Trường ĐH Nguyễn Tất Thành hợp tác toàn diện với 80 doanh nghiệp
Nhằm mang lại nhiều cơ hội việc làm và môi trường thực tập, thực tế cho sinh viên, ngày 1/4, tại TPHCM, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã ký kết hợp tác toàn diện với hơn 80 doanh nghiệp, đối tác uy tín lớn tại TPHCM.
PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại lễ ký kết hợp tác với các Doanh nghiệp
Đây được xem là hướng đi, định hướng xuyên suốt của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành từ khi thành lập đến nay trong gắn kết nhà trường và doanh nghiệp, gắn tuyển sinh với tuyển dụng, gắn đào tạo với cung ứng nguồn nhân lực.
Phát biểu tại lễ ký kết, PGS-TS. Nguyễn Mạnh Hùng- Hiệu trưởng trường ĐH Nguyễn Tất Thành, nhấn mạnh: “Trong thời gian tới, Nhà trường sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc gắn kết giữa đào tạo với việc làm thông qua việc gắn kết giữa nhà trường với doanh nghiệp.
Chúng tôi sẽ xây dựng ĐH Nguyễn Tất Thành thành một tòa nhà tri thức, nơi mang lại giá trị hạnh phúc cho người học, cho người thầy, cho nhà trường, cho doanh nghiệp và cho xã hội, đem đến môi trường học tập năng động, sáng tạo, xây dựng cho sinh viên thái độ học tập tích cực để nâng cao giá trị bản thân.
Học sinh tìm hiểu về các ngành nghề tại trường ĐH Nguyễn Tất Thành
Trong khuôn khổ lễ ký kết hợp tác, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành cũng đã tổ chức ngày hội tham quan, trải nghiệm cho gần 1.500 học sinh của 19 trường THPT, Trung tâm GDTX trên địa bàn TPHCM đến tham quan và trải nghiệm môi trường đại học.
Video đang HOT
Tại chương trình, các em đã được hướng dẫn và tìm hiểu rõ về môi trường học tập – thực hành, sinh hoạt của sinh viên thông qua các hoạt động: tham quan cơ sở vật chất, phòng học, phòng thí nghiệm – khu thực hành của các Khoa, tham quan hệ thống Trung tâm Thư viện – khu tự học – phòng gym, siêu thị tiện ích, được tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, giao lưu âm nhạc, hội chợ ẩm thực…
Học sinh tham quan trải nghiệm trường ĐH Nguyễn Tất Thành
Bên cạnh đó, các em còn được tham gia giao lưu tư vấn hướng nghiệp tại 15 gian hàng tư vấn tuyển sinh thuộc 15 khoa của Trường. Đây là cơ hội giúp các em học sinh lớp 12 được tiếp cận với nguồn thông tin chuẩn xác về cách thức, chỉ tiêu tuyển sinh, điều kiện học tập tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành trong năm 2018.
Anh Tú
Theo giaoducthoidai.vn
Cần tìm hiểu về cơ hội việc làm khi chọn ngành học
Bên cạnh sự yêu thích và phù hợp, khi chọn ngành học, thí sinh cần chú ý đến cơ hội tìm được việc làm sau khi ra trường.
Sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM trong giờ thực hành - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Điều này càng đúng khi nhìn vào công bố của Bộ LĐ-TB-XH trên bản tin thị trường lao động việc làm quý 2/2017: cả nước có trên 183.000 người tốt nghiệp ĐH rơi vào tình trạng thất nghiệp (tăng 44.200 người so với quý trước).
Theo dõi thị trường lao động
Theo tiến sĩ Lê Chí Thông, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, một yếu tố quan trọng không kém khi chọn ngành học chính là cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Đây là yếu tố mang tính chất lý thuyết và hơi khó dự đoán nhưng là một yêu cầu thực tế, vì mục đích cuối cùng của việc học là việc làm. Do vậy, ngay khi chọn ngành, thí sinh nên chú ý đến xu hướng phát triển của các ngành nghề được dự báo có nhu cầu trong tương lai, đặc biệt là sự ra đời của các ngành nghề mới.
Đồng quan điểm này, PGS-TS Nguyễn Kim Hồng, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho rằng việc tham khảo số liệu dự báo về nhu cầu thị trường lao động là cần thiết trong trường hợp này. Những số liệu dự báo được đưa ra đều căn cứ trên tình hình thực tế. "Do vậy, nếu xã hội đã có những cảnh báo về một số ngành nghề có tỷ lệ thất nghiệp cao thì không nên lựa chọn, trừ khi đó là một ngành thực sự đam mê", ông Hồng nói.
Cũng theo ông Hồng, bên cạnh thông tin từ các trung tâm dự báo thị trường lao động, người học nên tham khảo chính kết quả khảo sát tình hình việc làm các ngành nghề của từng trường. Đặc biệt là của những ngành học, trường mình muốn nộp hồ sơ để qua đó thấy được khả năng tiếp nhận của xã hội về nhân lực trong lĩnh vực và trường đào tạo.
