Trường ĐH Đông Đô cấp phát văn bằng không đúng quy định: Trách nhiệm của Bộ GD-ĐT là gì?
Liên quan đến việc Hiệu trưởng trường Đại học Đông Đô bị bắt về tội “ Giả mạo trong công tác”, nguồn tin của Dân trí khẳng định, Trường Đại học Đông Đô không được Bộ GD-ĐT cấp phép đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh nhưng đã tổ chức tuyển sinh, đào tạo không đúng quy trình. Vậy trách nhiệm của Bộ GD-ĐT trong việc này là gì?
Thông tin với báo chí, ông Mai Văn Trinh – Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Bộ GD-ĐT cho hay, theo quy định hiện hành, các cơ sở giáo dục đại học được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm về việc quản lý và cấp phát văn bằng của mình. Bộ GD-ĐT với chức năng quản lý nhà nước về GD-ĐT định kỳ hoặc đột xuất thực hiện việc thanh tra, kiểm tra. Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục ĐH phải thực hiện chế độ báo cáo theo định kỳ.
Nguồn tin của Dân trí cho hay, theo quy định hiện hành thì các cơ sở giáo dục đại học được quyền tự chủ in phôi văn bằng, chứng chỉ theo mẫu do Bộ GD-ĐT quy định. Tuy nhiên, trường ĐH Đông Đô không tổ chức in phôi bằng mà mua phôi bằng từ Bộ GD-ĐT.
“Phôi bằng là giống nhau, trường đại học chịu trách nhiệm in thông tin trên văn bằng “, nguồn tin cho biết.
Trong khi đó, ông Mai Văn Trinh cũng cho biết thêm, hằng năm, các cơ sở giáo dục ĐH phải báo cáo Bộ GD-ĐT tổng số chỉ tiêu tuyển sinh của năm có người học được cấp văn bằng, chứng chỉ; số lượng thí sinh trúng tuyển và đã nhập học so với chỉ tiêu của năm đã được thông báo; số lượng người học đã tốt nghiệp so với số lượng thí sinh trúng tuyển và đã nhập học; số lượng phôi văn bằng, chứng chỉ đã in; số lượng phôi văn bằng, chứng chỉ đã sử dụng.
Theo Quy định hiện hành thì Bộ GD-ĐT vẫn là đơn vị cấp phép đào tạo văn bằng 2 cho phần lớn cơ sở đào tạo giáo dục đại học. Tuy nhiên cho đến nay Bộ GD-ĐT vẫn chưa công khai danh sách các trường được phép đào tạo văn bằng 2.
Tuy nhiên hiện nay, việc đào tạo văn bằng 2 của cơ sở giáo dục đại học vẫn thực hiện theo Quyết định số 22/2001/QĐ-BGDĐT của Bộ GD-ĐT, trong đó quy định rõ: Việc đào tạo bằng đại học thứ hai chỉ được thực hiện ở những cơ sở đào tạo được phép của Bộ GD-ĐT (hoặc của Đại học Quốc gia, Đại học Huế, Đại học Thái Nguyên, Đại học Đà Nẵng đối với các trường đại học thành viên, các khoa trực thuộc) ở những ngành đã được phép đào tạo hệ chính qui sau khi có ít nhất hai khoá chính qui của ngành đó tốt nghiệp.
Cơ sở đào tạo phải có văn bản đề nghị với Bộ GD-ĐT (qua Vụ Đại học và Vụ Kế hoạch và Tài chính) và với ĐH Quốc gia, ĐH Huế, ĐH Thái Nguyên, ĐH Đà Nẵng (đối với các cơ sở đào tạo trực thuộc Đại học). Trong văn bản cần nêu rõ số lượng đào tạo bằng đại học thứ hai cho từng ngành, qui mô hệ chính qui đang đào tạo của ngành này; điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo như đội ngũ giảng viên (số lượng, trình độ, tỷ lệ sinh viên/1giảng viên), trang thiết bị, cơ sở vật chất, tài liệu giảng dạy và học tập.
Video đang HOT
Trên cơ sở đề nghị của các cơ sở đào tạo, chỉ tiêu đào tạo đại học hệ chính qui hàng năm và các điều kiện bảo đảm chất lượng, Bộ GD-ĐT sẽ giao chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo bằng đại học thứ hai cho các cơ sở có đủ điều kiện. (Các Đại học giao chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo bằng đại học thứ hai cho các trường đại học thành viên và các khoa trực thuộc).
Tại điều 7, Quyết định 22/2001/QĐ-BGDĐT cũng yêu cầu: Chậm nhất là một tháng sau khi hoàn tất công tác tuyển sinh, cơ sở đào tạo phải gửi báo cáo danh sách tuyển sinh, và một tháng sau khi kết thúc mỗi khoá học, gửi báo cáo danh sách sinh viên được cấp bằng tốt nghiệp về Bộ GD-ĐT và Bộ chủ quản để theo dõi.
