GS Đào Trọng Thi phát biểu tại buổi làm việc
GD&TĐ – Chiều 17/7, tại TPHCM GS.TSKH Đào Trọng Thi – Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục, thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội đã có buổi làm việc với Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
Tại buổi làm việc, TS Nguyễn Mạnh Hùng – Hiệu trưởng – đã báo cáo khái quát về quá trình phát triển của nhà trường sau 15 năm xây dựng và phát triển.
Video đang HOT
Đồng thời nêu bật những thành tựu của nhà trường khi triển khai một số nghị quyết về xã hội hóa giáo dục. Đặc biệt là định hướng chiến lược và lộ trình phấn đầu để đưa trường ĐH Nguyễn Tất Thành tiến đến mô hình đại học trọng điểm vào năm 2020.
Phát biểu tại buổi làm việc, GS Đào Trọng Thi đã đánh giá rất cao những cố gắng không ngừng của tập thể cán bộ, GV, CNV trường ĐH Nguyễn Tất Thành trong 15 năm qua.
Ông nhìn nhận trong số hơn 90 trường ĐH-CĐ ngoài công lập hiện nay, trường ĐH Nguyễn Tất Thành có sự khác biệt rất lớn so với các trường khác.
” Sự khác biệt ở đây tôi muốn nói đến chính là chiến lược phát triển đúng đắn, cách thức xây dựng và phát triển đội ngũ, sự quyết liệt trong việc đầu tư cơ sở vật chất.
Đặc biệt là sự mạnh dạn đầu tư phát triển khoa học, chuyển giao công nghệ, đẩy mạnh việc nghiên cứu khoa học trong tập thể cán bộ, giảng viên, sinh viên của nhà trường” – GS Thi nhấn mạnh.
Đánh giá về chiến lược, lộ trình phát triển của nhà trường trong tương lai, nhất là khâu kêu gọi đầu tư từ ngoài vào nhà trường (XHHGD), GS Đào Trọng Thi chia sẻ: Tôi đã từng có nhiều dịp được cùng đoàn đại biểu của Quốc hội, Bộ GD&ĐT đến thăm, giám sát sự phát triển của nhà trường.
Sau một thời gian trở lại, tôi thật sự vui mừng khi thấy sự chuyển biến hết sức ngạc nhiên (từ cơ sở vật chất, đến đội ngũ) tại ngôi trường này. Điều này thể hiện tầm nhìn, cách làm đúng đắn của nhà trường.
Trường Nguyễn Tất Thành đã thật sự ưu tiêu mục tiêu chất lượng trong đào tạo, chứ không phải chạy theo số lượng đào tạo như quy luật chung của các trường ngoài công lập.
Từ sự phát triển mạnh mẽ, vươn lên bằng đội ngũ cán bộ, giảng viên tâm huyết, GS Đào Trọng Thi tin tưởng nhà trường sẽ đạt được thêm nhiều thành tựu mới.
Theo TS Nguyễn Mạnh Hùng thì lý do cơ bản của sự phấn đấu của trường ĐH Nguyễn Tất Thành theo mô hình đại học trọng điểm là sự thừa nhận của Chính phủ đối với những cam kết của nhà trường trong việc phấn đấu đạt tới những mục tiêu chất lượng cao, chất lượng đẳng cấp quốc tế mà không đòi hỏi việc cung cấp ngân sách từ phía Chính phủ.
Mặt khác, việc này sẽ tạo nên nhiều điều kiện mới nhằm tăng cường khả năng xã hội hóa nguồn lực ở mức độ cao hơn đối với sự phát triển của nhà trường, trong quá trình vươn lên một trường trọng điểm thực sự, và sau đó là trường đại học đẳng cấp quốc tế.
Theo GD&TĐ
Tin mới nhất
Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao
13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn
12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại
11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ
10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày
10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023
10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non
08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp
07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội
07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023
07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh
07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...