Trường ĐH Đông Á: Doanh nghiệp trực tiếp đến trường tuyển chọn sinh viên thực tập và làm việc
Ngày 14/12, Ngân hàng Quốc dân (NCB), Trường ĐH Đông Á (Đà Nẵng) tổ chức hội thảo Định hướng tương lai làm việc tại ngân hàng và talkshow cơ hội nghề nghiệp ngành Tài chính Ngân hàng, khối ngành Kinh tế.
Sinh viên tham dự chương trình được định hướng nghề nghiệp và cơ hội việc làm.
Đây là hoạt động đầu tiên trong chuỗi chương trình “Ngân hàng Quốc dân (NCB) đồng hành cùng sinh viên ĐH Đông Á”. Tham dự chương trình, sinh viên được doanh nghiệp chia sẻ, giải đáp những băn khoăn, trăn trở trong hoạt động thực tập, phỏng vấn, tuyển dụng, môi trường làm việc, cơ hội phát triển khi làm việc tại Ngân hàng,…
Nói về chương trình thực tập, tuyển dụng của mình, đại diện Ngân hàng Quốc dân (NCB), cho biết: Trong mối hợp tác toàn diện về đào tạo và tuyển dụng nhân sự với ĐH Đông Á, từ năm 2018, Ngân hàng Quốc dân (NCB) cũng ưu tiên tuyển dụng những sinh viên ưu tú từ top 30 thực tập nghề nghiệp vào làm việc chính thức sau khi vượt qua kỳ phỏng vấn.
Hội thảo Định hướng tương lai làm việc tại ngân hàng
Thông thường đối với sinh viên Tài chính Ngân hàng đang theo học năm thứ 3, 4 vào cuối chương trình, sau bài kiểm tra về kiến thức chuyên ngành, 30 sinh viên đạt điểm số cao nhất của bài test sẽ bước vào đợt tham quan địa điểm làm việc của Ngân hàng Quốc dân (NCB) để tìm hiểu các vị trí công việc trước khi chính thức được phía Ngân hàng Quốc dân (NCB) tiếp nhận thực tập nghề nghiệp tại hệ thống các chi nhánh của Ngân hàng.
Những sinh viên này cũng nhận được gói đào tạo kỹ năng giao tiếp công sở và quản lý công việc cá nhân do các chuyên gia của Trung tâm đào tạo, Khối quản trị nguồn nhân lực Ngân hàng Quốc dân (NCB) trực tiếp huấn luyện.
Chia sẻ với các bạn sinh viên, ThS. Lương Minh Sâm – Phó Hiệu trưởng ĐH Đông Á nhấn mạnh: “Yếu tố thái độ sẽ tạo ra sự khác biệt và là chìa khóa của thành công theo mô hình: (Kiến thức Kỹ năng Ngoại ngữ) x Thái độ = Thành công.
Đây cũng là hướng đào tạo chính tại ĐH Đông Á với thực hành nghề nghiệp 3 học kỳ tại doanh nghiệp, trau dồi kiến thức, ngoại ngữ và kỹ năng chuyên ngành thường xuyên để sinh viên nhanh chóng nắm bắt cơ hội làm việc không chỉ tại các doanh nghiệp ở Việt Nam mà còn hòa nhập thị trường việc làm sôi động tại các nước.”
Video đang HOT
Được biết, hiện ĐH Đông Á liên kết hợp tác với hơn 70 doanh nghiệp, sinh viên ngành Tài chính-Kế toán ĐH Đông Á được đảm bảo 100% cơ hội thực hành nghề nghiệp 3 học kỳ tại các doanh nghiệp uy tín trong khóa học, đồng thời còn được phía doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng ngay sau khi tốt nghiệp mà không phải đào tạo lại.
Đại Thắng
Theo giaoducthoidai
Những điều không có trong sách vở khi học đại học
Trả lời câu hỏi "Tôi là ai" hay học cách nói "không" khi cần thiết là điều mà mỗi người có thể nhận được khi trải qua thời sinh viên.
