Trường ĐH Công nghiệp TPHCM tiếp tục xét tuyển
Trường ĐH Công nghiệp TPHCM vừa công bố điểm chuẩn nguyện vọng bổ sung đợt 3.
Theo đó, điểm chuẩn các ngành chỉ bằng điểm xét tuyển. Cụ thể: công nghệ (CN) may: 13 điểm CN kỹ thuật hóa học, CN kỹ thuật môi trường, CN thực phẩm, kế toán: 14 ngôn ngữ Anh : 18 (nhân hệ số) marketing, quản trị du lịch – lữ hành, quản trị khách sạn, quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống: 13,5. Hệ CĐ ngành CN may, CN chế tạo máy: 10 CN kỹ thuật hóa học: 11 kế toán, tài chính – ngân hàng, marketing, qu ản trị du lịch – lữ hành, quản trị khách sạn, quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, kinh doanh quốc tế: 10,5.
Trường tiếp tục tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 4 các ngành CN kỹ thuật điện – điện tử, CN kỹ thuật cơ khí, CN kỹ thuật ô tô, khoa học máy tính: 13 điểm (30 chỉ tiêu/ngành) CN kỹ thuật hóa học: 14 (50 chỉ tiêu) CN kỹ thuật môi trường, CN thực phẩm, kế toán, tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh: 14 điểm (30 chỉ tiêu/ngành). Hệ CĐ ngành CN kỹ thuật điện, điện tử, CN kỹ thuật ô tô, CN thông tin: 10 (30 chỉ tiêu/ngành) CN kỹ thuật hóa học, CN kỹ thuật môi trường, CN thực phẩm: 11 (40 chỉ tiêu/ngành) kế toán, tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh 10,5 (30 chỉ tiêu/ngành). Thời hạn xét tuyển hết ngày 26-10.
T.Vinh
Theo người lao động
Ngỡ ngàng, không biết thí sinh đi đâu
Một cán bộ tuyển sinh của một ĐH dân lập than: các trường đều ngỡ ngàng, không biết thí sinh đi đâu hết?
Thí sinh cứ gửi đơn xét tuyển vào nguyện vọng bổ sung sẽ được vào học và còn được miễn học phí từ 1 đến 6 tháng, thậm chí, miễn 1 năm, tùy trường hợp nếu có người nào giới thiệu được thí sinh đến học sẽ được nhận tiền thưởng là 1,5 triệu đồng, trong đó thí sinh đến học được trích thưởng nóng 500.000 đồng.
Đó là lời mời của cán bộ tuyển sinh trường ĐH Hà Hoa Tiên (Hà Nam) ở thời điểm các trường công lập đã hòm hòm công việc tuyển sinh và hầu hết đã vào năm học, trong khi, nhiều trường ĐH dân lập còn điêu đứng.
Tương tự, có trường ĐH dân lập ở khu vực phía Bắc tìm đủ mọi chế độ khuyến khích mời gọi, ví dụ: trích thưởng 25% học phí cho người gọi được thí sinh vào học vẫn rơi vào tình trạng thiếu.
ĐH dân lập Phương Đông (Hà Nội) tuyển 2,400 chỉ tiêu nhưng đến giữa tháng 10 mới chỉ đạt 50% năng lực đào tạo.
Thí sinh tại kỳ thi tuyển sinh ĐHCĐ 2012
Ông Nguyễn Trọng Đặng, Phó Phòng đào tạo nhà trường nói: "chúng tôi vẫn tiếp tục tuyển sinh nhưng giờ này làm gì còn thí sinh". "Không biết thí sinh đi đâu" là câu hỏi của khá nhiều trường.
ĐH Quốc tế Bắc Hà nhận được 150 hồ sơ dự tuyển nhưng chỉ có 40 thí sinh đến học và còn thiếu 500 người học...
Tình hình tuyển sinh của các trường ĐH khu vực phía Nam được Chủ tịch Hiệp hội các trường ngoài công lập Trần Hồng Quân, nguyên Bộ trưởng GD&ĐT miêu tả: phần lớn không tuyển đủ người học và các trường đành bó tay vì không biết nên làm gì, không biết đề nghị gì để đủ người học!
Nhận xét chung của các trường là phương án tuyển sinh 2012là một kế hoạch... phá sản.
Bộ GD&ĐT thiết kế phương án kéo dài thời gian tuyển sinh với mục tiêu, tưởng là, dễ hơn và tạo điều kiện hơn cho các trường ĐH tốp dưới và ĐH ngoài công lập nhưng thuận lợi lại thuộc về những trường vốn có ưu thế - ĐH công lập vì các trường này đang hạ điểm để tuyển sinh cho đến lúc đủ người.
Ông Vũ Văn Hóa, phó hiệu trưởng trường ĐH Kinh doanh và công nghệ HN nói: Tuyển sinh năm nay theo kiểu lai rai, thí sinh thoải mái nộp phiếu điểm phô-tô-cóp-pi để xin xét tuyển làm cho tỷ lệ ảo càng lớn hơn.
Miêu tả tình trạng này, ông Trần Hồng Quân nói: Dù là 31/11 mới hết hạn nhưng, thực tế, nhiều trường công lập còn thiếu thí sinh và sẽ hạ điểm chuẩn để lấy đủ người học. Nên dân lập cứ... chờ thôi.
Theo tiền phong
"Bẫy" thí sinh trong xét tuyển Nhiều trường đang vận dụng Điều 33 của quy chế tuyển sinh cũ chưa được phép liên thông hệ nghề nhưng vẫn thông báo tuyển sinh. Trước kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ 2012, Bộ GD&ĐT đã bãi bỏ việc nâng mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai khu vực kế tiếp từ 0,5 điểm lên 1 điểm nhằm tránh việc các trường...