Trường ĐH Nguyễn Tất Thành xét tuyển bằng kết quả thi đánh giá năng lực
Năm nay, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành sẽ xét tuyển những thí sinh theo kết quả thi kiểm tra đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM.
Sinh viên trong giờ thực hành – DUY ANH
Năm 2019, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành dự kiến xét tuyển 33 ngành đào tạo bậc ĐH với 5 phương thức. Đó là xét kết quả thi THPT quốc gia năm 2019, xét điểm học bạ năm lớp 12, tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thí sinh đạt giải các kỳ thi (học sinh giỏi quốc gia, khoa học kỹ thuật quốc gia, kỳ thi tay nghề Asean và quốc tế), xét tuyển các thí sinh người nước ngoài có đủ điều kiện học tập hoặc theo dạng cử tuyển.
Đặc biệt, năm nay trường sẽ xét tuyển thí sinh theo kết quả thi kiểm tra đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM (thí sinh đã tốt nghiệp THPT).
Riêng hai ngành Y khoa, Y học dự phòng sẽ xét tuyển dựa theo kết quả kỳ thi THPT và tổ chức phỏng vấn.
Video đang HOT
Năm nay, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành cũng sẽ bắt đầu đào tạo từ xa 5 ngành là Quản trị Khách sạn, Quản trị Nhà hàng và Dịch vụ ăn uống, Quản trị kinh doanh, Luật kinh tế và Công nghệ thông tin.
Nhà trường cũng dự kiến sẽ có 3 đợt thi năng khiếu dành cho các ngành nghệ thuật như Piano, Thanh nhạc, Thiết kế đồ họa, Đạo diễn Điện ảnh – Truyền hình… Nhằm tạo điều kiện cho học sinh có được kết quả cao trong kỳ thi, nhà trường mở lớp ôn thi năng khiếu miễn phí cho thí sinh.
Các ngành học và tổ hợp môn xét tuyển cụ thể, bạn đọc có thể xem trên website của trường.
Theo thanhnien
Loạn thu phí tuyển sinh đầu cấp
Với nhiều phương thức như thi tuyển, xét tuyển, kiểm tra đánh giá năng lực... mỗi trường lại đưa ra mức thu lệ phí tuyển sinh (TS) khác nhau. Có trường lên tới gần chục triệu đồng, thậm chí nhiều trường còn mặc nhiên quy định "phí giữ chỗ" hay "phí đầu vào". Gánh nặng về kinh tế đổ lên vai phụ huynh, cùng với nỗi lo môi trường giáo dục bị thương mại hóa.
Nộp hồ sơ tuyển sinh đầu cấp cho con vào trường THCS - THPT Nguyễn Tất Thành (Đại học Sư phạm Hà Nội), ngày 23/5. Ảnh: Nguyễn Hà
Từ tiền trăm đến tiền triệu
Theo khảo sát, TS đầu cấp tại các trường ngoài công lập hiện đang có mức thu phí khá cao. Trường phổ thông quốc tế Newton thu phí phỏng vấn 500.000 đồng/lần, hệ Cambridge và hệ song ngữ quốc tế 1 triệu đồng /lần. Phí này sẽ không hoàn lại, riêng với học sinh (HS) không đạt phỏng vấn thì được trả lại 50% phí. Tương tự, trường Tiểu học - THCS Pascal có lệ phí dự tuyển hệ chất lượng cao là 300.000 đồng/em, hệ quốc tế Cambridge là 1 triệu đồng/em và không được hoàn lại.
Trong khi đó, muốn vào học trường Quốc tế Singapore, HS lớp 6 theo chương trình quốc tế phải kiểm tra đầu vào với phí 2,64 triệu đồng/em. Để được nhập học trường Quốc tế Anh - Việt, khi nộp đơn đăng ký kiểm tra đầu vào, phụ huynh phải đóng phí TS không hoàn lại là 3,4 triệu đồng.
Đối với tổ chức thi tuyển đầu cấp, nhiều trường THPT tại Hà Nội cũng thu mức "chót vót". Các trường bán 1 bộ hồ sơ chỉ gồm 3 tờ giấy A4 thông báo về lịch TS, thông tin TS và đơn xin thi tuyển, cộng 1 tờ thẻ dự thi là 30.000 đồng. Nếu đồng ý thi, phụ huynh đóng thêm khoản lệ phí thi từ 90.000 - 150.000 đồng/môn. Có thể kể đến các trường "hot" có hàng nghìn hồ sơ như THPT Chuyên sư phạm (ĐH Sư phạm Hà Nội) và THPT Nguyễn Tất Thành thu 300.000 đồng, THPT Chuyên Khoa học tự nhiên (thuộc ĐH Khoa học Tự nhiên) thu 350.000 đồng, trường THPT Chuyên Ngoại ngữ (thuộc ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội) thu 450.000 đồng...
