Trường ĐH Nguyễn Tất Thành kỷ niệm 20 năm ngày thành lập
Sáng ngày 5.6, tại cơ sở An Phú Đông, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã tổ chức kỷ niệm 20 năm ngày thành lập (1999 – 2019).
Công đoàn nhà trường nhận cờ thi đua của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
Ban đầu, chỉ là trung tâm đào tạo công nhân cho ngành may, rồi dần thành trường trung cấp, cao đẳng và hiện nay là đào tạo bậc đại học. Từ tuyển sinh có 2 ngành đào tạo với 200 sinh viên của những ngày đầu, đến nay trường đã có 44 ngành đào tạo với số lượng sinh viên lên đến hơn 25.000 sinh viên.
Khi mới thành lập vào năm 1999, trường có 2 phòng học, đến nay trường đã có 500 phòng học lý thuyết và thực hành được trang bị hiện đại, với tổng số vốn đầu tư lên đến hàng nghìn tỉ đồng. Đội ngũ giảng viên không ngừng được nâng cao về chất lượng, trình độ chuyên môn. Hiện trường đang có 2.000 giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng, trong đó có 11 giáo sư, 28 phó giáo sư, 155 tiến sĩ, 670 thạc sĩ. Từ mục tiêu đào tạo công nhân cho ngành may, giờ đây Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã đào tào đa ngành, đa bậc học.
Trường đã được Bộ GD-ĐT công nhận đạt chuẩn chất lượng, được tổ chức QS Stars Anh quốc công nhận đạt chuẩn 3 sao.
Dịp này, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tổ chức nhiều hoạt động như: Phát động cuộc thi tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh; Triển lãm ảnh 20 năm hình thành và phát triển Trường ĐH Nguyễn Tất Thành; Cuộc thi nấu ăn cắm hoa; hội thao cán bộ – công nhân viên; Hội thao sinh viên; NTTU Got Talen; Nữ sinh duyên dáng NTTU; Cuộc thi tiếng hát sinh viên năm 2019….
Theo Thanh niên
Góc nhìn phóng viên: Trường lớn đã 'dễ dãi' đầu vào?
Năm 2017, sau khi nhiều "lò sản xuất" tiến sĩ kém chất lượng bị phanh phui, Bộ GD-ĐT đã siết mạnh việc tuyển sinh và đào tạo bậc học này bằng quy chế mới.
Ảnh minh họa - ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Số lượng người theo học tiến sĩ ở các trường sụt giảm không phanh, có những trường đại học (ĐH) lớn chỉ còn chưa tới 10 người/năm.
Trong những hội thảo chuyên môn bàn về vấn đề này, đại diện các trường đều chỉ ra rằng, số người có nguyện vọng làm nghiên cứu sinh không giảm nhưng rất ít đáp ứng được điều kiện đầu vào: bài báo khoa học và IELTS 5.0.
Để giải bài toán này, ở nhiều trường lớn lập tức triển khai chương trình dự bị tiến sĩ - một hình thức "luyện" đầu vào cho các nghiên cứu sinh với học phí có nơi trên 43 triệu đồng/khóa (không tính kinh phí đi lại, ăn ở của giảng viên).
Các lớp học này đáp ứng đồng thời nhiều nhu cầu: người học được học, trường học có người học. Nếu chỉ dừng ở đó thì chương trình dự bị tiến sĩ vẫn chỉ là một hình thức ôn luyện đầu vào cho các nghiên cứu sinh. Nhưng ngay ở một số trường lớn, học viên dự bị còn được học tới 50% chương trình đào tạo chính thức, sử dụng kết quả nghiên cứu trong quá trình dự bị cho chương trình chính thức. Thật nhiều lo ngại nếu các lớp học này được triển khai trong thực tế vì không gì chắc chắn rằng sẽ không có sự du di, qua loa nào cho các học viên "nợ đầu vào" này.
Nhưng đáng buồn hơn khi mà việc làm sai quy chế này lại diễn ra ngay ở những trường ĐH công lập lớn từng được mệnh danh là "sát thủ" với người học từ đầu vào đến đầu ra như Trường ĐH Bách khoa TP.HCM...
Một lãnh đạo trong khối ĐH Quốc gia TP.HCM đã nói rất thật về sự lo lắng của các trường ĐH lớn trước sự bùng nổ trong đào tạo bậc cao của các trường tốp dưới và xu hướng chọn sự dễ dàng của người học. Nhưng điều mà ông lo lắng hơn là một ngày chính các "nôi" đào tạo lớn này buộc phải "dễ dãi" hơn với chính mình để có được người học, cạnh tranh đầu vào với các trường kém chất lượng hơn mình. Việc này nếu diễn ra sẽ thật sự nguy hiểm.
Theo Thanh niên
Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM: 11 chương trình đào tạo đạt chuẩn AUN-QA Ngày 2/6, Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (ASEAN University Network - AUN) đã trao chứng nhận đạt chuẩn AUN-QA cho 3 chương trình đào tạo của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM (HCMUTE). GS.TS. Shahrir Abdullah và PGS.TS Đỗ Văn Dũng trao chứng nhận đạt chuẩn AUN-QA cho đại diện 3 khoa của HCMUTE Tham gia buổi lễ,...