Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN lý giải việc được đào tạo Y – Dược

Theo dõi VGT trên

Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN lý giải việc được đào tạo Y - Dược - Hình 1

Họp báo của Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội sáng 28/11.

GD&TĐ – Mấy ngày gần đây, việc Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội được phép đào tạo Y – Dược đã thu hút nhiều quan tâm của dư luận.

Có lẽ bởi vậy mà cuộc họp báo công bố thông tin này sáng nay (28/11) do trường tổ chức đã thu hút đông đảo cơ quan báo chí tham dự. Và, rất nhiều câu hỏi cũng đã được đặt ra cho GS. Hiệu trưởng Trần Phương.

Chuẩn bị 3,5 năm cho việc mở ngành Y – Dược

- Tại sao một trường “ngoại đạo” như Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội lại xin mở ngành đào tạo Y – Dược?

Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội là trường phi lợi nhuận, đào tạo nhằm mục đích cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.

Nói là phi lợi nhuận là vì những người góp vốn xây dựng trường chỉ nhận một khoản lợi tức giống như lợi tức gửi tiết kiệm vào ngân hàng. Điều này được thực hiện từ khi trường thành lập đến năm 2012.

Từ khi Luật Giáo dục Đại học có hiệu lực (tháng 1/2013), nhà trường thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục Đại học – chuyển sang trả lợi tức bằng lãi suất trái phiếu Chính phủ – tức vẫn giữ nguyên tính chất trường phi lợi nhuận.

Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN lý giải việc được đào tạo Y - Dược - Hình 2

GS.Hiệu trưởng Trần Phương chủ trì họp báo.

Bởi vì là trường phi lợi nhuận nên bất cứ ngành học này đất nước cần, chúng tôi có xin phép Bộ mở ra. Cụ thể, đầu tiên chúng tôi xin phép đào tạo kinh tế – kinh doanh, sau là kỹ thuật công nghệ và giờ là xin mở ngành Y – Dược.

Như vậy, các trường tư không bị khống chế bởi phạm vi đào tạo nào, khác với trường công lập, nhà nước hoặc các cơ quan, bộ ngành căn cứ vào nhu cầu của bộ ngành hay đất nước mà quy định phạm vi hoạt động của trường.

Nói kỹ thêm về việc mở ngành đào tạo Y – Dược. Sau 16 năm hoạt động, tức khoảng năm 2012, lãnh đạo trường sau nhiều thời gian suy nghĩ đi đến kết luận nên mở thêm ngành Y – Dược.

Lý do, nếu xét về số bác sĩ để chăm lo sức khỏe cho nhân dân Việt Nam hiện còn quá thấp, chỉ khoảng 8 bác sĩ trên vạn dân, trong khi các nước tiên tiến đạt khoảng 40 bác sĩ trên vạn dân.

Về dược sĩ, chúng ta chỉ có 1,5 dược sĩ trên 1 vạn dân, trong khi đội ngũ này đóng vai trò quan trọng.

Chúng tôi còn nghĩ đến việc xa hơn: Đất nước mình hiện nay, trên 90% dược liệu phải nhập từ nước ngoài. Như vậy, thuố.c chữa bệnh cho người Việt Nam chủ yếu do người nước ngoài sản xuất.

Video đang HOT

Trong khi đó, theo các nhà dược học, Việt Nam có đến khoảng 4.000 cây có thể dùng làm dược liệu. Tuy nhiên, chúng ta chưa có nghiên cứu, chiết suất, chế biến nên gần như vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào nước ngoài.

Nên đào tạo dược sĩ còn để chế biến dược liệu từ nguồn sẵn có trong nước phục vụ dân mình. Động cơ đó hoàn toàn không có mục đích lợi nhuận, kinh doanh mà chỉ là mong muốn chăm sóc sức khỏe cho người dân và khai thác nguồn dược liệu của Việt Nam.

Nếu nói về chuyện “ngoại đạo” thì chỉ là nhìn vào ông hiệu trưởng và ban giám hiệu. Trong khi đó, có ông hiệu trưởng và ban giám hiệu nào cũng thông thạo các nghề trường đó đào tạo? Còn 47 cán bộ, giảng viên ngành Y – Dược có phải là ngoại đạo hay không?…

- Tại sao trường lại đặt vấn đề mở ngành Y – Dược khi năm 2004, liên Bộ Y tế – GD&ĐT đã thống nhất tạm dừng mở các ngành Y đa khoa, Răng hàm mặt, Y học cổ truyền trình độ ĐH và ngành Dược trình độ ĐH-CĐ ở các trường đa ngành không thuộc khối chuyên ngành Y Dược?