Người giỏi không thiếu việc
Tuy nhiên, các chuyên gia đều khẳng định, năng lực thực sự mới chính là yếu tố chủ quan quyết định cơ hội việc làm của sinh viên sau khi ra trường.
"Mỗi ngành nghề được đào tạo trong các trường ĐH đều nhằm mục tiêu cung cấp nhân lực cho xã hội. Dù đó là ngành mà cơ hội việc làm đang trong phạm vi "khung cửa hẹp" thì vẫn luôn có cơ hội cho người năng lực tốt. Ngược lại, nếu là một chuyên gia tồi trong lĩnh vực đó thì nhu cầu xã hội có lớn cũng chưa chắc có cơ hội. Vì vậy, không nên nghĩ rằng một ngành nghề bị cảnh báo tỷ lệ thất nghiệp cao là hoàn toàn không có việc làm", PGS-TS Nguyễn Kim Hồng .
Thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ, Trưởng phòng Tuyển sinh Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, cũng nói: "Việc làm phụ thuộc vào thị trường lao động nhưng quan trọng hơn là năng lực bản thân. Ngành học nào cũng có cơ hội việc làm miễn là giỏi. Giỏi ở đây là năng lực thực sự chứ không chỉ bằng cấp, ngoài kiến thức chuyên môn còn phải hội đủ các kỹ năng cho từng vị trí công việc cụ thể". Tuy nhiên thạc sĩ Vũ lưu ý, vẫn cần cân nhắc một chút về nhu cầu xã hội ở những ngành nghề đặc thù.
Tiến sĩ Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, phân tích: "Công nghệ thông tin là ngành đang rất thiếu nhân lực nhưng bao nhiêu người có thể đáp ứng được các vị trí việc làm đòi hỏi nhiều ý tưởng như thiết kế phần mềm?".
Từ đó, tiến sĩ Hạ cho rằng: "Có những ngành cần nhiều nhân lực, sinh viên ra trường có việc ngay. Nhưng ngành không "nóng" mà sinh viên có năng lực thì cơ hội việc làm vẫn cao. Do vậy, sau khi trúng tuyển, sinh viên phải nỗ lực rất nhiều ngay từ năm đầu tiên để chủ động trang bị "hồ sơ đẹp" theo đúng yêu cầu nhà tuyển dụng".
"Vấn đề là người học phải chủ động khẳng định bản thân để doanh nghiệp tự tìm đến mình. Thực sự chỉ nhìn sự thụ động và không có trách nhiệm với việc học của sinh viên trên giảng đường cũng có thể đoán trước về khả năng thất nghiệp trong tương lai", tiến sĩ Hạ nhấn mạnh.
Sinh viên tư vấn chọn nghề cho học sinh
Tô Thành Nghĩa, sinh viên Khoa Công nghệ thông tin, Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, hằng ngày nhận được rất nhiều thư từ học sinh (HS) nhờ tư vấn chọn ngành nghề phù hợp.
Theo Nghĩa, sau nhiều lần tiếp xúc với HS THPT ở nhiều trường tại TP.HCM cũng như các tỉnh lân cận, nhận thấy đa phần HS đều không biết chọn ngành nào, bản thân thích học ngành gì.
Nghĩa tìm hiểu và nhận ra, với những ai đã từng gặp thất bại trong việc lựa chọn con đường đi cho mình đều có một điểm chung, đó là không có sự chuẩn bị từ trước, chọn đại ngành nào đó để học, sau khi học được một thời gian thì phát hiện không hợp với bản thân, rồi dẫn đến việc bỏ hết để thi lại. Việc này gây ra sự tổn thất không nhỏ cho gia đình và xã hội.
"Muốn góp phần giúp đỡ các HS có được sự chuẩn bị tốt nhất trước khi bước vào kỳ thi THPT quốc gia, có thể đưa ra những quyết định đúng đắn cho tương lai của mình, nên mình quyết định phát triển dự án tư vấn chọn nghề cho HS qua email, có tên ProjectX 2017", Nghĩa nói.
Tuyết Linh, HS lớp 12 Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (Q.6, TP.HCM), cho biết: "Đã từng gửi email nhờ tư vấn. Nhờ vậy mà tháo gỡ được nhiều vướng mắc về chuyện học, thi và chọn trường".
Theo TNO
'Giáo viên yêu nghề luôn có cơ hội việc làm' Nhiều người biết đến thầy giáo trẻ Hà Văn Thắng qua chương trình truyền hình thực tế "Thầy cô chúng ta đã thay đổi" và ấn tượng với phương pháp giảng dạy rất hiện đại của anh. Thầy giáo trẻ Hà Văn Thắng Với tinh thần cầu thị, thầy giáo sinh năm 1986 tham gia chương trình với mong muốn được các chuyên...