Trường ĐH Phạm Văn Đồng: Nhiều ngành không tuyển được sinh viên
Dù đã lấy mức điểm trúng tuyển khá thấp, thế nhưng trường Đại học Phạm Văn Đồng (tỉnh Quảng Ngãi) chỉ tuyển được 225 trong số 1.440 chỉ tiêu cho cả bậc Đại học và Cao đẳng. Đáng nói hơn, nhiều chuyên ngành của trường này vẫn chưa tuyển được thí sinh nào.
Theo kết quả trúng tuyển đợt 1 vừa được công bố, trường Đại học Phạm Văn Đồng tuyển được 225 sinh viên cho các chuyên ngành bậc Cao đẳng và Đại học.
Đối với phương thức xét tuyển theo điểm thi THPT Quốc gia, trường Đại học Phạm Văn Đồng chỉ tuyển được 77 sinh viên cho 9 trong tổng số 11 chuyên ngành bậc Đại học. Trong số này có 7 chuyên ngành có mức điểm trúng tuyển là 13 điểm, 2 chuyên ngành có điểm trúng tuyển là 18 điểm. Đối với 2 chuyên ngành Sư phạm Tin học và Sư phạm Vật lý vẫn chưa tuyển được thí sinh nào.
Nhiều chuyên ngành của Đại học Phạm Văn Đồng không tuyển được sinh viên
Ngoài ra, ở 21 chuyên ngành bậc Cao đẳng cũng có đến 9 chuyên ngành chưa có thí sinh trúng tuyển. Đặc biệt là các chuyên ngành thuộc khối Kinh tế – Kỹ thuật như: Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng, Công nghệ thông tin, Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử…
Hiện Trường Đại học Phạm Văn Đồng đang tổ chức tuyển sinh đợt 2 với tổng chỉ tiêu 1.215 sinh viên. Trong đó, bậc Đại học tuyển 505 chỉ tiêu; các chuyên ngành Sư phạm bậc Cao đẳng tuyển 464 chỉ tiêu và khối ngành Kinh tế – Kỹ thuật tuyển 246 chỉ tiêu.
Video đang HOT
Quốc Triều
Theo Dân trí
Lý do khiến các trường ĐH đồng loạt nâng điểm chuẩn để đánh trượt thí sinh
Hiện trạng một số trường ĐH cố tình nâng điểm chuẩn để đánh trượt thí sinh khiến dư luận khó hiểu. Các trường đưa ra lý do vì quá ít người đăng ký xét tuyển.
ĐH Đồng Nai, ĐH Hùng Vương TP.HCM nâng điểm chuẩn để đánh trượt thí sinh
Tính đến ngày 11/8, các trường đại học, cao đẳng trên cả nước đã hoàn tất công tác công bố điểm chuẩn và danh sách thí sinh trúng tuyển vào trường năm 2019 theo phương thức xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia. Bên cạnh những thông tin thu hút sự chú ý của dư luận mỗi mùa tuyển sinh về, thì năm nay, việc trường ĐH cố tình nâng điểm chuẩn để đánh trượt toàn bộ thí sinh được coi là vấn đề nổi cộm, không biết nên cười hay nên khóc.
Câu chuyện đầu tiên đến từ Đại học Đồng Nai. Dù là một trường đại học địa phương nhưng điểm chuẩn năm 2019 của nhiều ngành của Đại học Đồng Nai lại cao ngất ngưởng, lên tới hơn 24 điểm.
4 ngành của trường Đại học Đồng Nai có điểm chuẩn cao ngất ngưởng nhưng không có thí sinh nào trúng tuyển.
Mặc dù tuyển đến 14 ngành, thế nhưng trường Đại học Đồng Nai có đến 4 ngành không có thí sinh nào trúng tuyển, gồm: Sư phạm Vật lý, Sư phạm Sinh học, Sư phạm Lịch sử và Quản lý đất đai.
Đáng chú ý điểm chuẩn của 4 ngành này cũng đã bị đẩy lên rất cao so với các ngành khác. Nếu như ở các ngành sư phạm khác có thí sinh trúng tuyển số điểm chỉ dao động từ mức 18-18,5 thì ngành Sư phạm Vật lý (có 40 chỉ tiêu) điểm chuẩn bỗng được đẩy lên đến 24,7 và tương tự ngành Sư phạm Lịch sử cũng bị đẩy lên đến 22,6 và không có thí sinh trúng tuyển.