Trên thực tế, tháng 6/2012, chúng tôi đã trình lên Bộ GD&ĐT xin mở ngành Y đa khoa và Dược, đồng thời đề nghị Bộ hướng dẫn. Chúng tôi đã theo các hướng dẫn đó để chuẩn bị các điều kiện.

Cho đến 12/2014, liên Bộ Y tế – GD&ĐT mới có quyết định tạm dừng xét mở một số ngành, trong đó có Y đa khoa và Dược.

Như vậy, chúng tôi đặt vấn đề xin phép trước đến 2,5 năm, chứ không phải xin phép lúc hai Bộ có quyết định tạm dừng. Trong khi Bộ yêu cầu tạm dừng thì chúng tôi đã chuẩn bị gần xong các điều kiện.

Đến cuối 2015, khi các điều kiện chuẩn bị xong, chúng tôi đã báo cáo và Bộ GD&ĐT yêu cầu lập Hội đồng thẩm định các chương trình đào tạo. Kết quả, chương trình đào tạo Y – Dược đã được Hội đồng thẩm định gồm các chuyên gia đầu ngành thông qua một cách thuận lợi.

Nhưng để mở ra 2 ngành này, Bộ GD&ĐT còn có một số điều kiện nữa, trong đó có 2 điều kiện quan trọng nhất là đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất.

Theo quy định của Bộ Y tế, muốn mở ngành Y đa khoa phải có 50 giảng viên từ trình độ thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa I, chuyên khoa II đến GS, PGS; trong đó phải có 6 người là GS, PGS hay tiến sĩ thuộc về 4 bộ môn quan trọng nhất. Ngành Dược đòi hỏi ít hơn, chỉ có mấy PGS và GS thôi.

Giảng viên, cơ sở vật chất sẵn sàng cho 2 năm đầu đào tạo

- Tuy nhiên, trong báo cáo của trường thì số lượng giảng viên cơ hữu đúng chuyên ngành của ngành Y đa khoa mới chỉ có 47 người, như vậy là chưa đạt yêu cầu theo quy định?

Chúng tôi đã thỏa thuận với 47 vị là GS, PGS, tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa I, bác sĩ chuyên khoa II, thạc sĩ.

Khi thẩm định, có đồng chí trong Hội đồng thẩm định nói Bộ Y tế yêu cầu những 50 người, nhưng trường mới có 47 nên chưa đủ.

Nhưng tôi cho rằng, để dùng 50 người này phải trong 6 năm mới dùng đến. Nên số 47 là cho 2 năm trước mắt, còn dần dần chúng tôi sẽ mời tiếp.

Hay khi thẩm định về cơ sở vật chất, chúng tôi đã chuẩn bị 28 phòng học, phòng thực hành và chi ra 80 tỷ đồng để trang bị cho những phòng thực hành đó.

Nhưng cũng có đồng chí trong đoàn thẩm định nói là vẫn chưa đủ. Tôi trả lời: Nếu mua để 5 – 6 năm nữa mới dùng thì sẽ hỏng. Nên chúng tôi mua cho hai năm đầu đã, rồi từ năm thứ 3 trở đi sẽ mua dần. Chúng tôi đã ký hợp đồng với các công ty thiết bị y tế, khi nào cần, chỉ một vài tuần là sẽ có ngay.

Nên trong biên bản thẩm định ghi chưa chuẩn bị đầy đủ là theo nghĩa đó.

Như vậy, về cơ sở vật chất, 28 phòng thực hành tại chỗ đã sẵn sàng dùng cho 2 năm trước mắt. Ngoài ra, chỗ sinh viên thực tập, theo Bộ Y tế, phải có bệnh viện từ loại 1 trở lên, chúng tôi đã ký hợp đồng với 4 bệnh viện loại 1. Các bệnh viện này đều sẵn sàng nhận lời và cử giáo viên hướng dẫn.

