Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM xét tuyển từ kỳ thi SAT vào năm 2019
Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM sẽ tuyển thêm kết quả kỳ thi SAT, mở ngành robot tiên tiến và cho phép sinh viên giỏi được chọn ngành học từ năm thứ 2.
Thí sinh dự thi để xét tuyển ĐH năm 2018 – HÀ ÁNH
Thêm phương thức mới
Chiều 5.12, PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho biết dự kiến năm 2019 trường này giữ nguyên các phương thức xét tuyển đã thực hiện trong năm 2018 và bổ sung thêm phương thức xét kết quả kỳ thi SAT (khoảng 5% chỉ tiêu).
Kỳ thi kỳ thi SAT (Scholastic Aptitude Test) là bài thi đánh giá khả năng của học sinh và kiểm tra đầu vào của các trường ĐH, CĐ tại Mỹ, được thực hiện bởi tổ chức giáo dục phi lợi nhuận College Board.
Video đang HOT
Các phương thức còn lại gồm: xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2019; xét tuyển điểm trung bình học bạ với các ngành chất lượng cao; xét tuyển kết hợp kết quả thi THPT quốc gia và tổ chức thi riêng đối với các ngành nghệ thuật.
Ngoài ra, trường này còn xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD-ĐT và ưu tiên xét tuyển thẳngcác đối tượng sau: thí sinh lớp chuyên (toán học, vật lý, hóa học, tiếng Anh, sinh học, tin học) tại các trường chuyên, năng khiếu; thí sinh đạt điểm IELTS quốc tế từ 5.0 trở lên hoặc tương đương vào các ngành kỹ thuật hệ chất lượng cao dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh; thí sinh đạt điểm IELTS quốc tế từ 5.5 trở lên hoặc tương đương vào ngành sư phạm tiếng Anh và ngôn ngữ Anh; 200 trường tốp đầu trong cả nước; các trường THPT có ký kết hợp tác về hướng nghiệp, tuyển sinh – đào tạo và nghiên cứu khoa học với trường ĐH này.
Sinh viên giỏi được đổi ngành từ năm thứ 2
Cũng theo PGS-TS Đỗ Văn Dũng, năm 2019 trường sẽ mở thêm ngành robot tiên tiến (20 chỉ tiêu), miễn học phí và dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. Điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển tối thiểu là thí sinh đạt từ 24 điểm trở lên trong kỳ thi THPT quốc gia 2019. Ngành học này sẽ được đào tạo theo hướng xuyên ngành, với kiến thức tổng hợp của nhiều ngành như: công nghệ thông tin, điều khiển tự động hóa và cơ khí chế tạo máy.
Ngoài ra, cũng theo ông Dũng, sinh viên trúng tuyển khóa 2019 vào trường sẽ được thay đổi ngành học sau 2 năm đầu tiên. Sinh viên được chuyển ngành nếu đạt 1 trong 2 điều kiện sau: điểm thi đầu vào từ 24 trở lên (ngành học phải đúng với tổ hợp xét tuyển đầu vào) hoặc điểm trung bình học tập 2 năm từ 8.0 trở lên.
Theo thanhnien
Nhà giáo nhân dân Dương Thanh Liêm qua đời
Người được nhiều thế hệ sinh viên xem là tấm gương về thanh liêm, chính trực đã từ trần tối 1/12 tại TP HCM, hưởng thọ 81 tuổi.
PGS Dương Thanh Liêm, nguyên Hiệu trưởng Đại học Nông Lâm TP HCM, là chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y.
PGS Dương Thanh Liêm. Ảnh: Đại học Nông Lâm TP HCM.
Sinh năm 1938 tại huyện Giồng Trôm (Bến Tre), 17 tuổi ông Liêm tập kết ra Bắc và học trường Học sinh miền Nam trước khi vào Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội. Ông là sinh viên giỏi toàn diện, luôn đạt điểm tuyệt đối tất cả các môn và ra trường với vị trí thủ khoa.
Ông Liêm được cử sang nghiên cứu sinh tại Hungary với đề tài về thức ăn cho gà công nghiệp. Năm 1974, ông bảo vệ thành công luận án Phó tiến sĩ tại Hungary rồi về công tác tại Đại học Nông Lâm TP HCM. Ông được phân công làm hiệu trưởng từ năm 1994 đến 1998, được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân năm 2004.
PGS Liêm là tác giả của nhiều công trình, đề tài có giá trị khoa học và thực tiễn cao như Hợp chất iôt hữu cơ kích thích gia súc tiết sữa, gia cầm đẻ trứng; Nuôi dê sữa theo lối công nghiệp; Bột cỏ làm thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm...
Trong cuộc sống cá nhân, ông có nhiều thăng trầm. Chỉ ba tháng sau khi hạ sinh con trai đầu lòng, vợ ông phát bệnh nặng. Sau giờ lên lớp, ông tất tả về lo chợ búa, nấu cơm, chăm sóc con nhỏ và thuốc thang cho vợ. Năm 1990, con trai duy nhất 13 tuổi của ông tử vong do đuối nước ở hồ cạnh trường học.
Với nhiều thế hệ sinh viên và giảng viên Đại học Nông Lâm, thầy Liêm là tấm gương về thanh liêm chính trực, sống hết lòng vì người khác. Hình ảnh ông đọng lại trong họ là người thầy chạy xe máy cà tàng đến trường suốt mấy chục năm.
TS Trần Đình Lý (Trưởng phòng Đào tạo Đại học Nông Lâm TP HCM) có nhiều năm làm việc bên PGS Liêm kể, thầy Liêm luôn nghĩ và lo cho người khác. Bao thế hệ sinh viên rất ngưỡng mộ thầy về lòng nhân ái, tâm, tài và đức của ông. "Thầy chưa bao giờ được thanh thản, nhưng ai cũng mong thầy được thanh thản ra đi lần này", ông Lý chia sẻ.
Mạnh Tùng
Theo VNE
Thông tin mới nhất về tuyển sinh năm 2019 của ĐH Quốc gia TPHCM Chiều 27/11, ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức tổng kết tuyển sinh đại học chính quy năm 2018 và phương hướng tuyển sinh năm 2019. Theo dự kiến, tổng chỉ tiêu tuyển sinh là 16.000 trong đó 40% chỉ tiêu xét tuyển từ kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do đại học này tổ chức. Theo PGS. TS Đinh Đức Anh...