Trường ĐH lúng túng vì luật chỏi nhau
Năm nay Bộ GD-ĐT quyết định không cho các trường ĐH đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) theo đúng luật Giáo dục. Thế nhưng, luật Dạy nghề lại cho phép các trường ĐH được đào tạo nghề ở các trình độ CĐ-TC nghề.
Luật Giáo dục quy định giáo dục nghề nghiệp bao gồm hệ thống các trường TCCN và trường nghề. Nhưng hiện nay, hệ thống trường TCCN do Vụ Giáo dục chuyên nghiệp thuộc Bộ GD-ĐT quản lý, còn các trường CĐ-TC nghề của Bộ LĐ-TB-XH hoạt động theo luật Dạy nghề. Về pháp lý, các trường ĐH hoàn toàn có thể dạy cả bậc ĐH-CĐ lẫn đào tạo nghề vì đang làm đúng theo luật Dạy nghề. Nhưng điều 42 luật Giáo dục quy định “trường ĐH đào tạo trình độ CĐ-ĐH, đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ khi được Thủ tướng Chính phủ giao”. Điều đó cũng có nghĩa là ngoài những bậc học trên thì trường ĐH không được đào tạo các bậc khác.
PGS-TSKH Hồ Đắc Lộc, Hiệu trưởng Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM, nhận định: “Thực ra mỗi hệ đào tạo đều có quy chế, tiêu chí hoạt động riêng. Trường nào muốn có giấy phép đào tạo nghề thì cũng phải đáp ứng đủ những yêu cầu về cơ sở vật chất, giáo viên, thiết bị thực hành. Nó gần như riêng biệt so với hoạt động đào tạo trình độ ĐH-CĐ. Nếu nói rằng trường ĐH đào tạo thêm CĐ-TC nghề để tận dụng cơ sở vật chất, thiết bị và giáo viên thì hoàn toàn không đúng, vì mục đích, tiêu chí, phương pháp giảng dạy của hai hệ thống đào tạo này là khác nhau. Giảng viên ĐH-CĐ chưa chắc đã dạy được nghề và ngược lại kỹ sư dạy nghề không thể dạy bên chuyên nghiệp được”. Ông Lộc cho rằng nếu trường ĐH chỉ được phép đào tạo bậc ĐH-CĐ trở lên và không cho đào tạo các bậc của nghề thì chỉ còn cách sửa luật Dạy nghề.
Hiệu trưởng một trường ĐH đang có rất nhiều chỉ tiêu đào tạo TCCN lẫn CĐ-TC nghề cũng băn khoăn: “Chúng tôi hoạt động dựa theo luật của nhà nước chứ không dám làm sai. Khi Bộ GD-ĐT có chủ trương bỏ TCCN thì chúng tôi cũng sẵn sàng chấp hành. Quy định của luật Dạy nghề nói trường ĐH không được đào tạo nghề thì chúng tôi cũng phải tuân thủ”.
Video đang HOT
Thí sinh vẫn muốn chọn học nghề tại trường ĐH dù có hàng loạt trường CĐ-TC nghề
Hạn chế cấp phép đào tạo nghề
Trước thực tế này, nếu như Bộ GD-ĐT muốn thực hiện chủ trương một cách hiệu quả thì chỉ còn cách 2 bộ ngồi lại để tìm một tiếng nói chung.
PGS-TS Dương Đức Lân, Tổng cục phó Tổng cục Dạy nghề thuộc Bộ LĐ-TB-XH, trấn an: “Tương lai Tổng cục Dạy nghề sẽ hạn chế việc cấp phép đào tạo nghề trong trường ĐH để cùng thống nhất chủ trương với Bộ GD-ĐT, đồng thời tạo điều kiện cho các trường CĐ-TC nghề phát triển”. Ông Lân nói thêm hiện Tổng cục đang bàn bạc và tham mưu với Bộ LĐ-TB-XH để trước mùa tuyển sinh năm sau sớm có quyết định. Tiến sĩ Nguyễn Hồng Minh, Vụ trưởng Vụ Đào tạo nghề của Tổng cục Dạy nghề, cho biết Vụ cũng từng tiếp nhận công văn đề nghị của Vụ Giáo dục ĐH về việc hạn chế để các trường ĐH đào tạo nghề. “Về cơ bản, có lẽ sẽ chỉ xem xét đề nghị của các trường ĐH mà trước đó từng có thế mạnh đào tạo công nhân kỹ thuật”, ông Minh cho hay.