Với ngành Dược, chúng tôi đã ký hợp đồng với 4 công ty dược.

Đoàn thẩm định 2 Bộ gồm 8 người đã đi xem cơ sở, kiểm tra hồ sơ của gần 100 giảng viên, sau đó đã ký vào biên bản. Nhưng trước khi Bộ GD&ĐT cho phép cũng đã rất cẩn thận yêu cầu Bộ Y tế gửi trả lời chính thức có cho phép trường mở hai ngành đó hay không. Và đồng chí Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Quang Cường đã có thư trả lời là Bộ Y tế đồng ý cho Trường ĐH Khoa học và Công nghệ mở ngành Y – Dược. Việc thẩm định của 2 Bộ có thể nói là quá chặt chẽ.

Cũng có ý kiến nói rằng, nếu 4 bệnh viện, 4 công ty dược như vậy thì sinh viên sẽ đi như thế nào? Điều này tôi có thể khẳng định: Trường chúng tôi có 2 cơ sở: Hà Nội và Từ Sơn (Bắc Ninh), có 8 ô tô hàng ngày vẫn chuyển hàng nghìn sinh viên, giảng viên đi lại giữa các cơ sở, do đó, chuyện di chuyển 1 – 2 chục cây số là bình thường.

- Nếu dạy ngành Y thì cần phải có nhà xác để thực hiện giải phẫu người, trong khi đó trường lại không có?

Hiện nay, chỉ có hai cơ sở đào tạo Y dược lớn cả nước mới có nhà xác, còn các trường khác chủ yếu thực tập trên mô hình. Chúng tôi sẽ có cách để dạy giải phẫu.

Nhận hồ sơ ở mức 20 điểm

- Đã chính thức nhận được quyết định được phép mở ngành, vậy dự kiến bao giờ trường bắt đầu tuyển sinh? Kế hoạch tuyển sinh cụ thể sẽ như thế nào?

Chắc chúng tôi sẽ tuyển sinh vào đợt tháng Giêng, tháng 2. Hiện nhà trường đang làm thủ tục xin phép về việc tuyển sinh này.

Chúng tôi cũng đề nghị với Bộ là dựa vào tổ hợp gồm Toán, Lý, Hóa, Sinh, 4 môn đó chọn lấy 3 môn để đào tạo Y và Dược.

Về điểm nhận hồ sơ, chúng tôi đang đề nghị lấy điểm nhận hồ sơ từ 20 điểm trở lên, sau đó chọn từ cao xuống thấp.

- Mức điểm 20 liệu có thấp so với một ngành đặc thù như Y – Dược?

Có người cho rằng 20 điểm là thấp. Tôi thấy, để đạt được 20 điểm với học sinh phổ thông phải học nghiêm túc mới đạt được.

Bên cạnh đó, dù đầu vào quan trọng, nhưng chúng tôi cho rằng quá trình đào tạo, quá trình học của sinh viên quan trọng hơn.

Để ra trường, ít nhất một sinh viên học ĐH 4 năm phải thi 50 – 60 lần mời đạt được đầu ra. Chỉ cần 1 học phần không đỗ thì chưa được cấp bằng tốt nghiệp.

Nên tôi cho rằng, đầu vào 20 điểm là chọn được sinh viên nghiêm túc, giỏi hay không còn phục thuộc vào quá trình sinh viên phấn đấu và quá trình dạy. Vì phải mất 6 năm mới đào tạo được một bác sĩ.

- Nhà trường dự kiến mức học phí như thế nào?

Chúng tôi chưa có kinh nghiệm nên thực hiện tham khảo các trường khác. Và theo tham khảo của chúng tôi, về ngành Dược, trường thấp nhất lấy học phí 1,8 triệu/tháng, có trường còn lấy đến 3,5 triệu.

Còn ngành Y ngoài công lập, tôi biết có Trường ĐH Duy Tân lấy học phí là 5 triệu đồng/tháng.

Chúng tôi cũng tham khảo học phí đào tạo Y – Dược của Nhật Bản thì thấy, các trường đào tạo ngành Kinh tế họ lấy 9 nghìn đô cho 1 năm học; ngành Dược lấy gần 16 nghìn đô/năm học, gấn 1,7 lần ngành Kinh tế; ngành Y họ lấy trên 33,5 nghìn đô, gấp khoảng trên 2 lần ngành Dược. Tôi quan tâm đến tỷ lệ này.