Như vậy, việc quản lý đào tạo và cấp phôi bằng đối với đối tượng học văn bằng hai là khá chặt chẽ nhưng không hiểu sao Trường ĐH Đông Đô vẫn có phôi bằng để hợp thức hóa hàng trăm văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh sai quy định.
Bộ GD-ĐT cũng khẳng định, trường ĐH Đông Đô chưa được cấp phép đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh. Song điều đáng nói, thủ đoạn của các đối tượng là đăng thông tin tuyển sinh công khai trên mạng internet, khi người có nhu cầu đến tìm hiểu thông tin thì trung tâm môi giới sẽ giới thiệu hình thức đào tạo “cấp tốc” thông qua cán bộ của Trường ĐH Đông Đô chèn hồ sơ học viên vào danh sách lớp đã học trước đó hoặc tổ chức một lớp riêng cho số học viên này.
Để hợp thức hóa sai phạm, Trường ĐH Đông Đô tổ chức thi đầu vào, thi hết học phần 27 tín chỉ và thi tốt nghiệp cho các học viên chỉ trong thời gian 1-2 ngày (học viên được phát giấy thi và đáp án để chép ngay tại chỗ) và được cấp bằng tốt nghiệp sau 3-6 tháng từ lúc nộp hồ sơ mà không phải đi học. Tiêu cực đã thả nổi thông qua “cò giáo dục” với mức dao động 40-50 triệu đồng/học viên.
Sai phạm này ở trường ĐH Đông Đô đã diễn ra một cách khá công khai và kéo dài.
Bên cạnh đó, tại Điều 36 Thông tư 19/2015/TT-BGDĐT về việc Ban hành Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân có đưa ra quy định: “Định kỳ hoặc đột xuất Bộ GD-ĐT tiến hành thanh tra, kiểm tra việc in, quản lý, cấp phát, sử dụng văn bằng, chứng chỉ đối với cơ sở giáo dục đại học tự in phôi văn bằng, chứng chỉ”. Tuy nhiên ở trường hợp này, Bộ GD-ĐT là đơn vị in phôi bằng để bán cho trường ĐH Đông Đô thì không rõ hàng năm đơn vị nào sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra Bộ GD-ĐT?
Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu và sớm thông tin đến bạn đọc.
Theo Dân trí
Ngày 14-7, công bố điểm thi THPT
Chậm nhất vào ngày 11-7, các trường phải hoàn thành việc chấm thi trắc nghiệm và gửi kết quả về Bộ GD-ĐT. Điểm thi THPT quốc gia sẽ được công bố đồng thời trên toàn quốc vào ngày 14-7
Chiều 1-7, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã chính thức công bố đáp án các môn thi trắc nghiệm sau khi các hội đồng thi THPT quốc gia quét xong bài thi trắc nghiệm và gửi dữ liệu gốc về Bộ GD-ĐT.
Hết sức cẩn trọng để tránh sự cố
Bốn ngày sau khi kỳ thi THPT quốc gia 2019 kết thúc, Bộ GD-ĐT mới công bố đáp án các môn thi trắc nghiệm. Lý giải về quy định này hoàn toàn khác với các năm trước, ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) - cho hay việc này là để bảo đảm các quy trình kỳ thi được diễn ra an toàn, hạn chế tối đa những tiêu cực liên quan. Trên thực tế, Bộ GD-ĐT lo ngại việc công bố đáp án ngay sau khi kỳ thi kết thúc có thể dẫn đến việc tẩy xóa kết quả thi để điền theo đáp án của Bộ GD-ĐT như đã từng xảy ra ở tỉnh Hòa Bình, Sơn La.
Cùng ngày, nhiều đoàn thanh tra chấm thi của Bộ GD-ĐT tiếp tục công tác thanh tra tại các địa phương. Làm việc tại tỉnh Long An, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc lưu ý việc chấm thi phải tuân thủ tuyệt đối quy định, quy chế, khi giao nhận túi bài thi phải kiểm tra kỹ niêm phong. Ban chỉ đạo thi phải sát sao, thường xuyên liên tục kiểm tra, nhắc nhở cán bộ làm công tác liên quan đến chấm thi (cả tự luận và trắc nghiệm), tránh sai sót dù là nhỏ nhất.
Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ, Phó Ban Thường trực Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia năm 2019, đi kiểm tra công tác chấm thi tại Hội đồng thi tỉnh Bắc Giang. Ông Mai Văn Trinh cùng đoàn thanh tra của Bộ GD-ĐT đã đi kiểm tra tại tỉnh Nam Định và Hà Nam...
