Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng trao bằng thạc sĩ, tiến sĩ đợt 2 năm 2022
Chiều 10/12, Trường ĐH Kinh tế – ĐH Đà Nẵng đã tổ chức Lễ trao bằng tốt nghiệp cho 4 tân tiến sĩ và 75 tân thạc sĩ.
Trường ĐH Kinh tế, ĐH Đà Nẵng khen thưởng 5 tân Thạc sĩ có thành tích tốt trong học tập và nghiên cứu.
Trong số 75 thạc sĩ nhận bằng tốt nghiệp đợt 2 năm 2022 của Trường ĐH Kinh tế, ĐH Đà Nẵng, có 11 học viên đến từ nước CHDCND Lào.
Phát biểu chúc mừng các tân Thạc sĩ, Tiến sĩ, PGS.TS Nguyễn Mạnh Toàn – Hiệu trưởng nhà trường khẳng định kết quả hôm nay là thành quả xứng đáng cho những nỗ lực trong công tác giảng dạy, nghiên cứu của thầy trò trong những năm qua, đặc biệt, trong 2 năm ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Nhà trường chúc các tân Thạc sĩ, tân Tiến sĩ sẽ tiếp tục gặt hái những thành công trên bước đường sự nghiệp, góp phần vào việc nâng cao vị thế và uy tín của Trường ĐH Kinh tế – ĐH Đà Nẵng đối với sự phát triển của cộng đồng xã hội.
Video đang HOT
Tại Lễ tốt nghiệp, Trường ĐH Kinh tế – ĐH Đà Nẵng đã khen thưởng 5 tân Thạc sĩ có thành tích tốt trong học tập và nghiên cứu.
Trường Đại học Kinh tế, ĐH Đà Nẵng hiện đang đào tạo 4 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ và 7 chuyên ngành thạc sĩ. Công tác đào tạo sau đại học đặc biệt là đào tạo tiến sĩ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu của Nhà trường, góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược trở thành trường Đại học nghiên cứu hàng đầu trong khu vực.
Đại học Quốc gia Hà Nội nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ
Năm 2022, Đại học Quốc gia Hà Nội đã cập nhật yêu cầu về chứng chỉ năng lực ngoại ngữ đầu vào, không tổ chức thi tuyển sinh với môn ngoại ngữ như trước.
Cùng với đó, tiếp tục mở rộng thực hiện phương thức xét tuyển bậc thạc sĩ đối với một số đơn vị đào tạo.
Trưởng Ban đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội GS.TSKH Nguyễn Đình Đức đã báo cáo về kết quả tuyển sinh đại học các ngành của trường có sự phân tầng rõ rệt. Chỉ riêng số thí sinh đăng ký dự thi vào Đại học Quốc gia Hà Nội đã chiếm khoảng 12% tổng số thi sinh dự thi trên địa bàn cả nước, qua đó thấy được sức hút của môi trường học tập tại trường cũng như sức hút ngành nghề theo nhu cầu xã hội.
Công tác tuyển sinh sau đại học có nhiều chính sách đổi mới theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cụ thể, năm 2022, Đại học Quốc gia Hà Nội cập nhật yêu cầu về chứng chỉ năng lực ngoại ngữ đầu vào, không tổ chức thi tuyển sinh với môn ngoại ngữ như trước. Cùng với đó, tiếp tục mở rộng thực hiện phương thức xét tuyển bậc thạc sĩ đối với một số đơn vị đào tạo.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức - Trưởng Ban đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội trình bày báo cáo tổng kết công tác đào tạo năm học 2021 - 2022, triển khai nhiệm vụ năm học 2022 - 2023. Ảnh: HH
Về tổ chức quản lý đào tạo liên kết quốc tế, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cho hay, hiện nay, Đại học Quốc gia Hà Nội có 09 đơn vị đang triển khai các chương trình liên kết đào tạo với 24 chương trình đào tạo, trong đó có 9 chương trình đào tạo cử nhân và 15 chương trình đào tạo thạc sĩ.