Tác giả Alexis Reliford chia sẻ trên Business Insider ngày 13/12 về những trải nghiệm thời đại học.
Gần tám năm trước, tôi ngồi trong một giảng đường đông đúc, bao quanh là những tân sinh viên đại học, đôi mắt ai cũng ánh lên vẻ long lanh.
Hương vị ngọt ngào của mùa hè đang nhạt dần. Chúng tôi vừa dọn vào ký túc xá, trang bị đầy đủ tủ lạnh mini, bản đồ và lịch học. Chúng tôi lắng nghe rất kỹ khi các anh chị khóa trên nhấn mạnh rằng những ngày tháng sắp tới là một trong những trải nghiệm đáng nhớ nhất cuộc đời.
Khi ấy, những lời đó nghe có vẻ sáo rỗng, nhưng khi nhìn lại, tôi muốn nhắc nhở cậu sinh viên năm nhất ngày nào phải chú ý đến mọi thứ, không chỉ tập trung nghe giáo sư giảng bài. Cơ hội học tập ở khắp nơi và hành trình bốn năm đó đã mang lại kiến thức hữu ích mà tôi vẫn biết ơn cho đến tận bây giờ.
Dưới đây là những bài học ý nghĩa nhất tôi nhận được, không liên quan gì đến việc vượt qua kỳ thi tốt nghiệp hay hoàn thành bài luận.
1. Trả lời được câu hỏi "Tôi là ai?"
Tương tác với những người khác nhau, tham gia nhiều hoạt động mới lạ và gặp các tình huống chưa từng trải qua đã giúp tôi lắp ghép từng mảnh nhỏ, tạo nên con người thật của mình. Những đêm khuya học bài trong thư viện, tôi nhận ra bản thân xử lý mọi việc rất tốt dưới áp lực. Lên kế hoạch cho tuần lễ Homecoming khi làm việc cho hội sinh viên của trường đã củng cố kỹ năng lãnh đạo và tinh thần sáng tạo của tôi.
Không giống như trường trung học, nơi tôi cảm thấy mình phải hòa nhập với một nhóm nhất định để tồn tại, đại học đã cho phép tôi trau dồi đam mê và sức mạnh.
2. Ngược lại, tôi biết mình không phải là ai
Khi tham gia khiêu vũ hiện đại cùng tân sinh viên, tôi uể oải khi phải thức dậy từ 6h sáng và chạy quanh sân vận động, biết mình không phù hợp với hoạt động này. Những buổi dạ tiệc của hội sinh viên vào mỗi tối thứ sáu không khiến tôi hạnh phúc. Viết cho niên san của trường dễ hơn là biên tập cho cuốn sách đó.
Ban đầu, tôi thấy thật tệ khi không thể làm tốt một số việc, nhưng dần dần, tôi biết đánh giá từng thế mạnh, điểm yếu và trở nên tự tin. Kỹ năng này rất hữu ích khi ra trường, giúp tôi theo đuổi những điều mình tin tưởng, dù không phổ biến với số đông.
3. Đánh giá cao thế giới xung quanh
Trường trung học là nơi khá thoải mái đối với tôi. Ở thị trấn nhỏ đó, tôi gặp rất nhiều gương mặt thân quen và hầu hết bạn cùng lớp xuất thân từ hoàn cảnh tương tự.
Vào đại học, bạn sẽ gặp nhiều người sở hữu nhiều nền tảng, lối sống, quan điểm khác nhau. Ảnh: Shutterstock
Đại học đã ném tôi vào một môi trường hoàn toàn mới. Đột nhiên, tôi bị bao vây bởi hàng nghìn người đến từ nhiều tiểu bang và quốc gia. Nguồn gốc và lối sống, thậm chí tính cách và quan điểm không hề giống nhau. Sự đa dạng này cho phép tôi mở rộng tầm nhìn về thế giới và thấy rằng sự khác biệt chính là điều khiến nhân loại trở nên đẹp đẽ.
