Trường ĐH Thủy lợi thành lập “Câu lạc bộ thanh niên khởi nghiệp TLU”
Chiều 16/6, Trường Đại học Thuỷ lợi đã ra mắt Câu lạc bộ khởi nghiệp TLU. Đây là môi trường ươm mầm, khuyến khích và cổ vũ tinh thần khởi nghiệp cho sinh viên.
Câu lạc bộ (CLB) khởi nghiệp TLU tiền thân là Câu lạc bộ doanh nhân tương lai thành lập từ năm 2009 của Trường Đại học Thủy lợi, hiện CLB có 50 thành viên.
Cắt băng ra mắt CLB khởi nghiệp TLU
Chủ nhiệm CLB khởi nghiệp TLU, Lê Thị Mỹ Dung cho biết, việc thành lập câu lạc bộ nhằm khuyến khích, thúc đẩy sinh viên, thanh niên tham gia khởi nghiệp, lập nghiệp, từ đó xây dựng và phát triển mạng lưới khởi nghiệp của Trường Đại học Thủy lợi lớn mạnh. Đặc biệt, đây là nơi ươm mầm, đào tạo, vun đắp ý tưởng sáng tạo cho sinh viên, thanh niên tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, thiết thực.
Video đang HOT
Đồng thời, kết nối và kêu gọi các nguồn lực đầu tư khởi nghiệp từ các nhà tư vấn, nhà đầu tư, doanh nhân, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, các nhà hoạch định chính sách, tuyển dụng…
Phát biểu tại buổi lễ, GS.TS Nguyễn Trung Việt, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi khẳng định, nhà trường tạo mọi điều kiện cho sinh viên khởi nghiệp vì “khởi nghiệp là sáng tạo”.
Rất nhiều tấm gương sinh viên khởi nghiệp xuất sắc ở trường ĐH Thủy lợi bằng nghiên cứu khoa học và đã có công bố quốc tế, được nhận học bổng du học tại Hà Lan, hoặc nhiều sinh viên đã khởi nghiệp với nhiều mô hình kinh doanh, nhiều sinh viên cũng đã tham gia cùng các thầy giáo về các đề tài nghiên cứu khoa học…
Do đó, CLB là sân chơi, diễn đàn khởi nghiệp cho sinh viên và thậm chí là một số giảng viên cùng tham gia như vấn đề “ nóng”, dư luận quan tâm hiện nay như nước sạch, môi trường…
Tại buổi lễ, đánh giá cao quyết tâm xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp của Trường ĐH Thuỷ Lợi, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh sinh viên (Bộ GD-ĐT) Bùi Văn Linh cũng cho biết, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ rất quan tâm và chỉ đạo các Bộ, ngành có liên qan tham mưu nhiều giải pháp nhằm xây dựng hệ sinh sinh thái khởi nghiệp quốc gia, cụ thể như Quyết định 844/QĐ-TTg, Đề án 1665 “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025″…
Do vậy, Trường ĐH Thủy Lợi cần nắm rõ các văn bản, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ để hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp, bởi đổi mới sáng tạo khởi nghiệp với sinh viên là nghiên cứu khoa học.
Ông Linh đề nghị, thời gian tới, nhà trường chú trọng, ưu tiên bố trí kinh phí, cơ sở vật chất, đồng thời xã hội hóa, kết nối nhà đầu tư, doanh nghiệp để giúp sinh viên khởi nghiệp tốt.
Hỗ trợ HSSV khởi nghiệp trên nền tảng số
Bộ GD&ĐT vừa ban hành kế hoạch triển khai Đề án "Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025" của ngành giáo dục năm 2020.
Ảnh minh họa
Mục đích của kế hoạch nhằm tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông và các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của HSSV về khởi nghiệp, giúp HSSV chủ động tiếp cận với hệ thống khởi nghiệp trong và ngoài nhà trường.
Triển khai thí điểm công tác đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho HSSV các kiến thức về khởi nghiệp; Hướng dẫn các cơ sở giáo dục xây dựng môi trường trải nghiệm, hỗ trợ khởi nghiệp cho HSSV trên nền tảng số hóa và công nghệ.
Hỗ trợ các cơ sở giáo dục và đào tạo kết nối các nguồn lực xã hội hóa để hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp tại các cơ sở giáo dục.
7 nhiệm vụ lớn được đề cập tại kế hoạch bao gồm: (1) Công tác truyền thông; (2) Tổ chức Cuộc thi "Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp" lần thứ 3 năm 2020; (3) Ngày Hội khởi nghiệp quốc gia của HSSV lần thứ 3 năm 2020; (4) Công tác hỗ trợ đào tạo; (5) Tạo môi trường hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp; (6) Hỗ trợ nguồn vốn cho các dự án khởi nghiệp; (7) Quản lý điều hành Đề án.
Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác HSSV được giao nhiệm vụ chủ trì phối hợp với các Cục, Vụ liên quan, các tổ chức cá nhân, các doanh nghiệp đồng hành chủ động tổ chức các hoạt động triển khai kế hoạch. Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị triển khai thực hiện công tác truyền thông, vận hành, duy trì các bài viết chuyên đề trên các ấn phẩm của Báo.
Vân Anh
Nỗi niềm cử nhân chạy xe ôm công nghệ để bám trụ thành phố Vài năm trở lại đây, nhiều sinh viên ngoại tỉnh lựa chọn việc làm thêm là chạy xe ôm công nghệ, làm shipper (giao hàng) để kiếm thêm tiền trang trải cuộc sống. Thế nhưng, điều đáng bận tâm là có những người đã tốt nghiệp đại học, cầm trong tay tấm bằng cử nhân, tràn đầy nhiệt huyết tuổi trẻ vẫn phải...