Cũng trong năm học qua, Đại học Quốc gia Hà Nội đã ban hành nhiều chính sách thu hút người học như: Chương trình học bổng dành cho khối ngành khoa học cơ bản; Học bổng dành cho các nghiên cứu sinh và thực tập sinh sau tiến sĩ có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học...
Năm học 2021-2022, Đại học Quốc gia Hà Nội có 8.002 sinh viên được nhận bằng tốt nghiệp đại học, 1.483 học viên được nhận bằng thạc sĩ, 223 nghiên cứu sinh được nhân bằng tiến sĩ.
Tuy nhiên, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cũng đưa ra một số tồn tại, hạn chế mà Đại học Quốc gia Hà Nội cần phải khắc phục trong năm học tới, đó là: Việc chuyển đổi các chương trình đào tạo chất lượng cao sang các chương trình đào tạo chuẩn theo định mức kinh tế - kỹ thuật đang làm giảm dần quy mô tuyển sinh và đào tạo chất lượng cao; các ngành khoa học cơ bản còn chậm đổi mới; quy mô đào tạo đại học tăng nhanh trong khi điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế; tỷ lệ tốt nghiệp trung bình mới chỉ đạt 65% và năng lực ngoại ngữ vẫn còn là điểm yếu của nhiều sinh viên; tốc độ kiểm định các chương trình đào tạo còn chậm,...
Lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội thống nhất năm học 2022-2023 tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt các hệ tài năng, chất lượng cao và chất lượng đào tạo tiến sỹ.
Thu hút và mở rộng quy mô đào tạo nghiên cứu sinh; Đẩy nhanh kiểm định chất lượng các chương trình đào tạo; Hoàn thiện và triển khai Đề án tổ chức các kỳ thi Olympic bậc trung học phổ thông của Đại học Quốc gia Hà Nội và Đề án đào tạo học sinh miền Nam; Đẩy mạnh chuyển đổi số; Hoàn thiện mô hình, phương thức đào tạo trực tuyến gắn với đảm bảo chất lượng; Đổi mới cấu trúc nội dung chương trình đào tạo; Mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên các chương trình đào tạo tài năng, chất lượng cao, tăng quy mô tuyển sinh theo phương thức sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực...
Tính đến ngày 15.10.2022, ĐH Quốc gia Hà Nội có 12.845 thí sinh trúng tuyển nhập học vào 143 ngành/chương trình đào tạo, đạt gần 98% so với tổng chỉ tiêu của toàn ĐHQGHN. Trong đó có 4.275 thí sinh trúng tuyển vào các CTĐT chất lượng cao, chiếm 33% quy mô tuyển sinh đại học năm 2022.
Quy mô đào tạo bậc đại học hiện nay của ĐH Quốc gia Hà Nội là 57.406 sinh viên, trong đó có 2.152 sinh viên bằng kép, 23.310 sinh viên CTĐT chuẩn, 840 sinh viên các CTĐT tài năng, tiên tiến, chuẩn quốc tế, 15.132 sinh viên CTĐT chất lượng cao theo đề án và 2.375 sinh viên hệ kỹ sư.
Quy mô đào tạo bậc Sau đại học là 4.724 học viên cao học và nghiên cứu sinh, trong đó có 3.798 học viên bậc thạc sĩ và 926 nghiên cứu sinh bậc tiến sĩ.
Trao bằng tốt nghiệp cho hơn 600 tân thạc sĩ, kĩ sư, cử nhân Ngày 26/11, Trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu (BVU) tổ chức Lễ tốt nghiệp và trao bằng Thạc sĩ, kĩ sư, cử nhân năm 2022 cho 125 tân thạc sĩ, 474 tân kĩ sư, cử nhân. Các đại biểu dự lễ tốt nghiệp Phát biểu tại lễ tốt nghiệp, PGS. TS. LS. Nguyễn Thị Hoài Phương, Hiệu trưởng Trường Đại học Bà Rịa-Vũng...