Trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng) kỷ niệm 45 năm thành lập trường
Sáng 14/11, trường ĐH Sư phạm – ĐH Đà Nẵng tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 và 45 năm thành lập trường.
Ban giám hiệu trường ĐH Sư phạm-ĐH Đà Nẵng chúc mừng các tân tiến sĩ của nhà trường.
Tham dự buổi lễ, ngoài tập thể CB, GV, NV và SV, học viên của trường ĐH Sư phạm còn có sự tham gia của Tổng Lãnh sự quán Lào, Lãnh đạo Chương trình ETEP, lãnh đạo một số địa phương, các Sở GD&ĐT cùng với các đơn vị đối tác của trường.
Với phương châm 2C-2H: “Chuyên nghiệp – Chất lượng – Hiện đại – Hội nhập”, Trường ĐH Sư phạm hướng đến mục tiêu phát triển toàn diện về mọi mặt, có bản sắc, phong cách, hội nhập cùng với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Đón đầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018, trường ĐH Sư phạm đã rà soát, thiết kế lại chương trình đào tạo, bám sát vào chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, tăng tính thực hành, thực tế; đầu tư sâu thêm vào những ngành mới, những môn học mới xuất hiện ở bậc phổ thông để đưa vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.
Bên cạnh đó, tham gia ETEP – Chương trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông – đã bồi dưỡng cho gần 2.500 giáo viên cốt cán trên địa bàn TP Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung.
Video đang HOT
Tặng hoa tri ân Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng qua các thời kỳ
PGS.TS Lưu Trang – Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng cho biết: “Trong 5 năm qua, đội ngũ cán bộ viên chức nhà trường đã thực hiện 10 đề tài cấp quốc gia và tỉnh thành, 34 đề tài cấp Bộ. Về mặt sở hữu trí tuệ có 5 bằng độc quyền sáng chế và 3 bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
Trong năm 2020 có trên 40 bài báo ISI/Scopus, thể hiện và khẳng định năng lực nghiên cứu của giảng viên, các nhà khoa học. Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục của nhà trường đã ra đời theo hướng nâng cao năng lực quốc tế, đáp ứng kỳ vọng của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước trong công bố khoa học”.
Hợp tác quốc tế không ngừng được phát triển theo chiều sâu và có trọng diểm. Nhà trường đã trao đổi, hợp tác với nhiều trường đại học trong khu vực và trên thế giới. Trong thời gian đến, trọng điểm hợp tác của nhà trường tập trung ở khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á.
Chọn "phương án 2" - chớ nóng vội
Lựa chọn "phương án 2" phù hợp với tính toán nghiêm túc; kiểm soát cảm xúc tiêu cực trước thông tin mình không đỗ ĐH nguyện vọng 1 là lời khuyên của chuyên gia dành cho thí sinh (TS) chưa đạt ý nguyện sau đợt tuyển sinh đầu tiên vừa qua.
Ảnh minh họa
Bình tĩnh khi chọn phương án 2
PGS.TS Phạm Mạnh Hà, chuyên gia tư vấn hướng nghiệp, Giám đốc Trung tâm hợp tác đào tạo và bồi dưỡng GV, Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội), đưa một tình huống dễ nảy sinh với TS trượt ĐH đợt 1 , đó là tìm mọi cách để được đi học ĐH mà không suy tính ngành học đó có phù hợp với mình hay không, uy tín của trường ĐH, học phí học tập như thế nào. Thiếu thận trọng, thiếu cân nhắc, cộng với tâm lý nóng vội rất dễ dẫn đến những lựa chọn sai lầm.
Giải quyết vấn đề này, PGS Phạm Mạnh Hà cho rằng: TS và gia đình cần bình tĩnh, tìm hiểu đầy đủ thông tin, tính toán phương án phù hợp dựa trên các tiêu chí: Ngành học yêu thích, trường học có uy tín, học phí và các hoạt động hỗ trợ của nhà trường cho sinh viên sau tốt nghiệp. Khi lựa chọn trường ĐH để đăng ký lần 2, TS cũng cần tìm hiểu kỹ, trường đó có các ngành mình yêu thích hoặc gần giống với ngành mình mong muốn hay không? Có câu lạc bộ sinh viên? Được học song bằng, bằng kép hoặc có thể học liên kết quốc tế hay không? Chuẩn đầu ra các ngành học là gì? Tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm?...
Bên cạnh đó, hiện một số trường ĐH lớn, hoặc trường đa ngành mở thêm các chuyên ngành mới. TS cần thận trọng khi đăng ký, vì nếu bị hấp dẫn bởi tên gọi mà không tìm hiểu sâu ngành đó học cái gì, ra trường làm việc ở đâu, cơ hội việc làm, thu nhập như thế nào thì nguy cơ ra quyết định sai rất cao.