4. Học được cách nói "không"
Ở trường, bạn có rất nhiều việc để làm, rất nhiều nơi để đi, rất nhiều người để gặp. Tuy nhiên, bạn chỉ có 24 giờ trong một ngày.
Cố gắng làm mọi thứ và làm hài lòng tất cả mọi người cùng lúc chỉ dẫn đến căng thẳng không đáng có. Nói "không" đôi khi không phải là yếu đuối hay ích kỷ, đó là lựa chọn thông minh và hiểu rõ sức khỏe tinh thần nên được ưu tiên.
5. Bạn phải tạo ra cơ hội của riêng mình
Cuộc sống không cung cấp sẵn cho bạn một trợ lý riêng. Học bổng sẽ không xuất hiện trong tài khoản ngân hàng của bạn. Công việc làm thêm không tự nhiên rơi vào đầu. Bạn phải khiến mọi thứ xảy ra và không phải lúc nào cũng có đường đi nước bước rõ ràng.
Chẳng hạn, tôi muốn thực tập ở một tạp chí danh tiếng. Điều hấp dẫn là vị trí đó có tính cạnh tranh rất cao và tôi chỉ có thể nộp đơn một lần vào năm thứ ba. Tôi cần rất nhiều kinh nghiệm, nhưng trường đại học của tôi không có tạp chí riêng nên không thể thực hành. Tôi đã có thể từ bỏ giấc mơ ngay từ năm nhất. Thay vào đó, tôi buộc bản thân phải sáng tạo và tìm những cơ hội khác để hoàn thiện CV của mình. Cuối cùng, tôi đã giành được vị trí thực tập đáng thèm muốn đó.
6. Không bao giờ để người khác cản trở giấc mơ của mình
Ngay cả khi lập ra lộ trình cụ thể, một số người vẫn không tin rằng tôi sẽ trở thành thực tập sinh ở nơi tôi mong muốn. Một trong những giáo sư của tôi nghĩ rằng sẽ thông minh hơn nếu tôi nhắm đến một tạp chí địa phương ít danh tiếng. Lời khuyên của bà thực ra đến từ nỗi sợ thất bại.
Đôi khi những người xung quanh sẽ không hiểu tầm nhìn của bạn. Không sao cả. Bạn chỉ cần biết khi nào nên dừng lại và lắng nghe họ, khi nào kiên quyết đi theo con đường bản thân vạch ra.
7. Sống cho hiện tại
Đại học là chuyến tàu lượn siêu tốc, vừa điên rồ vừa đầy cảm xúc, rất vui nhưng cũng không kém phần căng thẳng. Tuy nhiên, nó dường như chỉ diễn ra trong một khoảnh khắc ngắn ngủi. Đột nhiên mọi thứ kết thúc và bạn thấy mình đang lao đầu vào thế giới thực. Bài học tốt nhất tôi nhận được trong bốn năm đó là tầm quan trọng của việc đón nhận mọi khoảnh khắc mà cuộc sống mang lại. Nơi đó cũng đã dạy tôi cách đi tiếp khi một điều gì đó kết thúc.
Có thể nước mắt sẽ rơi, nhưng đại học dạy bạn rằng cuộc vui nào cũng đến hồi kết, cơ hội sẽ nhường lại cho nhiều người khác. Cho đến khi điều đó xảy ra, bạn hãy nhớ tận hưởng từng phút giây.
Thùy Linh
Theo VNE
Sinh viên phàn nàn thực tập ít, học lý thuyết nhiều Bộ trưởng Giáo dục cho rằng chương trình học ở nhiều trường chưa bám sát nhu cầu doanh nghiệp, sinh viên chưa chủ động nên việc thực tập khó khăn. Chiều 11/12, trong khuôn khổ Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam khóa X, gần 700 sinh viên đã đối thoại với Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và...