Trường ĐH ngoài công lập cũng tổ chức thi đánh giá năng lực, phỏng vấn
Theo đê án tuyên sinh năm 2021, nhiêu trường ĐH ngoài công lâp có môt sô phương thức xét tuyên khác biêt, trong đó có cả phương thức tô chức thi đánh giá năng lực riêng của trường.
Thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực – V.T
Theo ông Ngô Trí Dũng, Phó Trưởng phòng Tuyển sinh – Truyền thông, Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, năm nay trường có tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực, dành 10% chỉ tiêu để xét tuyển. Thí sinh sẽ dự thi 3 môn theo tổ hợp môn xét tuyển trong ngành dự thi. Mỗi thí sinh có thể chọn tối đa 4 nguyện vọng tương ứng với 4 ngành dự thi.
Các môn thi đánh giá năng lực bao gồm: toán, ngữ văn, vật lý, hóa học, sinh học, tiếng Anh, năng khiếu Giáo dục mầm non, năng khiếu Giáo dục thể chất, năng khiếu mỹ thuật. Điểm xét tuyển sẽ bao gồm điểm thi, cộng với điểm ưu tiên (nếu có) và đạt ngưỡng điểm chất lượng đầu vào theo quy định của nhà trường.
Theo ông Dũng, trong trường hợp các tổ hợp môn xét tuyển giữa các ngành đăng ký có môn thi trùng nhau, thí sinh chỉ thi môn đó một lần và sử dụng kết quả thi để xét tuyển cho các ngành theo nguyện vọng đăng ký. Tương tự, thí sinh cũng có thể chọn dự thi một tổ hợp môn để xét tuyển cho các ngành có cùng tổ hợp môn.
Tại Trường ĐH Hoa Sen, theo bà Phan Thị Thanh Nhàn – Phó giám đốc Trung tâm Trải nghiệm – Việc làm sinh viên, cũng như mọi năm, năm nay trường vẫn có phương thức xét tuyển các điều kiện riêng theo yêu cầu của từng ngành, xét 10% chỉ tiêu của trường.
Một trong các điều kiện chi tiết là: có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (IELTS (academic) từ 5.0 điểm trở lên hoặc TOEFL iBT từ 61 điểm trở lên hoặc TOEIC từ 600 điểm trở lên), có bằng CĐ hệ chính quy/CĐ nghề trở lên hoặc tương đương theo quy định của Bộ GD-ĐT, có bằng TCCN hệ chính quy, hệ TC nghề (hoặc tương đương theo quy định của Bộ GD-ĐT) loại khá trở lên của cùng ngành hoặc ngành gần với ngành đăng ký xét tuyển.
Video đang HOT
Phỏng vấn hội đồng ngành – N.H
Ngoài ra, có các điều kiện khác là thí sinh có chứng chỉ quốc tế hoặc văn bằng quốc tế liên quan đến lĩnh vực, ngành đăng ký xét tuyển. Đạt giải khuyến khích trở lên của các cuộc thi quốc gia, quốc tế, các cuộc thi năng khiếu ở các lĩnh vực, ngành, môn trong tổ hợp xét tuyển.
Hoặc thí sinh có thể tham gia phỏng vấn cùng hội đồng ngành do Trường ĐH Hoa Sen tổ chức đạt từ 60 điểm trở lên (thang điểm 100).
Mỗi năm, Trường ĐH Fulbright Việt Nam sẽ tổ chức hai kỳ tuyển sinh: kỳ tuyển sinh ưu tiên (vào khoảng tháng 9) và kỳ tuyển sinh mùa xuân với chỉ tiêu tuyển sinh toàn khóa là 250 sinh viên. Ngày 4.4 vừa qua, trường vừa kết thúc nhận hồ sơ cho kỳ tuyển sinh mùa xuân cũng như xét duyệt hồ sơ hỗ trợ tài chính.
Thí sinh sẽ nộp hồ sơ tuyển sinh vào trường theo cách trực tuyến (không nhận gửi qua bưu điện) và không tốn chi phí. Bộ hồ sơ bao gồm các phần chính là thông tin cá nhân, thông tin học lực, các hoạt động và giải thưởng, một bài luận cá nhân bằng tiếng Anh hoặc một sản phẩm do học sinh thực hiện.