"Các TS trượt ĐH lần 1 hãy coi đây là cơ hội để lựa chọn ngành nghề thật chính xác, cũng như suy nghĩ thật kỹ con đường phát triển của mình. Nhiều khi, ĐH không phải là con đường duy nhất để đi đến thành công. Cuộc sống có nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác mà các bạn có thể lựa chọn và phát triển. Hãy lập cho mình một lộ trình thành công thay vì mục tiêu duy nhất là đỗ ĐH" - PGS Phạm Mạnh Hà đưa ra lời khuyên.
Vấn đề này, theo chia sẻ từ trải nghiệm thực tế của PGS.TS Trần Trung Kiên - Trưởng phòng Tuyển sinh, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, có một xu hướng được TS lựa chọn là đổ xô vào ngành thời thượng, không quan tâm đến ngành cơ bản hiện thiếu nhiều nhân lực. Vì vậy, TS suy nghĩ thấu đáo trước khi đăng ký học. Thậm chí, 1 - 2 năm muộn không quá quan trọng; quan trọng là sự nỗ lực của bản thân để đạt được nguyện vọng.
ThS Nguyễn Vinh San, Trưởng phòng Công tác HSSV, phụ trách tuyển sinh, Trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng) cũng đồng quan điểm và nhắn nhủ TS suy nghĩ kỹ về lựa chọn ngành học của mình, không nên đăng ký "bừa" vào trường nào đó. Sau khi xác định ngành muốn học thì tìm kiếm các trường đang đào tạo về ngành đó có tuyển sinh bổ sung để đăng ký với mức điểm phù hợp.
Ảnh minh họa
Cách "quản lý" cảm xúc tiêu cực
Đưa lời khuyên với TS dưới góc độ là chuyên gia tâm lý, PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm khoa Các khoa học giáo dục, Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) lưu ý: Những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực khi bản thân đối diện với một nỗi thất vọng lớn như: Điểm khá cao, đã rất cố gắng nhưng vẫn không đạt được điều mình mong đợi là bình thường. Trong thời khắc này, chúng ta thường hay có những giải pháp tiêu cực như trốn chạy, tuyệt vọng và trả thù bản thân.
"Trốn chạy là một trong những biện pháp giải quyết khủng hoảng mà các bạn thường dùng. Đó là cách thoát khỏi một tình thế mà bản thân cảm thấy không thể đương đầu được. Tuyệt vọng cũng là trạng thái thường gặp ở các bạn có kỳ vọng cao, hy vọng lớn, dồn quá nhiều tâm sức, tư tưởng cho mục đích mà cuối cùng không đạt được. Điều này khiến các em cảm giác mất hết ý nghĩa cuộc sống. Nhưng, nên biết rằng, thành công cuộc sống có nhiều con đường và người thành công trước hết phải là người sống sót đã. Rồi trả thù bản thân cũng là chiến lược thường gặp khi các bạn quy hết tất cả trách nhiệm của thất bại cho mình, từ đó thấy không thể chấp nhận, xấu hổ về chính mình. Hãy suy nghĩ rộng hơn, việc không đạt mục tiêu có thể do rất nhiều yếu tố khách quan ngoài tầm kiểm soát của các bạn" - PGS Trần Thành Nam phân tích.
Do đó, hãy trì hoãn mọi quyết định gây hại đến bản thân, bao gồm cả kết thúc cuộc sống. Thay vào đó, dành thời gian nghĩ việc mình sẽ nhận sự giúp đỡ cần thiết như thế nào và từ đâu. Thậm chí, cần nghĩ đến việc loại bỏ mọi thứ xung quanh có thể sử dụng để gây hại cho bản thân. TS cũng nên tránh ở một mình, cần ai đó ở cùng cho đến khi suy nghĩ tiêu cực giảm xuống. Đặc biệt, thời gian này, hãy tránh sử dụng rượu, cà phê hay các chất kích thích gây nghiện khác, vì nó có thể làm tăng những cảm xúc tiêu cực dẫn đến những quyết định không chuẩn xác.
Lần đăng ký bổ sung này cần sự tính toán nghiêm túc cho ngành học mình lựa chọn nếu không muốn lãng phí 1 năm học ĐH. Ví dụ, có bạn đăng ký 4 nguyện vọng ở 4 ngành khác nhau, chứng tỏ bạn không xác định rõ mong muốn ngành học của mình. Chưa hẳn nguyện vọng 1 đã là ngành học bạn yêu thích mà vì muốn học ở trường ĐH nào đó mà thôi. - ThS Nguyễn Vinh San
Nhiều đại học xét tuyển bổ sung Đại học Điện lực, Lâm nghiệp hay trường Sư phạm thuộc Đại học Đà Nẵng tuyển bổ sung nhiều chỉ tiêu với mức điểm nhận hồ sơ bằng điểm chuẩn đợt 1. Đại học Điện lực tuyển 3.430 sinh viên cho năm học 2020-2021, trong đó 2.700 em tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT. Với mức điểm trúng tuyển đợt 1 từ...