Không chỉ ở các ngành Sư phạm, những ngành khác cũng có điểm chuẩn tăng vọt như ngành Quản lý đất đai điểm tăng lên đến 20,8 và kịch bản cũng tương tự khi danh sách trúng tuyển là 0 thí sinh.
Ở bậc Cao đẳng, có 5 ngành trên tổng số 8 ngành Sư phạm cũng tăng điểm cao hơn so với mặt bằng chung 16 điểm. của trường này, Có đến 3 ngành đạt từ 19 điểm, trong đó ngành Sư phạm Ngữ văn có điểm chuẩn lên đến 19,8.
Về tình trạng này, PGS-TS Lê Kính Thắng - Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Đồng Nai trả lời trên báo Lao động như sau: "Khi họp bàn phương án xác định điểm chuẩn, Hội đồng tuyển sinh nhà trường đã thống nhất nâng điểm chuẩn một số ngành lên mức cao hơn mức điểm cao nhất của thí sinh có thể trúng tuyển.
Lý do nhà trường phải nâng điểm chuẩn là vì những ngành này chỉ có một vài thí sinh trúng tuyển, không đủ để mở lớp. Trường nâng điểm chuẩn, đánh trượt thí sinh (đáng lẽ có thể đỗ vào trường), để các em có cơ hội tham gia xét tuyển các nguyện vọng khác".
Cũng với lý do quá ít thí sinh trúng tuyển, trườngĐH Hùng Vương TP.HCM đành nâng điểm chuẩn năm 2019 hai ngành Công nghệ sau thu hoạch và Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng để đánh rớt thí sinh. Hai ngành này có điểm chuẩn khá cao khi lần lượt là 22 và 20 điểm.
Nhiều thí sinh nhầm tưởng điểm chuẩn của hai ngành nào cao nhưng thực tế không đúng. Sở dĩ hai ngành này có điểm chuẩn cao là do quá ít thí sinh nộp hồ sơ, nhà trường đành nâng điểm chuẩn để đánh trượt những thí sinh còn lại. Ngành Công nghệ sau thu hoạch có 2 thí sinh xét tuyển, còn ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng chỉ có 1 thí sinh xét tuyển.
Đây không phải lần đầu xảy ra tình trạng trường ĐH nâng điểm để thí sinh bị trượt. Năm 2018, đã xảy ra tình trạng nhiều trường sư phạm khó tuyển sinh, nhiều ngành sư phạm "trắng" thí sinh như vậy. Đặc biệt, Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai đã nâng điểm chuẩn lên 23 để loại thí sinh duy nhất đăng ký vào trường làm nhiều người ngỡ ngàng.
Trước đó, tại hội nghị tuyển sinh ngày 17/7, bà Nguyễn Thị Kim Phụng - vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) đã lưu ý các trường đào tạo sư phạm nếu có quá ít thí sinh không đủ mở lớp trường cần sớm thông tin để thí sinh thay đổi nguyện vọng. Tránh trường hợp không đủ thí sinh mở lớp, có trường đẩy điểm chuẩn lên quá cao để đánh rớt toàn bộ thí sinh như trong kỳ tuyển sinh năm 2018.
Hầu hết các trường đại học địa phương ở Việt Nam được thành lập nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn phục vụ cho nhu cầu phát triển tại địa phương đó. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, việc các trường đại học địa phương có quá ít thí sinh đăng ký xét tuyển đã dẫn đến hệ lụy nhiều trường quyết định dừng đào tạo một số ngành nghề, bởi nếu có mở thì số lượng sinh viên theo học quá ít.
Theo thoidai
Đại học Phạm Văn Đồng (Quảng Ngãi): Nhiều ngành sư phạm "trắng" thí sinh trúng tuyển Dù điểm chuẩn khá thấp, nhưng lượng thí sinh trúng tuyển của trường Đại học Phạm Văn Đồng (Quảng Ngãi) lại thưa thớt. Đáng chú ý là nhiều ngành sư phạm đại học "trắng" thí sinh trúng tuyển qua xét điểm thi THPT quốc gia. Nhiều ngành chỉ có 1 - 2 thí sinh trúng tuyển Sau khi công bố điểm chuẩn xét...