Ngành Y – Dược có mức học phí cao như vậy bởi 1 GS hướng dẫn khoảng 10 sinh viên nên chi phí cho giáo viên rất lớn, bên cạnh đó còn chi phí thí nghiệm, đưa đón đến bệnh viện, đến công ty dược… Nói chung đào tạo 2 ngành này rất công phu. Nghề Y là nghề cực kỳ phức tạp, tinh vi, liên quan đến sinh mệnh con người nên các nước họ đều đào tạo rất công phu. Và công phu như vậy thì chắc chắn học phí phải cao.

Các trường dược nên nghĩ đến chuyện 30.000 nhà thuố.c hiện nay không có dược sĩ

PGS.TS Lê Văn Truyền – nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế – Chủ nhiệm khoa Dược Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội lý giải thêm về việc nhà trường dự kiến lấy điểm nhận hồ sơ là 20 điểm.

Theo đó, PGS cho rằng: Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội không hướng tới đào tạo đội ngũ dược sĩ chủ yếu làm công tác nghiên cứu, chế tạo thuố.c mới như khoa Y – Dược của ĐHQG Hà Nội.

Hiện chúng ta có 30 nghìn hiệu thuố.c và không hiệu thuố.c nào có dược sĩ thực sự nào tư vấn cho người mua. Tôi nghĩ các trường dược nên nghĩ đến chuyện 30.000 nhà thuố.c hiện nay không có dược sĩ hơn là đòi hỏi những dược sĩ này phải làm việc trong những phòng nghiên cứu khoa học.

90 triệu dân cần vài chục nghìn dược sĩ có mặt ở các hiệu thuố.c. Nếu sản xuất ra nhiều thuố.c mà dân uống thuố.c không được hướng dẫn như ở các hiệu thuố.c hiện nay là lợi bất cập hại. Do đó, nên có một cái nhìn uyển chuyển hơn

.Mấy hôm nay tôi có đọc báo, các ý kiến đều lo lắng về chất lượng, đó là điều quá đúng.

Nhưng rõ ràng số lượng sẽ tạo nên chất lượng, chất lượng không phải từ con số 0. Ta chê việc đào tạo tuyến xã quá kém, nhưng chắc chắn người ở tuyến xã được đào tạo 6 năm sẽ hơn anh lang băm. Không nên so sánh bác sĩ tuyến xã, huyện với các GS ở Bệnh viện Bạch Mai.

Bên cạnh đó, bằng ĐH là điều kiện cần nhưng chưa đủ vì người dược sĩ muốn hành nghề phải có chứng chỉ hành nghề và điều kiện có chứng chỉ cũng rất khắt khe.

Đó là chưa kể, sau mỗi 5 năm, cơ quan quản lý về y tế sẽ kiểm tra lại để xem xét có cấp thêm một chu kỳ nữa hay không.

Đó là rào cản về kỹ thuật để những dược sĩ, bác sĩ tốt nghiệp ra trường phải đạt đến dưới sự kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước mới được “đụng” đến người bệnh, hay tư vấn người bệnh sử dụng thuố.c.

Theo GD&TĐ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin đang nóng

Diddy chính thức nhận án tù, trả giá cho tội ác kinh hoàng, rúng động toàn cầu
14:31:02 30/09/2024
Cô giáo xin ủng hộ tiề.n mua máy tính: "Tôi không dỗi phụ huynh"
15:14:14 30/09/2024
Vụ sạt lở trên quốc lộ ở Hà Giang: Tìm thấy th.i th.ể người đàn ông mất tích khi đang livestream
15:45:36 30/09/2024
Bóc giá outfit Nguyễn Phương Hằng, số tiề.n nữ CEO dát lên người làm CĐM sốc nặng
17:14:31 30/09/2024
Bà Phương Hằng rao bán kim cương 1000 tỷ, nói lý do không bao giờ livestream
15:32:12 30/09/2024
Bão Krathon mạnh cấp 15, sẽ đi vào Biển Đông?
13:33:26 30/09/2024
Vân Quang Long qua đời 4 năm, bố mẹ vẫn chưa hết đau, nghẹn lòng kể cuộc sống
13:27:17 30/09/2024
Con trai Diddy lộ bản chất, từng bị kiện vì những hành vi xấu y hệt bố ruột
14:06:08 30/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Ba nhân vật không xuất phát từ các tựa game kinh dị nhưng lại gây "ám ảnh" nhất đối với người chơi

