Trường ĐH đầu tiên ở TPHCM thực hiện chương trình Đại học Xanh
Ngày 11/5, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV), ĐH Quốc gia TP.HCM đã tổ chức khánh thành USSH’s Garden (Vườn học tập xanh) và phát động thực hiện chương trình Đại học Xanh.
Theo đó, USSH’S Garden là khu vực cây xanh, hoa, tiểu cảnh… do cán bộ, giảng viên, người lao động, học viên, sinh viên, cựu sinh viên và các đối tác của trường đóng góp xây dựng.
Lễ khánh thành khu vườn học tập xanh ở trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia TP.HCM
Còn riêng chương trình “Đại học Xanh” là nhằm xây dựng một trường đại học với tiêu chí con người có trách nhiệm xã hội và thân thiện với môi trường, nhiều không gian xanh, trong lành, sạch đẹp, văn minh, các hoạt động hướng tới tiết kiệm nguồn tài nguyên. Đây cũng là hoạt động mở đầu cho quá trình thực hiện cam kết phát triển bền vững của trường ĐH này.
Lãnh đạo ĐH Quốc gia TPHCM tham quan khu vườn học tập
Tham dự sự kiện, PGS.TS Huỳnh Thành Đạt, Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM cho biết, khu Đô thị ĐH Quốc gia là một trong 3 trụ cột chính yếu của khu đô thị sáng tạo theo đề án xây dựng TP.HCM trở thành thành phố thông minh. Khu đô thị ĐH Quốc gia đã triển khai sáng kiến xe đạp công cộng thông minh và xe điện năng lượng mặt trời làm phương tiện di chuyên nội bộ. Các hoạt động thí điểm trên không chỉ hướng tới mục tiêu cụ thể của từng đơn vị như bảo vệ môi trường, cải tạo cảnh quan khu đô thị đại học mà quan trọng hơn là tạo tiền đề hình thành văn hoá sáng tạo, tinh thần khởi nghiệp.
Video đang HOT
Chính chương trình xây dựng ĐH xanh của trường ĐH KHXH&NV là minh chứng cho tinh thần đổi mới sáng tạo của ĐH Quốc gia TP.HCM thực hiện xây dựng thành phố thông minh, đô thị sáng tạo theo chủ trương của chính quyền thành phố cũng là xu hướng phát triển toàn cầu.
Sinh viên trường ĐH KHXH&NV thích thú với khu vườn xanh ngay trong trường
Ông Đạt cũng nhấn mạnh, giáo dục đại học vì phát triển bền vững là một xu thế mà đại học xanh nằm trong xu thế phát triển đó và cần phát huy mạnh mẽ hơn. Để thực hiện mục tiêu nêu trên, Đại học Xanh cần hội tụ 3 tiêu chí gồm: có chương trình giáo dục, đào tạo xanh; có cơ sở vật chất, không gian xanh; xây dựng được mối quan hệ “xanh” giữa con người với cộng đồng với thiên nhiên và môi trường sống xung quanh. Ông khẳng định, ĐH Quốc gia TP.HCM mà tiên phong là Trường ĐH KHXH&NV đã và sẽ cam kết dẫn dắt xu thế đại học xanh này.
PGS. TS Ngô Phương Lan, Hiệu trưởng trường ĐH KHXH&NV chia sẻ: Với trách nhiệm xã hội của mình, nhà trường đang thúc đẩy xây dựng lối sống xanh cho toàn thể cán bộ giảng viên và sinh viên của trường.
Theo bà Lan, nhà trường chính thức công bố chương trình Đại học Xanh với 3 nội dung chính gồm 3 giai đoạn đi từ nhận thức, hành động đến hình thành văn hóa xanh. Trong đó, đầu tiên chính là thực hiện chương trình thay đổi nhận thức để thích ứng với lối sống xanh. Tiếp theo là tổ chức hoạt động cụ thể để bảo vệ môi trường như phân loại rác tại nguồn, cải tạo cảnh quan, hạn chế và nói không với chất nhựa dùng một lần, xây dựng không gian học tập và làm việc xanh. Cuối cùng là xây dựng văn hoá sống xanh với các chương trình làm tác động đến sự thay đổi nhận thức hướng đến lối sống xanh.
