Trường ĐH Hà Nội tuyển sinh 2 ngành học mới
Tại ngày hội thông tin tuyển sinh Openday 2019 được tổ chức ngày 10/3, trường ĐH Hà Nội cho biết, năm nay, trường tuyển sinh thêm 2 ngành mới là cử nhân truyền thông đa phương tiện và cử nhân Marketing.
thí sinh tham khảo thông tin tại các gian hàng của trường
Theo ông Phạm Ngọc Thạch, Phó hiệu trưởng nhà trường, mỗi ngành sẽ tuyển 50 chỉ tiêu và phương thức xét tuyển là kết quả thi THPT quốc gia tổ hợp Toán, Văn, Anh (D01).
Ông Phạm Ngọc Thạch cho hay ngành học ứng dụng Công nghệ thông tin trong việc sáng tạo, thiết kế và phát triển những sản phẩm, dịch vụ đa phương tiện và tương tác cho các lĩnh vực truyền thông (quảng cáo, truyền hình…), kinh doanh (marketing, thương mại điện tử …), giáo dục (đào tạo trực tuyến, thực tại ảo…), giải trí (trò chơi điện tử, phim, âm nhạc …).
Chương trình được xây dựng khoa học, các học phần được chuyển dịch dần dần từ cơ bản đến nâng cao trong suốt 04 năm học. Giáo trình Marketing 100% từ Anh và Mỹ, được chọn lọc và tối ưu hóa để phù hợp với thực tế nhu cầu của thị trường nhân lực Marketing tại Việt Nam với những đòi hỏi ngày càng khắt khe và mang tính cập nhật cao. Vì vậy, người học được tiếp cận kiến thức Marketing chuẩn quốc tế với những ứng dụng và minh họa thực tiễn tại Việt Nam.
Đặc biệt, người học được rèn luyện khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo và chuyên nghiệp liên tục trong suốt 04 năm học, trải qua rất nhiều các hoạt động (đọc hiểu giáo trình, nghe giảng, thuyết trình, phản biện, làm việc nhóm, viết báo cáo, vượt qua các kỳ kiểm tra đánh giá…) Đây là lợi thế đã được nhiều thế hệ cựu sinh viên và các nhà tuyển dụng đánh giá rất cao khi nói về các chương trình đào tạo của Trường Đại học Hà Nội.
Như vậy, ông Phạm Ngọc Thạch cho rằng thế mạnh của sinh viên ĐH Hà Nội khi tốt nghiệp ngành này đó là ngoài kiến thức, kỹ năng chuyên nghiệp, họ còn sử dụng thành thạo từ 1 đến 2 ngoại ngữ.
Ngoài ra, năm nay, trường ĐH Hà Nội tuyển sinh 3 chương trình chất lượng cao: Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Hàn Quốc, Ngôn ngữ Italia bên cạnh 11 chương trình ngôn ngữ đại trà.
Video đang HOT
Tham gia ngày hội, thí sinh còn được lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo các khoa giải đáp các thắc mắc, băn khoăn liên quan đến các ngành đào tạo của trường.
NGHIÊM HUÊ
Theo Tiền phong
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: "Công nghệ tạo đột phá quan trọng trong đổi mới giáo dục"
Công nghệ giáo dục đang xóa dần khoảng cách vùng miền, quốc gia trong tiếp cận giáo dục, giúp mọi người dễ dàng học tập mọi lúc, mọi nơi theo điều kiện, sở thích và mong muốn. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin sẽ tạo nên những đột phá quan trọng trong triển khai đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh điều này khi phát biểu khai mạc Triển lãm quốc tế về công nghệ giáo dục -Bess 2019 diễn ra sáng nay tại TPHCM.
Ứng dụng công nghệ sẽ tạo những đột phá quan trọng trong đổi mới giáo dục
Theo bộ trưởng, sự phát triển của công nghệ ngày càng có những tác động đến ngành giáo dục theo hướng tích cực. "Ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp một học sinh ở vùng sâu vùng xa được tiếp cận với những bài giảng của giáo viên ở thành thị; hay một sinh viên đang học tập ở Việt Nam có thể được nghe trực tiếp bài giảng của những giáo sư từ các trường đại học danh tiếng trên thế giới thông qua mạng internet. Một tiết học cũng trở nên phong phú, sinh động, hấp dẫn, tạo hứng thú hơn với người học bởi những phần mềm mô phỏng, các thí nghiệm ảo, phần mềm dạy học, nội dung số...", ông Nhạ dẫn chứng.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu khai mạc Triển lãm Công nghệ giáo dục quốc tế BESS 2019
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh, "công nghệ giáo dục đang xóa dần khoảng cách vùng miền, quốc gia trong tiếp cận giáo dục, giúp mọi người dễ dàng học tập mọi lúc, mọi nơi, học tập theo điều kiện, sở thích và mong muốn. Công nghệ cũng giúp việc quản lý giáo dục khoa học và minh bạch hơn; các cơ sở dữ liệu ngành, công nghệ dữ liệu lớn (big data) giúp công tác dự báo chính xác hơn, việc ban hành và thực thi chính sách giáo dục hiệu quả hơn".
Trước xu hướng phát triển ngày càng nhanh của công nghệ và trước yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0, ông Nhạ khẳng định "ngành giáo dục nhận thức rằng, đẩy mạnh các hoạt động dạy và học ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh) và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) sẽ tạo nên những đột phá quan trọng trong triển khai đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo".