Mọt game

19:03:42 30/09/2024
Thiết kế nhân vật có thể tạo nên một trò chơi thú vị, hoặc phá vỡ chúng vì đơn giản, các nhân vật luôn là yếu tố chính làm nên thành công của bất kỳ trò chơi nào. Điều này đặc biệt đúng với các trò chơi kinh dị

BabySoul (Lovelyz): Rã nhóm lập tức đổi nghệ danh, tổ chức concert solo dằn mặt

Sao châu á

18:56:32 30/09/2024
BabySoul là nữ idol từng là thành viên của nhóm nhạc đình đám Kpop là Lovelyz. Mong phong cách trong veo, ngọt ngào, hình tượng của BabySoul cùng nhóm thời điểm chưa tan rã đã gây đốn tim biết bao fan Kpop.

Xemesis đi du lịch chọn toàn resort đắt nhất Việt Nam, từ hẹn hò đến trăng mật đều không ngoại lệ

Netizen

18:50:10 30/09/2024
Không chỉ nổi tiếng là một streamer có khả năng kinh doanh, Xemesis còn thường xuyên khiến dân tình trầm trồ trước những chuyến du lịch vô cùng sang chảnh.

Nguy cơ sạt lở ở miền núi Quảng Trị đ.e dọ.a cuộc sống người dân

Tin nổi bật

18:22:54 30/09/2024
Các địa phương tăng cường theo dõi diễn biến mưa lũ, cung cấp thường xuyên thông tin cảnh báo, dự báo và chỉ đạo, hướng dẫn người dân chủ động phòng ngừa, ứng phó hiệu quả với nguy cơ trượt, lở đất, đá.

Hôm nay nấu gì: Cả nhà chán cơm, vợ nấu bữa này ai cũng thèm ăn trở lại

Ẩm thực

18:11:34 30/09/2024
Cả nhà chán cơm, vợ nấu bữa này ai cũng thèm ăn trở lại. Bữa cơm có món nào cũng ngon và hấp dẫn chẳng ai có thể cưỡng lại được.

Xếp hạng may mắn của 12 con giáp ngày 1/10/2024: Tuổ.i Thìn và Dậu có vận may tốt

Trắc nghiệm

18:00:38 30/09/2024
Xếp hạng may mắn 12 con giáp hôm nay 1/10. Đâu là con giáp may mắn nhất hôm nay? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Tóm dính cặp đôi Vbiz "phim giả tình thật" hẹn hò ở nước ngoài, để lộ bằng chứng khó chối cãi

Sao việt

17:35:45 30/09/2024
Võ Cảnh không đăng ảnh ở Pháp mà chỉ cập nhật hình ảnh ở TP.HCM. Tuy nhiên bức ảnh chung với Thúy Ngân đã lật tẩy nam diễn viên

Biệt thự trên sườn núi dốc, nhìn ra sân golf ở Tam Đảo

Sáng tạo

17:30:50 30/09/2024
Ngôi nhà nằm trên một sườn núi dốc, nhìn ra một thung lũng rộng lớn với tầm nhìn ra sân golf và dãy núi Tam Đảo. Địa hình dốc mang đến tầm nhìn tuyệt đẹp nhưng đặt ra thách thức về thiết kế liên quan đến khả năng tiếp cận ở độ cao như v...

Đi giữa trời rực rỡ - Tập 44: Như đi khám thai tình cờ gặp Chải

Phim việt

17:30:47 30/09/2024
Như sau đó đã đi siêu âm khám thai. Xong khi khám xong, Như đặt xe ôm công nghệ để về, không ngờ tài xế nhận cuốc xe đó lại chính là Chải.

Tác dụng của củ nghệ với một số bệnh ngoài da thường gặp

Sức khỏe

17:26:46 30/09/2024
Tuy nhiên, một số tinh dầu có đặc tính kháng khuẩn như dầu cây trà, đinh hương, dầu neem và nghệ cũng đã được chứng minh là làm giảm tỷ lệ sống sót của loài ve này.