Nếu chọn làm bài luận, thí sinh sẽ có 5 lựa chọn về chủ đề của bài viết. Nếu chọn nộp sản phẩm, thí sinh được yêu cầu giới thiệu một tác phẩm của cá nhân thể hiện rõ nhất cá tính, năng lực và không có giới hạn về hình thức sản phẩm.
Điều đặc biệt là từ năm tuyển sinh này, trường sẽ tiến hành phỏng vấn trực tuyến tất cả các thí sinh. Các năm trước, những thí sinh đã vượt qua vòng hồ sơ sẽ trải qua vòng phỏng vấn nhóm để chọn ra những thí sinh xuất sắc nhất làm tân sinh viên của trường.
Hiện nay, tất cả các trường ĐH ngoài công lập đều có các phương thức tuyển sinh: xét tuyển kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM, xét điểm học bạ…
Xét tuyển ĐH với chứng chỉ tiếng Anh quốc tế: Rộng cửa nâng chuẩn đầu vào
Các thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế được miễn thi môn Ngoại ngữ và ưu tiên cộng điểm trong quá trình xét tốt nghiệp THPT.
Với việc xét tuyển đại học, cao đẳng, những HS có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế được cộng thêm điểm thành phần vào kết quả xét tuyển hoặc xét tuyển thẳng. Xu hướng tuyển sinh trên đang được nhiều trường áp dụng.
Điểm cộng trong xét tuyển
Tại Việt Nam, IELTS được coi là một trong những chứng chỉ danh giá được nhiều trường đại học sử dụng làm tiêu chuẩn đầu vào hoặc điều kiện tốt nghiệp với học sinh, sinh viên.
Thống kê của Đề án tuyển sinh năm 2020 cho thấy: 13 trường đại học mở rộng chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển với chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (IELTS ở mức 5.0 - 6.5 điểm).
Đơn cử, Trường ĐH Ngoại thương xét tuyển thẳng HS có chứng chỉ quốc tế IELTS 6.5 trở lên điểm 3 năm học với HS chuyên Toán, Lý, Hóa, Văn và ngoại ngữ trong hệ thống trường THPT chuyên trong cả nước hoặc chứng chỉ quốc tế IELTS 6.5 trở lên điểm thi THPT học sinh không chuyên.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ưu tiên xét tuyển HS có IELTS 6.5 trở lên và có tổng điểm thi THPT năm 2020 của môn Toán và 1 môn bất kỳ (trừ môn Tiếng Anh) đạt từ 14 điểm trở lên.
Trường ĐH Kinh tế TPHCM, năm học 2020 ở phương thức 2 (xét tuyển học sinh giỏi) và phương thức 3 (xét tuyển quá trình học tập tổ hợp môn) cũng quy định: Thí sinh có trình độ IELTS từ 6.0 - 8.0 có thể được cộng từ 12 - 20 điểm. Đặc biệt, với Chương trình cử nhân tài năng, trình IELTS từ 6.0 - 8.0 có thể cộng điểm từ 24 - 40 điểm thành phần.
Hàng loạt trường như: ĐH Bách khoa TPHCM, ĐH Quốc tế Hồng Bàng, ĐH Quốc tế - ĐHQG TPHCM năm 2020 cũng dành một số chỉ tiêu để xét tuyển thẳng HS dựa trên các chứng chỉ quốc tế SAT, ACT và A-Level cho nhiều ngành/chương trình đào tạo. Riêng với thí sinh có chứng chỉ IELTS quốc tế 6.5 được ưu tiên đăng ký xét tuyển thẳng vào các ngành Ngôn ngữ Anh.
PGS.TS Hồ Thanh Phong - Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (HIU) cho biết: Việc các trường dành chỉ tiêu để xét HS có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế hoặc tuyển thẳng ngoài mục tiêu lựa chọn số HS giỏi, thực tế nhiều ngành học của các trường cũng đòi hỏi trình độ tiếng Anh đầu vào của HS khá cao.
