Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn dự kiến tuyển 1850 chỉ tiêu
Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội vừa công bố phương án dự kiến tuyển sinh đại học chính quy năm 2020.
Theo đó, năm 2020, trường xét tuyển 1.850 chỉ tiêu cho 31 ngành/chương trình đào tạo, trong đó có 02 ngành học mới là ngành Hàn Quốc học và ngành Văn hóa học cùng với 01 chương trình đào tạo chất lượng cao mới (thu học phí tương ứng với chất lượng đào tạo) là Quốc tế học (QHX43)
Đối tượng tuyển sinh
Học sinh đã tốt nghiệp THPT và có kết quả kỳ thi THPT năm 2020 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào cho từng tổ hợp bài thi/môn thi xét tuyển do Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn quy định.
Thí sinh có chứng chỉ quốc tế của Trung tâm Khảo thí Đại học Cambridge, Anh (Cambridge International Examinations A-Level, UK; gọi tắt là chứng chỉ A-Level) đáp ứng quy định của ĐH Quốc gia Hà Nội (kết quả 3 môn thi theo các khối thi quy định của ngành đào tạo tương ứng đảm bảo mức điểm mỗi môn thi đạt từ 60/100 điểm trở lên).
Ảnh minh họa. Hải Nam.
Thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ) đáp ứng quy định của ĐH Quốc gia Hà Nội (kết quả kỳ thi SAT đạt 1100/1600 hoặc 1450/2400 điểm trở lên).
Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 5.5 trở lên hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương đáp ứng quy định của ĐH Quốc gia Hà Nội.
Học sinh hệ chuyên của các trường THPT chuyên thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội và các trường THPT chuyên được Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn phân bổ chỉ tiêu xét tuyển thẳng.
Thí sinh thuộc diện xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của ĐH Quốc gia Hà Nội đáp ứng quy định của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (học sinh giỏi quốc gia, học sinh đạt giải cuộc thi KH-KT quốc gia, học sinh khuyết tật đặc biệt nặng,…)
Phương thức tuyển sinh
Video đang HOT
Với đối tượng xét tuyển theo kết quả thi THPT năm 2020
Xét tuyển kết quả thi THPT năm 2020 theo tổ hợp các môn/bài thi đã công bố của Trường. Điểm trúng tuyển xác định theo từng tổ hợp các bài thi/môn thi xét tuyển.
Thí sinh được đăng ký xét tuyển không giới hạn số nguyện vọng, số trường/ngành và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).
Thí sinh được xét tuyển bình đẳng theo kết quả thi, không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký nhưng mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển vào một nguyện vọng ưu tiên cao nhất trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký.
Điểm xét tuyển của từng tổ hợp xét tuyển là tổng điểm các bài thi/môn thi theo thang điểm 10 và cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực (nếu có).
Lưu ý: Thí sinh xét tuyển theo kết quả thi THPT đăng ký nguyện vọng xét tuyển cùng với đăng ký dự thi THPT tại địa phương (tại trường THPT đang học với học sinh tốt nghiệp năm 2020, tại các địa điểm thu hồ sơ thí sinh tự do với học sinh đã tốt nghiệp trước năm 2020), không phải nộp hồ sơ đăng ký về Trường ĐHKHXH&NV.
Với các đối tượng tuyển sinh khác: Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn sẽ có hướng dẫn cụ thể sau khi chính thức công bố Đề án tuyển sinh đại học chính quy năm 2020 (dự kiến ngày 15/5/2020).
Các chương trình đào tạo chất lượng cao (Báo chí – QHX40, Khoa học quản lý – QHX41, Quản lý thông tin – QHX42, Quốc tế học – QHX43): Thí sinh phải đảm bảo điều kiện môn Ngoại ngữ (tiếng Anh) của kì thi THPT quốc gia năm 2020 đạt tối thiểu điểm 4.0 trở lên (theo thang điểm 10) hoặc có các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tương đương theo quy định của Bộ GD-ĐT và ĐH Quốc gia Hà Nội.
Môn thi/bài thi các tổ hợp xét tuyển:
A01 – Toán, Vật Lý, Tiếng Anh; C00 – Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí; D01 – Toán học, Ngữ văn, Tiếng Anh; D04 – Toán học, Ngữ văn, Tiếng Trung; D06 – Toán học, Ngữ văn, Tiếng Nhật; D78 – Ngữ văn, KHXH, Tiếng Anh; D83 – Ngữ văn, KHXH, Tiếng Trung.
Trường cũng lưu ý: Ngành Đông phương học: Từ năm 2020, ngành Đông phương học gồm có 3 chuyên ngành: Ấn Độ học, Thái Lan học và Trung Quốc học. Sau học kỳ đầu tiên, khoa Đông phương học sẽ thực hiện chia chuyên ngành cho sinh viên năm nhất ngành Đông phương học dựa trên nguyện vọng và kết quả học tập của sinh viên ở học kỳ đầu tiên.
