Trường ĐH Sư phạm TP.HCM lần đầu tổ chức thi năng lực chuyên biệt để tuyển sinh
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM sẽ sử dụng điểm học tập THPT kết hợp kết quả kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt do trường tổ chức để tuyển sinh một số ngành năm nay.
Sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM – HÀ ÁNH
Hôm nay (5.4), Trường ĐH Sư phạm TP.HCM công bố phương án tuyển sinh các ngành đào tạo bậc ĐH hệ chính quy năm 2021. Điểm mới rất đáng chú ý trong phương thức này là việc tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt để tuyển sinh.
Theo đó, năm 2021 trường dự kiến tuyển 3.770 chỉ tiêu vào các ngành đào tạo giáo viên và các ngành đào tạo khác.
Trong đó, ngoài việc sử dụng tối đa 20% chỉ tiêu của từng ngành để xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD-ĐT và theo các tiêu chí của trường còn tuyển sinh theo 3 phương thức chính.
Phương thức 1 là xét tuyển sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
Phương thức 2 là xét tuyển sử dụng kết quả học tập THPT (6 học kỳ) áp dụng với thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2021.
Phương thức 3 là xét tuyển sử dụng kết quả học tập THPT (sử dụng điểm 6 học kỳ) kết hợp kết quả kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức. Phương thức này chỉ áp dụng với các ngành gồm: sư phạm toán học, sư phạm tin học, công nghệ thông tin, sư phạm vật lý, sư phạm hóa học, hóa học, sư phạm sinh học, sư phạm ngữ văn, văn học, Việt Nam học, sư phạm tiếng Anh, ngôn ngữ Anh, sư phạm tiếng Trung Quốc, ngôn ngữ Trung Quốc, ngôn ngữ Pháp, ngôn Ngữ Nga, ngôn ngữ Nhật và Ngôn ngữ Hàn Quốc. Phương thức này xét cho tối đa 20% chỉ tiêu các ngành.
Điểm xét tuyển phương thức này được xác định như sau: tổng điểm bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt do trường tổ chức của môn chính (được nhân hệ số 2), cộng với điểm hai môn còn lại trong tổ hợp là điểm trung bình môn trong 6 học kỳ ở THPT. Tổng điểm này được quy đổi về thang điểm 30 và cộng điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định của Bộ GD-ĐT và được làm tròn đến hai chữ số thập phân.
ĐXT = (2xĐMC cộng ĐM1 cộng ĐM2) x 0.75 ĐUT
Video đang HOT
Trong đó: ĐXT: Điểm xét tuyển, được làm tròn đến hai chữ số thập phân;
ĐMC: Điểm môn chính được lấy từ kết quả thi đánh giá năng lực chuyên biệt do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức.
ĐM1, ĐM2: Điểm trung bình 6 học kỳ ở THPT của hai môn còn lại theo tổ hợp xét tuyển;
ĐUT: Điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định của Bộ GD-ĐT.
Ứng với từng tổ hợp xét tuyển vào các ngành học trường chọn sử dụng: Môn chính ứng với ngành học được lấy kết quả từ kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức; Hai môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển được lấy kết quả học tập ở THPT.
Môn chính đối với mỗi ngành học được xác định như sau: Môn chính các ngành sư phạm toán học, sư phạm tin học, công nghệ thông tin là môn toán học; Ngành sư phạm vật lý là môn vật lý; Các ngành sư phạm hóa học, hóa học là môn hóa học; Các ngành sư phạm sinh học là môn sinh học; Các ngành sư phạm ngữ văn, văn học, Việt Nam học là môn ngữ văn; Các ngành sư phạm tiếng Anh, ngôn ngữ Anh, sư phạm tiếng Trung quốc, ngôn ngữ Trung quốc, ngôn ngữ Pháp, ngôn Ngữ Nga, ngôn ngữ Nhật và ngôn ngữ Hàn quốc là môn tiếng Anh.
Thông tin xét tuyển từng ngành như bảng sau:
Với phương án tuyển sinh này, đây là năm đầu tiên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt để tuyển sinh, trong đó có các ngành sư phạm.