Không tuyển sinh được thì mới thôi Trong khi chờ đợi 2 bộ thống nhất, đại diện nhiều trường ĐH có đào tạo TCCN cho biết vẫn phải tiếp tục tuyển sinh đào tạo. Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, khẳng định: “Trong lúc chờ đợi thì các trường ĐH trước nay có đào tạo nghề sẽ vẫn tiếp tục đào tạo thôi, vì nó cũng là “nguồn sống” của một số trường. Trước nay chúng tôi vẫn đào tạo hệ nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp và các địa phương với chương trình của Tổng cục Dạy nghề nên có lẽ sẽ không bỏ, vì nhu cầu thực tế và năng lực của trường cũng có. Chỉ khi nào không tuyển sinh được thì mới thôi”. Không nên để ĐH đào tạo dưới bậc CĐ “Đây là một vấn đề lớn mà riêng Bộ GD-ĐT không thể giải quyết được, hai bộ cần ngồi lại với nhau để xem xét vấn đề một cách toàn diện. Theo ý kiến cá nhân tôi thì không nên để các trường ĐH đào tạo trình độ dưới CĐ”. Ông Nguyễn Văn Áng Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính Bộ GD-ĐT Cần phân cấp rõ ràng “Nhà nước nên định hướng một nhóm trường ĐH đào tạo đáp ứng mục tiêu vĩ mô để phát triển đất nước. Các trường này sẽ đi theo hướng nghiên cứu, tập trung những ngành khoa học cơ bản. Nhóm còn lại, đặc biệt là các trường ngoài công lập hoặc trường ĐH địa phương sẽ đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, theo hướng đa ngành, đa cấp. Vấn đề là nhà nước phải quản lý nghiêm, trường hoạt động thật nghiêm túc, tự chịu trách nhiệm và xã hội giám sát thật gắt gao”. PGS-TSKH Hồ Đắc Lộc Hiệu trưởng Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM
Theo TNO
Quá sức với ngoại ngữ trong trường ĐH
Hơn 200 đại biểu từ các trường ĐH phía Nam tham dự hội nghị triển khai "Đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020" trong các trường ĐH do Bộ GD-ĐT tổ chức tại ĐH Sài Gòn ngày 26/12. Nhiều đại biểu cho rằng nhiều mục tiêu đề án đặt ra quá cao, chưa phù hợp với thực tế.
TS Ngô Thị Thanh Vân, Quyền Trưởng Khoa Ngoại ngữ Trường ĐH Tôn Đức Thắng, cho rằng mục tiêu triển khai chương trình đào tạo tăng cường môn ngoại ngữ cho khoảng 10% số lượng sinh viên CĐ, ĐH năm 2011-2012 là con số thiếu cụ thể vì 90% số sinh viên còn lại không được đào tạo thì sẽ ra sao?
Bên cạnh đó, mục tiêu đặt ra đối với sinh viên không chuyên ngữ khi tốt nghiệp phải đạt trình độ tổi thiểu bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ là thiếu cơ sở. "Nếu đặt ra mục tiêu này thì sinh viên ăn rồi chỉ học tiếng Anh mới đáp ứng được yêu cầu sẽ rất khó cho các em" - TS Vân nói. Theo TS Vân, mỗi ngành học đã có chuẩn đầu ra theo chuyên môn của từng ngành học, do đó nếu bắt các em gánh thêm chuẩn đầu ra tiếng Anh theo đề án là quá sức.
Sinh viên Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng trong giờ học ngoại ngữ.
Đại diện của Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM cho rằng mục tiêu nâng cao năng lực tiếng Anh không giải quyết được ở bậc ĐH. Theo đại biểu này, nếu các trường ĐH phải gánh việc đào tạo nâng cao năng lực tiếng Anh cho sinh viên là đang làm ngược quy trình. Dẫn chứng con số 90% sinh viên thi tiếng Anh đầu vào tại Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM không đạt, đại biểu này nhấn mạnh việc học tiếng Anh phải được chú trọng ở bậc phổ thông. Sinh viên khi vào ĐH phải đạt một trình độ tiếng Anh nhất định để có thể học tập, nghiên cứu và ở bậc ĐH chỉ nên đặt vấn đề cải thiện tiếng Anh cho sinh viên.
Bà Bùi Trân Phượng, Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen, lấy làm tiếc vì đề án được phê duyệt năm 2008 mà đến nay mới triển khai thực hiện là quá chậm. Do đó, việc trao đổi kinh nghiệm giữa các trường gặp khó khăn. Theo bà Phượng, không nên xem việc nâng cao năng lực tiếng Anh là chỉ nâng cao năng lực cho người dạy và người học mà đây là điều kiện để ĐH Việt Nam hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, bà Phượng cũng lưu ý nhu cầu học tiếng Anh trong sinh viên là có thật tuy nhiên trong quá trình thực hiện sẽ gặp không ít rào cản, đặc biệt việc quốc tế hóa đội ngũ giảng viên còn hạn chế, khó khăn.
Trước nhiều ý kiến trái chiều, ông Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng Bộ phận thường trực Đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020 (Bộ GD-ĐT), cho rằng các trường không nên tham vọng quá mà đẩy nhanh quá trình thực hiện. Theo ông Hùng, các trường phải xây dựng đề án riêng cho từng ngành để từng bước triển khai. Bộ GD-ĐT sẽ tập trung giải quyết các cơ chế, chính sách, tuyển dụng giảng viên, kiểm tra đầu vào, kiểm định chất lượng... để thực hiện hóa đề án tại các trường ĐH.
Mục tiêu cụ thể việc triển khai đề án ngoại ngữ 2020 trong các trường ĐH giai đoạn 2011-2020:
- Đối với các ngành học không chuyên ngữ, sau khi tốt nghiệp sinh viên phải đạt trình độ tối thiểu bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ; đối với các ngành chuyên ngữ, sinh viên tốt nghiệp CĐ phải đạt trình độ bậc 4, tốt nghiệp ĐH phải đạt trình độ bậc 5 đồng thời được đào tạo ngoại ngữ 2 đạt trình độ bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ.
Theo Người Lao Động
Nhiều trường ĐH lên kế hoạch tuyển sinh mới Hiện tại các trường đại học đang lên phương án tuyển sinh cho năm 2012. Nhiều trường dự kiến có nhiều thay đổi trong tuyển sinh để phù hợp với nhu cầu xã hội. Thông tư mới về "Việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp của Bộ GD-ĐT"...