Đào tạo cùng lúc hai chương trình đào tạo (bằng kép):
Sau khi học hết năm thứ nhất, sinh viên chính quy của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn có cơ hội học thêm một ngành thứ hai là một trong các ngành sau:
Ngành Báo chí, ngành Khoa học quản lí, ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, ngành Quản trị văn phòng, ngành Quốc tế học và ngành Tâm lý học của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Ngành Ngôn ngữ Anh, ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc, ngành Ngôn ngữ Nhật, ngành Ngôn ngữ Trung Quốc của Trường Đại học Ngoại ngữ.
Ngành Luật học của Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội.
Sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo của cả hai ngành sẽ được nhận hai bằng cử nhân chính quy.
Quy định về ngoại ngữ:
Sinh viên các ngành dưới đây bắt buộc phải tích lũy tín chỉ các học phần Tiếng Anh (thuộc khối kiến thức chung trong chương trình đào tạo) để đáp ứng điều kiện được tiếp tục học Tiếng Anh chuyên ngành: Quốc tế học, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn, Quản lý thông tin, Việt Nam học.
Sinh viên ngành Hán Nôm bắt buộc phải học ngoại ngữ (thuộc khối kiến thức chung trong chương trình đào tạo) là tiếng Trung.
Sinh viên các chương trình đào tạo chất lượng cao (Báo chí – QHX40, Khoa học quản lý – QHX41, Quản lý thông tin – QHX42, Quốc tế học – QHX43) bắt buộc phải học ngoại ngữ là tiếng Anh.
Đại học Quốc gia Hà Nội lên phương án cho kỳ thi tuyển sinh riêng
Đại học Quốc gia Hà Nội đã lên phương án sẵn sàng tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng nếu Bộ GD-ĐT không tổ chức thi THPT quốc gia năm 2020.
Sinh viên Trường đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội - Ảnh Ngọc Diệp
Đại học Quốc gia Hà Nội vừa thông báo, đại học này đã lên phương án sẵn sàng tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng trong trường hợp Bộ GD-ĐT không tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2020.
Theo kế hoạch tuyển sinh Đại học Quốc gia Hà Nội đã công bố trước đó, năm 2020, các đơn vị trực thuộc đại học này thực hiện tuyển sinh đại học chính quy theo các phương thức xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia năm 2020 theo tổ hợp các môn thi/bài thi tương ứng và xét tuyển thẳng thí sinh có các chứng chỉ quốc tế hoặc có kết quả của các kỳ thi chuẩn hóa quốc tế.
Tuy nhiên, hôm nay, 17.4, Ban Tuyển sinh Đại học Quốc gia Hà Nội đã quyết định, trong trường hợp kỳ thi THPT quốc gia không thể tổ chức được theo kế hoạch, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ triển khai kỳ thi tuyển sinh riêng theo hình thức đánh giá năng lực rút gọn. Nội dung thi gồm hợp phần thi môn toán - hợp phần (hoặc bài luận) môn ngữ văn, ngoại ngữ... để xét tuyển.
Thí sinh được sơ loại kết quả học tập bậc THPT trước khi dự kỳ thi riêng của Đại học Quốc gia Hà Nội. Thông tin chi tiết về việc đăng ký và điều kiện dự thi sẽ được thông báo trước ngày 30.5.
Trường hợp phải tiếp tục cách ly xã hội đến tháng 8, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ xem xét việc xét tuyển thí sinh dựa trên kết quả học tập bậc THPT kết hợp với các hình thức kiểm tra đánh giá từ xa.
Đại học Quốc gia Hà Nội vẫn giữ phương án xét tuyển thẳng gồm: thí sinh có các chứng chỉ quốc tế hoặc có kết quả của các kỳ thi chuẩn hóa quốc tế, thí sinh có chứng chỉ quốc tế của Trung tâm Khảo thí Đại học Cambridge, Anh (Cambridge International Examinations A-Level, UK; gọi tắt là chứng chỉ A-Level); thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Mỹ) đạt điểm theo quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Đại học Quốc gia Hà Nội; thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 5.5 trở lên hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương và có tổng điểm 2 môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển đạt tối thiểu 12 điểm (trong đó bắt buộc có môn toán hoặc môn văn).
Các tiêu chí xét tuyển thẳng được công bố vào đầu tháng 5.
Năm 2020, Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển sinh 10.320 chỉ tiêu với 131 ngành/chương trình đào tạo, trong đó có 14 ngành đào tạo mới thích nghi với thị trường lao động mới.
Nhiều ngành học mới được thiết kế phục vụ đào tạo nguồn nhân lực liên quan trực tiếp đến cuộc cách mạng chuyển đổi số và các vấn đề mới như: khoa học dữ liệu, kỹ thuật điện tử và tin học; khoa học và công nghệ thực phẩm; công nghệ tích hợp giám sát tài nguyên và môi trường; marketing, Nhật Bản học, điều dưỡng, giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học...
Quý Hiên
Hành trình vào Ivy League: Ai sẽ là người hợp với nhóm trường "tinh hoa"? Nói về Ivy League, ở Mỹ có một luật ngầm là sinh viên trường Ivy League không bao giờ nên tự khoe về trường của mình, bởi nhiều người coi đây là trường của tầng lớp thượng lưu hay tinh hoa (elite)... Vậy có phải chỉ con cháu nhà Tổng thống, quan chức hay học giỏi xuất chúng thì mới nên vào trường...