80% trường học đã áp dụng phần mềm quản lý trực tuyến
Cũng theo lãnh đạo ngành giáo dục, từ năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025", đây là một trong những giải pháp trong Chương trình hành động của Chính phủ nhằm triển khai đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, làm cơ sở pháp lý quan trọng để các bộ ngành, địa phương ưu tiên đầu tư ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo có hiệu quả.
Lãnh đạo bộ GD-ĐT cho biết, ngành giáo dục đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để tạo đột phá trong triển khai đổi mới căn bản toàn diện giáo dục
Thành quả đạt được đến nay, toàn ngành đã xây dựng được cơ sở dữ liệu lưu trữ thông tin chi tiết của gần 52.000 trường mầm non và phổ thông với hơn 1,5 triệu giáo viên, 24 triệu học sinh. "Đây là kho dữ liệu lớn rất tin cậy phục vụ công tác quy hoạch và quản lý ngành", ông Nhạ khẳng định. Bên cạnh đó, 80% trường học đã áp dụng phần mềm quản lý nhà trường trực tuyến. Bộ GD-ĐT đã triển khai thành công hệ thống quản lý hành chính điện tử (e-office) và kết nối quản lý tới 63 Sở GD-ĐT và hơn 300 cơ sở đào tạo; cổng dịch vụ công trực tuyến được đưa vào sử dụng với 20 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4.
Chia sẻ tiếp, bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết: "Ngành Giáo dục cũng đang tích cực tham gia xây dựng Hệ Tri thức Việt số hóa của Chính phủ, qua đó hơn 5.000 bài giảng trong chương trình giáo dục phổ thông đã được số hóa dưới dạng thức e-learning và cung cấp trực tuyến. Ngân hàng trắc nghiệm trực tuyến xây dựng, hệ thống luận văn, luận án được số hóa; xây dựng kho học liệu số phục vụ dạy học được xây dựng chính từ sự đóng góp và chia sẻ của giáo viên trên toàn quốc.
Đặc biệt, Bộ GD-ĐT đã ban hành chính sách đào tạo đặc thù về nguồn nhân lực công nghệ thông tin đảm bảo phát triển mạnh cả về số lương và chất lượng. Môn Tin học đã được đưa vào giảng dạy từ lớp 3 trong chương trình giáo dục phổ thông. Thông qua việc bồi dưỡng giáo viên sử dụng thành thạo CNTT, đến nay hơn 60% giáo viên có thể ứng dụng được CNTT trong dạy học, trong đó 22% giáo viên có thể tự soạn được bài giảng e-learning trực tuyến".
Các học sinh tham gia trải nghiệm các công nghệ tại triển lãm diễn ra sáng ngày 5/3
Cũng theo Bộ trưởng, thời gian tới, ngành giáo dục sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp cụ thể để đẩy mạnh áp dụng công nghệ tiên tiến vào giáo dục đào tạo. Đây sẽ là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục.
Tập trung rà soát và ban hành các chính sách để tạo hành lang pháp lý để triển khai có hiệu quả các mô hình trường học điện tử, lớp học thông minh, sổ điểm, học bạ điện tử, học điện tử (e-learning). Bộ GD-ĐT cũng sẽ tăng cường các giải pháp nhằm thúc đẩy hợp tác và chuyển giao công nghệ giáo dục với các đối tác trong và ngoài nước, nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục được tiếp cận với công nghệ giáo dục mới, tiên tiến, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
Triển lãm công nghệ giáo dục quốc tế BESS Vietnam 2019 diễn ra trong hai ngày 5-6/3 tại TPHCM là sự kiện đầu tiên Hiệp hội các nhà cung cấp công nghệ giáo dục Anh Quốc (BESA) và Cục Công nghệ thông tin và Cục Hợp tác quốc tế (Bộ GD-ĐT) tổ chức tại Việt Nam. Triển lãm thu hút gần 60 doanh nghiệp công nghệ giáo dục trong và ngoài nước tham gia, trong đó có 30 doanh nghiệp đến từ Anh quốc, Israel, Singapore... mang đến những sản phẩm và dịch vụ công nghệ giáo dục hàng đầu thế giới.
Đây là dịp mở ra nhiều cơ hội hợp tác giữa các đối tác trong và ngoài nước khi Bộ GD-ĐT đang đẩy mạnh triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Bên cạnh việc trưng bày, giới thiệu sản phẩm, trình diễn các mô hình công nghệ giáo dục hiện đại ứng dụng vào giáo dục, triển lãm còn có một chuỗi các hội thảo chuyên đề với chủ đề: Ứng dụng công nghệ trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy - học, kiểm tra đánh giá, đào tạo và bồi dưỡng giáo viên; Ứng dụng công nghệ trong quản lý và triển khai chính phủ điện tử ngành giáo dục và đào tạo; Ứng dụng công nghệ trong dạy và học ngoại ngữ; Khởi nghiệp sáng tạo, STEAM và trải nghiệm các công nghệ.
Lê Phương
Theo Dân trí
Triển lãm công nghệ giáo dục quốc tế tại Việt Nam BESS 2019 sẽ là sự kiện đầu tiên của Hiệp hội các nhà cung cấp công nghệ giáo dục Anh quốc (BESA) tại Việt Nam. Tiếp nối thành công của các sự kiện BETT London, BES châu Á tại Malaysia và BETT Dubai tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), ngày 5, 6/3, tại TP HCM, Hiệp hội các nhà...