'Mẹ Ninja' đợi con thi đánh giá năng lực trong trời TP.HCM nắng như đổ lửa
'Chị ơi sao không vào chỗ mát đợi?'. 'Thôi ở đây cho con dễ thấy', người mẹ trùm kín như Ninja ngồi trên xe máy giữa tiết trời TP.HCM nắng như đổ lửa.
Người mẹ "ninja" đợi con trong nắng nóng - ẢNH THÚY HẰNG
Sáng nay, 28.3, thí sinh ở TP.HCM tham gia kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM. Tại địa điểm thi Trường ĐH Khoa học tự nhiên (đường Nguyễn Văn Cừ, Q.5, TP.HCM) hơn 1.200 thí sinh tham gia kỳ thi này.
Trong trời nắng nóng gay gắt, hàng trăm phụ huynh ngồi bên ngoài kiên nhẫn đợi con. Nhiều người tìm bóng râm của hàng cây để ngồi đợi con từ 8 giờ 30 phút sáng, cho tới 11 giờ hơn, khi thí sinh nộp bài. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng có thể dựng xe máy dưới bóng cây để chờ con, họ chấp nhận trùm kín như Ninja để ngồi dưới trời nắng, chờ con về.
Trang phục kín mít như Ninja của mẹ
Xe chở con thì cần phải che áo để con ngồi cho mát, còn mẹ thì chấp nhận đầu trần đứng đợi trong nắng - ẢNH THÚY HẰNG
"Sao chị không gửi xe rồi vào chỗ mát ngồi đợi con?", chúng tôi hỏi một phụ huynh. Chị tặc lưỡi "thôi đứng ở đây cho con dễ thấy". Chị cho hay mình trú Q.6, con trai học Trường THPT Hùng Vương, Q.5, ngày nào mẹ cũng đưa con đi học và hôm nay chủ nhật, hai mẹ con lại đồng hành trong kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM. "Con muốn thi đậu vào Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, trường đó điểm rất cao, nhưng con nói muốn và sẽ quyết tâm", chị kể.
Chị Phương, người mẹ có con trai học Trường trung học thực hành ĐH Sư phạm TP.HCM, trùm kín mít như Ninja, dựng chiếc xe Lead trước Trung tâm tin học của Trường ĐH Khoa học tự nhiên, nơi chị đứng không có bóng râm của hàng cây nào. "Gửi xe mất công, mình đợi con một chút, nắng không sao", chị nói. "10 cha mẹ ở Sài Gòn thì tới 8 người ngày nào cũng chở con đi học, đi thi rồi đưa rước con. Mình không yên tâm cho con tự chạy xe. Con vào ĐH thì năm nhất năm hai cũng vậy, sau đó tính sau", chị nói.
Tình nguyện viên hỗ trợ các thí sinh trong nắng nóng - ẢNH THÚY HẰNG
Cha mẹ luôn mong những gì tốt đẹp nhất cho con của mình - ẢNH THÚY HẰNG
Đúng 11 giờ, thí sinh ùa ra. Trời nắng nóng gay gắt. Cha mẹ trong trang phục kín mít như Ninja đưa cho con chai nước mát rồi vội vàng chở con về, có thể chiều nay - chủ nhật - vẫn còn những ca học thêm khác đang chờ.
Thí sinh nói gì về đề thi đánh giá năng lực ĐH QG TP.HCM 2021?
Phương Duy, chuyên toán, Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong: "Em thấy kiến thức chủ yếu trong sách giáo khoa, từ lớp 10. Có những câu băn khoăn nhất tập trung trong môn hóa".
Lan Nhi, Trường THPT Trần Khai Nguyên: "Khoảng 12 câu hỏi môn lý, hóa khiến em băn khoăn về đáp án. Có một số câu hỏi lý thuyết, không phải dạng tính toán nhưng mà nội dung câu hỏi thì có vẻ "đánh lừa" nếu người làm không tỉnh táo".
Điểm sàn của 13 trường sư phạm Điểm sàn các ngành đào tạo giáo viên của trường đại học phải bằng hoặc cao hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD&ĐT quy định. ĐH Sư phạm Hà Nội lấy điểm sàn 20 cho các ngành Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Toán học và Sư phạm Toán học (đào tạo giáo viên dạy Toán bằng tiếng Anh)....