Trường ĐH Luật TPHCM: Cựu sinh viên trao hơn 400 triệu hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão lũ
Tối 11/11, Trường Đại học Luật TPHCM tổ chức chương trình giao lưu với cựu sinh viên và trao hỗ trợ cho 132 sinh viên các tỉnh miền Trung bị thiệt hại do bão lũ.
Tham dự chương trình có PGS.TS. Vũ Văn Nhiêm – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường; TS. Lê Trường Sơn – Phó Hiệu trưởng, Trưởng Ban Liên lạc Hội Cựu sinh viên cùng hơn 20 cựu sinh viên khóa 15 (niên khóa 1990 – 1995) và hơn 130 sinh viên của trường.
Tại chương trình, các cựu sinh viên Khóa 15 đã trao 132 phần quà hỗ trợ cho sinh viên, gồm 12 phần quà (mỗi phần trị giá 4.500.000 đồng), 30 phần quà (mỗi phần trị giá 4.000.000 đồng) và 90 phần quà (mỗi phần trị giá 3.000.000 đồng). Tổng giá trị được trao là 444.000.000 đồng.
Trường Đại học Luật TPHCM đã tổ chức chương trình giao lưu với cựu sinh viên
Theo ông Nguyễn Thành An – Giám đốc Trung tâm Quan hệ Doanh nghiệp và Hỗ trợ sinh viên, Trưởng ban Thư ký Ban Liên lạc Hội Cựu sinh viên, với mục đích ngày càng gắn kết hơn nữa giữa cựu sinh viên và Nhà trường, trong thời gian qua, Trường ĐH Luật TPHCM đã thành lập Ban Liên lạc Hội Cựu sinh viên và tổ chức nhiều hoạt động để gắn kết với cựu sinh viên.
Video đang HOT
Cạnh đó, các khóa cựu sinh viên cũng thường xuyên tổ chức các chương trình hội khóa để ôn lại các kỷ niệm dưới mái trường. Trong tháng 10/2020 vừa qua, các cựu sinh viên khóa 15 đã tổ chức hội khóa kỷ niệm 30 năm ngày vào trường và đã hình thành một quỹ thiện nguyện để hỗ trợ cho các thế hệ đàn em.
Trao hỗ trợ cho 132 sinh viên các tỉnh miền Trung bị thiệt hại do bão lũ
Chia sẻ tại chương trình, sinh viên Phạm Thị Hữu Loan xúc động: “Bản thân em vừa mất người cha do bị ung thư hôm 25/10, gia đình chỉ còn lại mẹ với món nợ phải vay để chữa bệnh cho cha, cộng thêm phải nuôi 3 đứa con ăn học nên khi nhận được hỗ trợ em thực sự rất vui. Em rất biết ơn lãnh đạo nhà trường và các cựu sinh viên đã tiếp thêm sức mạnh để em tiếp tục học tập”.
'Nhiều cựu sinh viên là nhà báo tuyến đầu trong thời khắc cam go, bão tố'
Sau 30 năm, Viện đào tạo báo chí và truyền thông cho ra đời nhiều thế hệ cựu sinh viên là nhà báo tuyến đầu trong thời khắc cam go bão tố, lũ lụt, nhiều nhà báo là cây bút hàng đầu trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn (phải) trao bằng khen cho Viện đào tạo báo chí và truyền thông - Ảnh: QUANG DỰ
Sáng 7-11 tại Hà Nội, Viện đào tạo báo chí và truyền thông Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, ĐHQG Hà Nội kỷ niệm 30 năm ngày thành lập.
Năm 1990 - cách đây tròn 30 năm đánh dấu sự kiện việc đào tạo và nghiên cứu báo chí được đặt trong một trường đại học không nằm trong hệ thống trường Đảng, là trường đại học hàng đầu trong đào tạo và nghiên cứu các ngành khoa học xã hội và nhân văn ở Việt Nam - trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội).
PGS.TS. Đặng Thu Hương, viện trưởng Viện đào tạo báo chí và truyền thông, cho biết từ mái trường này, hơn 10.000 sinh viên, học viên báo chí đã tỏa về mọi miền đất nước, cống hiến những dòng tin hối hả, tạo nên dòng chảy liền mạch trong xã hội, gắn kết thông tin giữa Đảng, Chính phủ và nhân dân, giữa doanh nghiệp với công chúng.
Tri ân các giáo sư, phó giáo sư đầu tiên giảng dạy tại viện - Ảnh: QUANG DỰ
"Nhiều cựu sinh viên là các nhà báo luôn ở tuyến đầu trong những thời khắc cam go bão tố, lũ lụt, thiên tai, nhiều nhà báo là cây bút hàng đầu trong đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, hàng trăm cựu sinh viên đã được nhận giải thưởng báo chí quốc gia và giải báo chí toàn quốc của các ngành, các cấp", PGS.TS. Đặng Thu Hương chia sẻ.
Tại lễ kỷ niệm, Bộ GD-ĐT trao bằng khen cho Viện đào tạo báo chí và truyền thông vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, ông Nguyễn Thế Kỷ, tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam cho biết những sinh viên từ khoa báo chí (nay là Viện đào tạo báo chí và truyền thông) luôn có nét riêng.
Nét riêng đó là khoa được thành lập trên cơ sở các khoa khoa học xã hội của Trường Đại học tổng hợp. Chất khoa học xã hội nhân văn trong sinh viên báo chí, đặc biệt giảng viên trong khoa rất rõ.
"Người ta nói làm báo không phải làm văn, nhưng làm báo rất cần chất văn. Chính các thầy cô đã truyền được chất văn đó vào các thế hệ sinh viên", ông Kỷ nói.
Tuyển sinh đầu vào các ngành Báo chí, Báo chí chất lượng cao và Quan hệ công chúng của viện luôn đứng trong top 3 các ngành có đông đảo nhất sinh viên đăng ký và nhiều năm liền.
100% giảng viên có trình độ từ thạc sĩ trở lên, trong đó 35% cán bộ giảng dạy của viện là PGS, hơn 60% đạt học vị Tiến sĩ. Nhiều cán bộ được đào tạo bài bản chuyên nghiệp ở Liên Xô, Anh, Úc, Hàn Quốc, Nga... và là các chuyên gia uy tín trong giới học thuật, nghiên cứu báo chí truyền thông.
ĐH Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long miễn học phí cho sinh viên 9 tỉnh miền Trung Trường đã sàng lọc được hơn 70 em sinh viên thuộc các tỉnh nói trên để miễn học phí, trong năm học mới tiếp tục xem xét tiếp nhận miễn học phí cho các tân sinh viên. Ngày 30/10, tiến sĩ Lê Hồng Kỳ - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long cho biết: Ban giám hiệu vừa...