Trường ĐH đầu tiên có sinh viên quốc tế đến du học
Ngày 21/9, tại lễ khai giảng, lãnh đạo trường ĐH FPT cho biết: “41 SV quốc tế đến từ các quốc gia Hàn Quốc, Nigeria, Cameron, Lào đã hoàn tất thủ tục nhập học. Đây là lứa SV quốc tế đầu tiên theo học chương trình đại học chính quy do ĐH FPT cấp bằng”.
Với định hướng quốc tế hóa giáo dục toàn diện và mạnh mẽ, kể từ năm 2009 Trường Đại học FPT đã có những sinh viên quốc tế đầu tiên từ Nhật Bản, Đức, Pháp, Bồ Đào Nha, Thái Lan, Triều Tiên, Myanmar, Brunei… đến học tập theo các chương trình trao đổi sinh viên, giao lưu văn hoá tại trường.
Bắt đầu từ năm học 2013, Trường ĐH FPT chính thức có khóa sinh viên quốc tế đầu tiên theo học chương trình đại học chính quy kéo dài 4 năm do ĐH FPT cấp bằng. Đây có thể coi là kết quả khả quan bước đầu trong quá trình nỗ lực đưa giáo dục đại học của Việt Nam nói chung và của Trường ĐH FPT nói riêng ra thế giới.
Sinh viên quốc tế thuộc hai ngành Công nghệ thông tin và Quản trị kinh doanh của ĐH FPT sẽ được học theo giáo trình và nội dung đào tạo đồng nhất với chương trình hiện tại dành cho sinh viên Việt Nam của trường. Bên cạnh đó, các sinh viên quốc tế sẽ được học thêm các nội dung về văn hóa Việt Nam, cũng như tham gia các hoạt động ngoại khóa, chương trình phát triển cá nhân.
Video đang HOT
ĐH FPT là trường đầu tiên tuyển sinh được sinh viên quốc tế đến từ nhiều quốc gia khác nhau.
Các sinh viên quốc tế đều cho biết rất hài lòng với cơ sở vật chất của trường và mong muốn sẽ được rèn luyện và học tập trong môi trường đa văn hoá, có thể sớm hoà nhập và thích nghi với môi trường mới tại Việt Nam – đất nước nằm tại trung tâm châu Á, châu lục đang phát triển mạnh mẽ.
Lee Jaedong, sinh viên người Hàn Quốc chia sẻ: “Việt Nam là một đất nước vô cùng xinh đẹp và dễ mến. Tôi rất yêu quý đất nước và con người nơi đây. Lựa chọn học đại học ở Việt Nam cũng một phần vì lý do đó, tôi muốn được học tập và trải nghiệm trong một môi trường hoàn toàn mới, từ đó có thể khám phá nhiều hơn khả năng của chính mình”.
Tạo một môi trường học tập quốc tế ngay chính tại Việt Nam là một trong những nỗ lực của ĐH FPT trong việc trang bị cho sinh viên tư duy toàn cầu hoá và khả năng thích nghi, làm việc trong môi trường đa văn hoá, tiến tới nâng cao năng lực cạnh tranh cho nguồn nhân lực Việt Nam.Không chỉ mang lại lợi ích cho chính sinh viên Việt Nam, việc tăng cường tuyển sinh sinh viên quốc tế cũng trở thành một động lực để các trường đại học không ngừng nâng cao chất lượng, hướng tới các chuẩn mực của một trường đại học quốc tế thực sự.
Bên cạnh việc tuyển sinh quốc tế, Trường ĐH FPT còn xúc tiến mạnh mẽ các hoạt động như mở cơ sở tại nước ngoài, đẩy mạnh hợp tác với các đại học uy tín trên thế giới, tạo cơ hội cho sinh viên FPT được tham gia các chương trình giao lưu, trao đổi, du học ngắn hạn tại trường bạn.
Trường cũng đang xúc tiến triển khai chương trình Một học kỳ ở nước ngoài – tiến tới sẽ yêu cầu mỗi sinh viên FPT đều bắt buộc có một học kỳ học tập tại nước ngoài, để trải nghiệm và trưởng thành trong môi trường đa văn hóa, từ đó dễ dàng thích nghi và làm việc tại bất kì quốc gia nào trên thế giới sau khi tốt nghiệp. Theo thống kê của Đại học FPT, 15% sinh viên tốt nghiệp của trường này đã và đang làm việc tại nước ngoài.
S.H
Theo dân trí
ASEAN - Trung Quốc bắt đầu đàm phán về COC
Ngày 14/9, tại Tô Châu, tỉnh Giang Tô thuộc miền đông Trung Quốc, các quan chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc đã bắt đầu cuộc đàm phán kéo dài hai ngày nhằm tiến tới thiết lập Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) mang tính ràng buộc pháp lý để giúp giảm căng thẳng trên Biển Đông.
Một phiên họp đặc biệt giữa bộ trưởng ngoại giao các nước ASEAN và Trung Quốc ngày 29/8 tại Bắc Kinh. Ảnh: THX/TTXVN.
Tại cuộc đàm phán này, các quan chức cấp chuyên viên của hai phía sẽ thảo luận chi tiết về COC trong ngày đầu tiên, sau đó chuyển kết luận họ thu được lên các quan chức cấp cao của hai bên để xem xét và thông qua trong ngày thứ hai.
Theo các quan chức ASEAN, tại cuộc gặp này, hai bên cũng tập trung thảo luận việc thực thi Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), văn bản không ràng buộc về mặt pháp lý được hai bên thông qua năm 2002.
Theo kế hoạch, kết quả của các cuộc đàm phán tại Tô Châu này sẽ được tập hợp trong một tuyên bố chung dự kiến được các nhà lãnh đạo Trung Quốc và ASEAN công bố sau hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc tại Brunei vào tháng tới.
Theo TTXVN/Tin tức
Lừa trẻ bằng "kẹo ma túy" Để dụ dỗ, lôi kéo trẻ em, thanh thiếu niên sử dụng ma túy, bọn tội phạm ma túy tại Thái Lan đã chế ra những viên ma túy ngọt, có mùi vị hấp dẫn như những viên kẹo và mở rộng mạng lưới buôn bán qua mạng xã hội facebook. Nhà chức trách nước này đã khuyến cáo mạnh mẽ các bậc...