Lê Phương
Theo Dân trí
Người học có nhiều lựa chọn nơi học, trường ĐH gánh áp lực cạnh tranh
Hôm nay 7/5, đại diện gần 90 trường ĐH tham dự phiên họp toàn thể lần thứ 13 hội nghị hiệu trưởng các trường thành viên Tổ chức ĐH Pháp ngữ tại châu Á-Thái Bình Dương diễn ra tại TP.HCM. Các chuyên gia trao đổi về thách thức và trách nhiệm xã hội của giáo dục ĐH.
Đây là lần đầu tiên trường ĐH Kinh tế - luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) trở thành địa điểm tổ chức hội nghị hiệu trưởng các trường thành viên Tổ chức ĐH Pháp ngữ. Hội nghị này thu hút gần 100 đại diện của 88 trường ĐH, các tổ chức giáo dục và nghiên cứu đến từ 11 quốc gia tham dự với chủ đề "Đối thoại ĐH-doanh nghiệp: thách thức và trách nhiệm xã hội của giáo dục ĐH".
Lần đầu tiên trường ĐH Kinh tế - luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) trở thành địa điểm tổ chức Hội nghị hiệu trưởng các trường thành viên Tổ chức ĐH Pháp ngữ
Dịp này, các đại biểu đã thảo luận các nội dung về chính sách giáo dục và khoa học, những thách thức mà các trường ĐH đang phải đối mặt về chất lượng chương trình đào tạo, cơ hội tìm việc làm của sinh viên tốt nghiệp, cũng như trách nhiệm xã hội của các trường.
Phát biểu tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện, phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế -luật, Chủ tịch phiên họp toàn thể này, cho rằng ngày nay thế giới đang mở ra những cơ hội kèm theo nhiều thách thức với các trường ĐH. Các trường ĐH chịu áp lực cạnh tranh càng lúc càng quyết liệt, do người học có những điều kiện thuận lợi hơn trước để lựa chọn nơi học, đặc biệt nhờ sử dụng các phương tiện là kết quả của việc ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ.
PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện phát biểu trong vai trò Chủ tịch phiên họp toàn thể tại hội nghị
Theo ông Điện, để giải toả áp lực cạnh tranh, ĐH phải tiến hành một loạt các biện pháp, đáng chú lý nhất là cải thiện chất lượng đào tạo, cải thiện chất lượng nghiên cứu. Việc cải thiện đó chỉ được thực hiện một cách có hiệu quả một khi bản thân ĐH tự hoàn thiện được chính mình thông qua việc đổi mới với hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong.
Cũng phát biểu tại hội nghi, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc nói, chủ đề hội nghị lần này là minh họa rõ nét về một trong những thách thức đang đặt ra với giáo dục ĐH. Đó cũng chính là mối quan tâm sâu sắc của các trường ĐH Việt Nam cũng như là vấn đề của tất cả các trường ĐH nói chung.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc khẳng định Bộ GD-ĐT tiếp tục thúc đẩy đổi mới giáo dục ĐH
Ông Phúc nhấn mạnh, trong quá trình xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển đất nước, làm thế nào để chương trình đào tạo đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, để các hoạt động nghiên cứu có thể góp phần thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển xã hội. Điều này còn được thể hiện ở việc coi trường ĐH không những là một đơn vị tự chủ mà còn phải gánh vác trách nhiệm đối với những thách thức mà xã hội và cộng đồng đang phải đương đầu.
Theo ông Phúc, Bộ sẽ tiếp tục thúc đẩy quá trình đổi mới giáo dục ĐH thông qua việc tạo điều kiện cho các trường được tự chủ và nâng cao chất lượng giáo dục.
Tiếp lời Thứ trưởng Phúc, PGS.TS Huỳnh Thành Đạt, Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM khẳng định một trong những trọng tâm mà ĐH này đang hướng tới là thúc đẩy quá trình tự chủ của từng đơn vị thành viên nhằm tăng cường trách nhiệm với xã hội và cộng đồng.
Lê Phương
Theo Dân trí
Thầy, trò trồng chuối giúp dân xóa nghèo Câu chuyện nghe rất lạ này là của Trường PT DTNT THCS Quế Phong, Nghệ An. Ngoài việc chăm sóc, giáo dục 300 học sinh, nhà trường còn có mô hình trồng chuối, tặng bò giống giúp dân với mục tiêu rõ ràng "phải xóa được nghèo". Giáo viên nhà trường hỗ trợ ngày công giúp gia đình ông Hà Văn Quang Mô...