Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn miễn học phí toàn bộ khóa học cho nữ sinh nghèo xứ Nghệ
Sau khi báo Dân trí đăng bài viết: “Nước mắt rơi đẫm trên giấy báo nhập học của nữ sinh nghèo xứ Nghệ”, tối ngày 20/8, Hiệu trưởng trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn – ĐH Quốc gia Hà Nội đã quyết định miễn học phí toàn bộ khóa học cho nữ sinh này.
Giấy báo trúng tuyển đại học của nữ sinh nghèo xứ Nghệ – Trần Thị Hồng Ngọc
Trao đổi với PV Dân trí tối ngày 20/8, GS.TS Phạm Quang Minh, Hiệu trưởng trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn – ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, sau khi đọc bài viết trên báo Dân trí về hoàn cảnh của em Trần Thị Hồng Ngọc, học sinh lớp 12C1, Trường THPT Nghi Lộc 4, Nghệ An đã trúng tuyển vào ngành Báo chí của trường nhưng do nhà nghèo không có điều kiện theo học.
Ban lãnh đạo nhà trường đã quyết định miễn học phí toàn bộ khóa học, đồng thời hỗ trợ chỗ ở miễn phí tại ký túc xá nhà trường cho em trong suốt khóa học.
Bên cạnh đó, sau mỗi học kỳ, nhà trường thực hiện xét các học bổng cho sinh viên nghèo vượt khó theo quy định và sẽ ưu tiên giúp đỡ em Ngọc.
Nhà em Ngọc tại xã Nghi Tiến, huyện Nghi Lộc, Nghệ An
Video đang HOT
Được biết, ngay trong tối ngày 20/8, thầy Hoàng Anh Tuấn, Phó Hiệu trưởng nhà trường đã gửi thư tới nữ sinh Trần Thị Hồng Ngọc thông báo quyết định trên để Ngọc kịp nhập học vào ngày 22/8 tới.
Như Dân trí đã đưa tin, nữ sinh nghèo Trần Thị Hồng Ngọc (SN 2001, trú tại xóm 7, xã Nghi Tiến, huyện Nghi Lộc, Nghệ An, cựu học sinh lớp 12C1, Trường THPT Nghi Lộc 4), trong kỳ thi THPT quốc gia vừa qua, 3 môn xét tuyển khối C em đã đạt 26,5 điểm (chưa cộng điểm ưu tiên) và trúng tuyển vào ngành Báo chí trường Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội. Tuy nhiên, do hoàn cảnh éo le của gia đình đã khiến Ngọc không thể nhập học.
Em Trần Thị Hồng Ngọc và mẹ
Bà Hạt, mẹ của Ngọc khi ngoài 20 tuổi không may gặp tai nạn trong lúc cùng đoàn thanh niên địa phương làm việc. Bà bị một thân cây lớn đè lên người, cánh tay bên trái dập nát phải cắt bỏ đến vai.
Cũng vì thế bà không thể làm được những công việc bình thường, người phụ nữ với một cánh tay bị cụt lầm lũi sống qua ngày đoạn tháng trong cái nghèo cái khổ từ đó.
Vượt lên những điều tiếng của xã hội, bà Hạt đánh liều tự “xin” cho mình một đứa con với hi vọng làm chỗ dựa lúc tuổi già. Ước nguyện thành hiện thực, bà mang bầu rồi tự mình vượt cạn, hạnh phúc ngọt ngào ngày Hồng Ngọc chào đời.
Một mình người mẹ tật nguyền, chịu biết bao vất vả để nuôi Ngọc ăn học. Hàng ngày, ngoài giờ đi học, Ngọc thay vì đến những lớp học thêm, em lại ra đồng giúp mẹ trồng thêm luống rau để đem đi chợ bán, hay xin đi làm thuê tại những quán ăn gần nhà để kiếm thêm chút tiền lẻ hai mẹ con trang trải cuộc sống. Khó khăn thiếu thốn là thế nhưng 12 năm học, Ngọc đều đạt học sinh giỏi toàn diện.
Nhưng oái ăm thay, ngày chuẩn bị bước vào kỳ thi THPT quốc gia cũng là lúc Hồng Ngọc biết mẹ mình mắc phải căn bệnh ung thư tuyến giáp ở giai đoạn cuối, lúc này tinh thần em suy sụp rất nhiều. Giấc mơ đại học thoát nghèo của Ngọc gần như tan vỡ.
Ngọc vừa học tập, vừa làm thuê, vừa chăm sóc mẹ bị bệnh ung thư
Chiều ngày 20/8, Dân trí đã đăng bài viết về hoàn cảnh của Ngọc với hi vọng sự chung tay của tất cả mọi người, xã hội sẽ không để một học sinh với nghị lực phi thường như Ngọc phải nghỉ học ở nhà, để người mẹ nghèo có thể tiếp tục điều trị căn bệnh ung thư nhìn con gái viết tiếp giấc mơ.
Hy vọng, với sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng và trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia Hà Nội, ngày 22/8 tới, nữ sinh Trần Thị Hồng Ngọc có mặt tại Hà Nội để làm thủ tục nhập học.
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
Đề xuất thay đổi diện được miễn học phí học trung cấp
Bộ LĐ-TB&XH vừa đưa ra lấy ý kiến dự thảo sửa đổi một số điểm Thông tư liên tịch 09/2016, với đề xuất thay đổi nhóm đối tượng học sinh trung cấp được miễn học phí.
Đề xuất thay đổi diện được miễn học phí học trung cấp.
Theo Thông tư liên tịch 09/2016, người tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trình độ trung cấp được miễn học phí (kể cả trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp).
Tuy nhiên, thực tế phát sinh ngoài dự kiến một số đối tượng, làm tăng chi ngân sách nhà nước hỗ trợ miễn học phí, như học sinh đang học cấp 3, hoặc đang học văn hóa tại các trung tâm giáo dục thường xuyên vẫn đồng thời đi học trung cấp và được miễn học phí.
Vì vậy, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất sửa đổi quy định trên theo hướng: "Người tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trình độ trung cấp và không học qua các trình độ đào tạo khác, sẽ được miễn học phí".
Đề xuất trên nhằm phân luồng giáo dục, khuyến khích học sinh tốt nghiệp THCS không học tiếp lên THPT mà chuyển sang học trung cấp, theo Đề án "Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025". Đồng thời tiết kiệm chi phí cho xã hội.
LÊ HỮU VIỆT
Theo Tiền phong
Trăn trở của phụ huynh "già" có con vừa đỗ Đại học: Lúc con ra trường bố mẹ đã 70 tuổi, con phải cố gắng vì bố mẹ không thể theo con suốt cuộc đời Khi nhắc đến công lao dưỡng dục của các đấng sinh thành thì không một mỹ từ nào có thể diễn tả hết được. Đặc biệt, đến mùa thi cử nhập học của các sĩ tử, ta lại càng thấu hiểu thêm được tình thương bao la ấy khi chứng kiến những hình ảnh đầy lo lắng nhọc nhằn của các bậc phụ...