử lí trung tâm của sản phẩm sẽ tiếp tục phát loa thông báo cho người dân trong chung cư về khu vực hiện đang bị cháy, đồng thời gửi thông tin cho quản lý chung cư để sớm có phương án giải quyết. Mặt khác, các tình trạng của đám cháy như đang lan rộng hay đã được xử lý sẽ liên tục được cập nhật trên ứng dụng để người dùng nắm được thông tin.
Thông thường, khi đột ngột xảy ra đám cháy tại chung cư, lượng khói dày đặc thường che mất tầm nhìn và khiến các nạn nhân rơi vào tình trạng thiếu oxi. Vì vậy, ứng dụng báo cháy thông minh cũng được cân nhắc trang bị thêm tính năng dẫn đường trên sơ đồ 3D để người dùng tìm được lối thoát. Theo đó, ứng dụng sẽ hiển thị vị trí, quy mô và lượng khói tại các lối đi trên bản vẽ 3D, đồng thời chỉ dẫn các lối thoát nhanh nhất và an toàn nhất cho người dân bằng hệ thống đèn led gắn trên trần nhà. Bên cạnh đó, sản phẩm còn được thiết kế khá thông minh khi có thể phân luồng người dân để tránh tình trạng ùn tắc, chen lấn xô đẩy khi vội vàng thoát thân.
Ngoài ra, trong thời gian xảy ra đám cháy, ứng dụng thông minh của nhóm sinh viên FPT Edu có thể ghi lại toàn bộ thông tin của vụ cháy. Từ đó, ban quản lý có thể dễ dàng nắm được thông tin về tình trạng đám cháy và tìm được nguyên nhân cháy xuất phát từ đâu.
Quy trình hoạt động của hệ thống báo cháy được thiết kế khá đơn giản, dễ hiểu.
Với những tính năng ưu việt, hệ thống báo cháy thông minh của sinh viên FPT Edu thực sự là một cứu cánh cần thiết giữa thời điểm vấn nạn cháy nổ đang trở thành mối lo lắng nghiêm trọng của nhiều người dân sinh sống trong các tòa chung cư và khu tập thể.
Chia sẻ về lĩnh vực kỹ thuật, nhóm sinh viên FPT Edu cho biết bộ xử lí trung tâm là nền tảng của sản phẩm này, có trách nhiệm gửi tín nhắn đến các đối tượng cần thiết, cũng như góp phần điều phối dòng thông tin giữa các thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy trong chung cư. Chi phí đầu tư cho bộ xử lý trung tâm là dưới 10 triệu đồng. Hiện nay, chi phí dành cho hệ thống báo cháy trong chung cư có thể lên đến hàng trăm triệu đồng. Tuy nhiên, nếu muốn nâng cấp những tính năng tiên tiến này cho hệ thống báo cháy hiện tại, một tòa chung cư 10 tầng chỉ cần đầu tư khoảng 30 triệu đồng. Đây là một chi phí khá tiết kiệm khi chia đều cho số lượng hộ dân trung bình trong một khu chung cư.
Tuy nhiên, lên ý tưởng xây dựng sản phẩm này khi vừa mới bước chân vào năm nhất, các sinh viên FPT Edu không tránh khỏi những khó khăn liên quan đến kỹ thuật. Để khắc phục, bốn chàng trai trẻ tuổi đã liên tục tìm hiểu các công nghệ mới trong thời gian ngắn. Ngoài ra, với mong muốn lan tỏa sản phẩm hữu ích này, nhóm sinh viên đã mạnh dạn đăng ký cuộc thi công nghệ lớn của Tổ chức Giáo dục FPT. Sau gần hai tháng nỗ lực, bốn chàng trai đã xuất sắc vượt qua những đối thủ dày dạn chuyên môn để đem về giải Nhì chung cuộc. Theo lời một sinh viên trong nhóm: "Ban đầu cả đội đã định bỏ cuộc vì FPT Edu Hackathon là một cuộc thi rất lớn, phải đối đầu với những nhóm có kĩ năng và kinh nghiệm vượt trội nên cơ hội chiến thắng là rất thấp. Nhưng vì cùng chung mong muốn tìm ra giải pháp hỗ trợ phòng chống cháy nổ, giảm thiểu thiệt hại về người và của ở các chung cư, cả đội đã quyết tâm bắt tay hợp tác với nhau và giật giải."
Nhóm cũng chia sẻ, nếu mời gọi được nhà đầu tư, nhóm sẽ có cơ hội đưa sản phẩm ra thị trường sớm hơn.
Hy vọng, sau khi chiến thắng trong cuộc thi uy tín về công nghệ như FPT Edu Hackathon, các sinh viên FPT Edu sẽ sớm tìm được cơ hội đưa hệ thống báo cháy thông minh ra thương mại hoá, từ đó thực hiện được mong muốn tăng an toàn cháy nổ tại các chung cư hiện tại.
Mai Trang
Theo Dân trí
Anh hùng Phạm Tuân 'định hướng' nghề cho học sinh mê vũ trụ 'Rớt phi công Việt Nam nhưng đậu du hành vũ trụ ở Nga', nhà du hành vũ trụ Phạm Tuân đã chia sẻ hóm hỉnh về hành trình vào không gian của mình tại ĐH Bách khoa - ĐHQG TP.HCM sáng 19-5. Anh hùng Phạm Tuân (thứ hai từ trái sang) tại buổi gặp gỡ sinh viên tại ĐHQG TP.HCM sáng 19-5 -...