"Việc xét tuyển kết hợp điểm thi và chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, ưu tiên xét tuyển HS có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế giúp các thí sinh giỏi tiếng Anh có thêm nhiều cơ hội khi xét tuyển vào các trường, ngành học có tính cạnh tranh cao. HIU năm vừa rồi dành 1% chỉ tiêu xét tuyển kết quả kỳ thi SAT và 5% xét tuyển bằng kiểm tra năng lực theo dạng SAT 2. Các em ra trường rất dễ cạnh tranh với nguồn nhân lực quốc tế" - PGS.TS Hồ Thanh Phong nói.
Sinh viên ngành ngôn ngữ Anh, Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng.
Chuẩn hóa nhiều ngành học, chương trình
Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, việc các trường dần coi trọng tiêu chí môn Tiếng Anh trong tuyển sinh là thực hiện triết lý đào tạo hướng đến hội nhập và chuẩn hóa nhân lực mình đào tạo.
"Tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, việc học trên các nền tảng công nghệ của sinh viên là rất lớn. Nhất là chương trình song ngữ, chất lượng cao đòi hỏi sinh viên phải có kỹ năng tiếng Anh tốt. Giỏi tiếng Anh sẽ giúp các em có thể tham gia các khóa học không biên giới trên mạng. Ngoài ra, sinh viên sau khi tốt nghiệp có năng lực tiếng Anh giỏi thì cơ hội việc làm cũng sẽ cao và tốt hơn nhiều sinh viên yếu ngoại ngữ" - PGS.TS Đỗ Văn Dũng nói.
Được biết, năm 2020, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM dành tối đa 10% chỉ tiêu để ưu tiên xét tuyển thẳng các ngành hệ đại trà và chất lượng cao với thí sinh tốt nghiệp THPT đạt điểm IELTS quốc tế từ 5.0 trở lên hoặc tương đương (TOEFL, TOEFL iBT, TOEIC...) và có điểm trung bình học bạ trong năm học kỳ (không tính học kỳ 2 lớp 12) từng môn theo tổ hợp từ 6.5 trở lên.
Hiện, đề án tuyển sinh của nhiều trường vẫn chưa công bố. Nhưng ghi nhận nhanh cho thấy không ít trường dự kiến bổ sung vào đề án tuyển sinh thêm các tiêu chí, phương thức xét tuyển trên cơ sở kết hợp các chứng chỉ tiếng ngoại ngữ quốc tế với kết quả học THPT hoặc kết quả thi THPT quốc gia, điểm kỳ thi chuẩn hóa SAT của Mỹ.
PGS.TS Nguyễn Vũ Quỳnh - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng cho biết: Năm 2020, ở phương thức xét tuyển thẳng nhà trường cũng dành một tỉ lệ nhất định để xét tuyển những HS có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế vào trường. Năm nay, dự kiến vẫn sẽ giữ nguyên đối tượng này ở phương thức tuyển thẳng.
Việc các trường mở rộng đối tượng tuyển thẳng với những HS có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, hoặc kết hợp xét tuyển cho thấy rõ xu hướng nâng cao chất lượng đầu vào, cũng như dần tiệm cận và chuẩn hóa các chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế. Việc này cũng minh chứng hệ thống GDĐH Việt Nam đang từng bước hội nhập. Đây chính là bước đi quan trọng trong việc công nhận văn bằng giữa Việt Nam với các quốc gia khác và chuẩn bị cho sự dịch chuyển lao động trên thị trường lao động không biên giới. PGS.TS Nguyễn Vũ Quỳnh
Thêm trường ĐH tư thục không xét tuyển nguyện vọng bổ sung Bên cạnh nhiều trường ĐH tư thục tiếp tục xét tuyên, vẫn có trường thông báo không tiếp tục xét tuyển nguyện vọng bổ sung theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2020. Thi sinh nôp hô sơ xet tuyên tai trương THPT - ĐĂNG NGUYÊN Ngày 13.10, thạc sĩ Ngô Trí Dũng, Phó Trưởng phòng Truyền thông - Tuyển sinh...