Trường ĐH đào tạo gián điệp mạng
Nếu bạn yêu thích công nghệ thông tin và thích làm tình báo, hãy đến học tại trường Đại học Tulsa (Mỹ) nơi chuyên đào tạo các khóa học về hoạt động gián điệp mạng.
Sinh viên tại trường Đại học Tulsa, Oklahoma, trong một khóa học kéo dài hai năm sẽ học cách làm thế nào để tạo ra virus máy tính, hack mạng, phá mật khẩu và ăn cắp dữ liệu từ một loạt các thiết bị kỹ thuật số. Họ có thể gây ô nhiễm nguồn cung cấp nước ở các thành phố lớn, hoặc tắt lưới điện trên phần lớn của đất nước.
Sinh viên của Tulsa được đào tạo theo các nguyên tắc cơ bản của hoạt động gián điệp mạng.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp thường được tuyển dụng vào làm việc tại CIA, Cơ quan An ninh Quốc gia và các dịch vụ bí mật.
Sujeet Shenoi, một người nhập cư Ấn Độ sang Mỹ, thiết lập chương trình giảng dạy trên tại Viện Tulsa từ năm 1998 cho biết, họ đưa sinh viên tiếp cận với thực tế và buổi đầu họ thực sự sợ hãi.
Video đang HOT
Học sinh được dạy với một tổ hợp lý thuyết lớp và các lĩnh vực công tác thực tế. Trong khuôn viên trường có cả phòng thí nghiệm tội phạm của cảnh sát để sinh viên áp dụng các kỹ năng được học giúp phục hồi bằng chứng từ các thiết bị kỹ thuật số.
Phần lớn công việc của họ liên quan đến việc thu thập chứng cứ chống lại các vụ xâm hại tình dục trẻ em. Một số sinh viên đã giả làm trẻ em trên mạng internet để thu hút, săn mồi tội phạm.
Tulsa cùng với bốn trường khác là nơi đào tạo an ninh mạng quan trọng.
Năm 2003, sinh viên của trường cũng đã giúp giải quyết một vụ giết người dã man từ chứng cứ ở một tài khoản email, liên kết những kẻ giết người với các nạn nhân của mình. Bên cạnh đó, họ sẽ làm việc cùng với các cơ quan mật vụ, phát triển các kỹ thuật mới để truy cập dữ liệu từ điện thoại thông minh, thiết bị GPS và các thiết bị kỹ thuật số khác .
Các ứng viên của chương trình Tulsa, trong độ tuổi từ 17-63, phải là công dân Mỹ đủ điều kiện đáp ứng các yêu cầu về bảo mật. Phần nhiều trong số này là những cựu chiến binh hoặc những người yêu thích các hoạt động tình báo và công nghệ thông tin.
Sinh viên khi tốt nghiệp được cấp giấy chứng nhận và thường được gọi là “ Cyber ninjas”.
Theo TTVN
Nhà mạng thu về gần 3 tỷ đồng mỗi ngày từ tin nhắn rác
Theo thống kê mới công bố của Công ty An ninh mạng Bkav, mỗi ngày trung bình có khoảng 9,8 triệu tin nhắn thuộc dạng "spam" được gửi tới các thuê bao di động, mang lại nguồn thu khổng lồ cho các hãng viễn thông.
Số liệu trên được Bkav đưa ra dựa trên kết quả thống kê lượng tin nhắn từ các hãng viễn thông. Như vậy, nếu tính trung bình 300 đồng mỗi tin nhắn, các nhà mạng thu về khoảng 3 tỷ đồng mỗi ngày, tương đương 100 tỷ đồng một tháng chỉ từ các hoạt động liên quan đến tin nhắn rác.
Tin nhắn rác đang là nỗi bức xúc của người dùng di động Việt.
Bkav đã tiến hành khảo sát lượng tin nhắn rác trên 50.000 người sử dụng điện thoại di động tại Việt Nam trong tháng 10 và nhận thấy mỗi ngày có tới 16.290 tin nhắn rác được gửi tới các thuê bao. Như vậy, bình quân cứ 3 ngày, mỗi người dùng lại nhận 1 tin nhắn rác. Những người thường xuyên bị "spam" phải nhận hơn 2 tin nhắn rác một ngày.
Cũng theo Bkav, nếu căn cứ vào con số 30 triệu thuê bao thực đang hoạt động tại Việt Nam - số liệu do Bộ Thông tin và Truyền thông công bố thì số tin nhắn rác được gửi tới các thuê bao di động trong ngày lên đến 9,8 triệu bản.
"Đây chính là nguyên nhân khiến tình trạng spam tin nhắn đang thực sự trở thành vấn nạn và gây bức xúc cho người sử dụng. Cùng với việc bị làm phiền, quấy rối, người dùng còn đứng trước nguy cơ bị lừa đảo. Kẻ xấu có thể nhắn tin nhờ nạp thẻ điện thoại, thông báo trúng thưởng nhằm lừa tiền" - Bkav phân tích.
Cuộc khảo sát được thực hiện trong vòng một tháng với tập 50.000 người dùng phần mềm bảo vệ smartphone Bkav Mobile Security trong nước. Tin nhắn rác được lọc thông qua hệ thống Smart Filter tích hợp sẵn trong phần mềm, kết nối trực tuyến với hệ thống máy chủ thống kê tin nhắn rác của Bkav. Ngoài ra, theo thống kê của Bkav, trong tháng 10 đã có 3.737 dòng virus máy tính mới xuất hiện tại Việt Nam, lây nhiễm trên 5.599.000 lượt máy tính. Virus bị phát tán nhiều nhất là W32.Sality.PE (lây nhiễm trên 243.700 lượt máy). Tháng này cũng có 84 website của các cơ quan, doanh nghiệp tại Việt Nam bị xâm nhập, trong đó có 8 trường hợp gây ra bởi hacker trong nước, 76 trường hợp do tin tặc nước ngoài.
Theo Genk
Kingston DataTraveler Locker+ G2: Đừng hòng ăn cắp dữ liệu! Trong thời đại số hiện nay, USB là một vật dụng không thể thiếu đối với bất kì người dùng máy tính nào. Với một "mẩu nhựa" nho nhỏ, mọi người có thể truyền tay nhau tài liệu công việc, ảnh liên hoan, các bộ phim và bộ cài game dung lượng tới vài GB. Đặc biệt đối với sinh viên và người...