Kinh doanh trên nỗi lo của phụ huynh
Số lượng đăng ký dự thi lớn, mức lệ phí cao khiến nhiều phụ huynh xì xào về chuyện nhà trường đang kinh doanh ngay trong kỳ TS đầu cấp. Lãnh đạo một trường THPT có tiếng tại quận Cầu Giấy lắc đầu với mức thu cao như vậy và cho biết, chỉ thu 50.000 đồng/môn thì các trường đã thoải mái chi cho hoạt động TS.
Minh chứng cho điều này, vị này : "Trường tôi đã nhiều lần tổ chức các kỳ TS vào lớp 6, lớp 10, thi thử THPT quốc gia..., mức thu chỉ khoảng 200.000 đồng/3 môn. Một phòng thi 24 HS thường hết khoảng 5 triệu đồng/3 môn. Thu 200.000 với lượng thí sinh đăng ký thi khoảng 1.000 - 1.200 em là nhà trường đã có một khoản gọi nôm na là "lãi". Thậm chí, trường từng thu tiền thi thử THPT quốc gia với mức 200.000 đồng/4 môn. Vì thế, nếu thu tới 300.000 - 450.000 đồng/3 môn là quá cao.
So sánh với chi phí các kỳ thi thử khác được tổ chức cũng cho thấy, mức phí TS lớp 10 của các trường nêu trên là khá cao. Ví như thi thử THPT quốc gia do THPT Chuyên ĐH Sư phạm được tổ chức vào ngày 9/6 chỉ thu lệ phí 65.000 đồng/môn; thi thử THPT quốc gia do ĐH GTVT tổ chức vào tháng 4 vừa qua lệ phí dự thi là 50.000 đồng/môn, HS thi đủ 5 môn nộp 40.000 đồng/môn...
Ông Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng trường Marie Curie đánh giá công tác ra đề, coi thi, chấm thi TS đầu cấp... "không đáng là bao", "của nhà trồng được". Trong khi đó, nhiều năm nay các trường THPT Chuyên của Hà Nội đều có tỉ lệ chọi cao với cả nghìn hồ sơ đăng ký. Năm 2018, trường THPT Chuyên Sư phạm tuyển 530 HS, nhưng có trên 7.000 hồ sơ đăng ký. Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ Hà Nội cũng có 4.900 hồ sơ đăng ký dự thi. Càng nhiều thí sinh đăng ký, chi phí sẽ càng rẻ, nhưng tại sao lệ phí thi vẫn được các trường thu cao như vậy.
Theo Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ GD&ĐT, hiện không có quy định về phí, lệ phí đối với các trường tự chủ. Các trường sẽ tự xây dựng mức thu phù hợp và phải công khai trước khi thực hiện thu. Tuy nhiên, việc các trường thu phí quá cao, mỗi mùa TS lãi cả tỷ đồng khiến môi trường giáo dục đang bị lạm dụng để thương mại hóa, mất đi nét đẹp trong giáo dục.
Bên cạnh việc thu hồ sơ, lệ phí cao, nhiều trường ngoài công lập còn yêu cầu phụ huynh nộp phí giữ chỗ, phí đầu vào ngay khi nộp hồ sơ. Phí này từ 2 - 10 triệu đồng tùy từng trường. Đối với phí giữ chỗ, nếu HS được nhà trường tuyển mà không theo học sẽ mất "trắng".
Đối với phí đầu vào, nếu được tuyển không theo học sẽ không được hoàn trả, nếu theo học sẽ không được trừ vào học phí. Hiện, trường Phổ thông Gateway thu tới 8 triệu đồng phí đầu vào.
Theo Kinhtedothi.vn
Tranh cãi quyết liệt giao quyền cho trường THPT tự công nhận tốt nghiệp Xung quanh những bất cập và hệ lụy của kỳ thi THPT quốc gia thời gian qua, tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia "Góp ý Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi)" do Trường ĐH Luật TP.HCM vừa tổ chức, vấn đề có nên duy trì kỳ thi THPT quốc gia như hiện nay hay giao quyền về cho các trường...