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động chiều 1-7, ông Mai Văn Trinh nhấn mạnh qua kiểm tra công tác chấm thi tại các địa phương, bộ có một số lưu ý: Các hội đồng chấm thi tự luận phải triệt để cách ly bộ phận làm phách, thực hiện nghiêm túc quy trình chấm 2 vòng độc lập; chấm tối thiểu 5% số bài thi, trong đó những bài thi được điểm cao phải được đưa ra thảo luận; khi chấm xong bài thi tự luận, việc nhập điểm lên hệ thống phải làm rất cẩn thận để tránh sai sót.
"Quyết tâm của Bộ GD-ĐT là phải thực hiện chấm thi an toàn, chính xác, không gian lận, không để xảy ra sai sót. Ban chỉ đạo thi các địa phương phải bảo đảm các điều kiện tốt nhất cho khu vực chấm thi, bảo vệ khu vực lưu trữ bài thi 24/24 giờ" - ông Trinh nhấn mạnh.
Phòng chấm thi môn ngữ văn tại Hội đồng thi tỉnh Bắc Giang. Ảnh: THANH HÙNG
Cùng công bố để bảo mật
Đến ngày 1-7, Bắc Giang đã chấm được khoảng 25% trong tổng số hơn 19.600 bài thi tự luận. Ông Ngô Văn Nhiệm - Trưởng Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục Sở GD-ĐT tỉnh Bắc Giang, Trưởng Ban Thư ký chấm thi - cho biết dự kiến đến ngày 4-7, Bắc Giang sẽ hoàn tất việc chấm thi tự luận. Năm nay, tỉnh này đã huy động 178 cán bộ chấm thi tự luận, trong đó, số cán bộ chấm thi trắc nghiệm đến từ trường ĐH là 15 với 2 máy quét. Đến thời điểm này, bài thi ngữ văn cao nhất của Bắc Giang là 8,5 điểm, số bài thi được 5-6 khá nhiều, cũng có những bài thi chỉ được 0,75 hoặc 1 điểm.
Theo lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Long An, sở đã huy động gần 120 cán bộ chấm thi 13.188 bài thi môn ngữ văn. Trường ĐH Sư phạm TP HCM sẽ phụ trách chấm 13.294 bài thi trắc nghiệm môn toán, 12.193 bài thi ngoại ngữ, 6.289 bài thi tổ hợp KHXH và 7.517 bài thi tổ hợp KHTN cho tỉnh này. Chiều 1-7, cán bộ chấm thi sẽ bắt đầu chấm mẫu và dự kiến ngày 8-7 sẽ hoàn thành chấm bài thi tự luận. Lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Long An cho biết đã bố trí các phòng chấm tự luận độc lập, có sự giám sát camera 24/24 giờ cùng công an, lực lượng giám sát, thanh tra của Bộ GD-ĐT.
Theo ông Mai Văn Trinh, dù tiến độ chấm thi các tỉnh có thể khác nhau nhưng tất cả địa phương đều phải công bố điểm vào ngày 14-7. Lý giải về điều này, ông Trinh cho rằng việc thống nhất thời điểm công bố kết quả thi bảo đảm tính chính xác, toàn diện, bảo mật của cơ sở dữ liệu điểm thi cả nước; tránh tâm lý lo lắng cho thí sinh và xã hội khi nơi có điểm trước nơi có điểm sau.
Ngày 16-7 xét công nhận tốt nghiệp
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, các sở GD-ĐT hoàn thành xét công nhận tốt nghiệp THPT sơ bộ chậm nhất ngày 16-7. Từ ngày 14 đến 23-7, các đơn vị đăng ký dự thi sẽ thu nhận đơn phúc khảo và lập danh sách phúc khảo của thí sinh. Hiệu trưởng trường phổ thông cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, trả học bạ và các loại giấy chứng nhận (bản chính) cho thí sinh chậm nhất vào ngày 21-7.
Năm nay, Bộ GD-ĐT dự kiến công bố ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào khối ngành đào tạo giáo viên, khối ngành sức khỏe dự kiến trước ngày 21-7.
Các trường ĐH, CĐ sư phạm công bố mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển trên cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT và trang thông tin điện tử của trường dự kiến trước ngày 22-7.
Theo nguoilaodong
Sẽ xem lại cho thí sinh mang thiết bị ghi âm, ghi hình vào phòng thi Bộ GD-ĐT sẽ xem xét lại việc có nên cho thí sinh tiếp tục mang thiết bị ghi âm, ghi hình vào phòng thi nữa hay không. Chiều 27/6, Bộ GD-ĐT họp thông báo kết thúc công tác coi thi của kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019. Tại cuộc họp báo, phóng viên VOV.VN đã đặt câu hỏi tới Bộ GD-ĐT về...