Trường ĐH có vai trò gì khi rút khỏi khâu coi và chấm thi ?
Bộ GD-ĐT vừa ban hành quy chế thi tốt nghiệp THPT áp dụng từ năm 2020, rút cán bộ, giảng viên các trường đại học khỏi khâu coi thi, chấm thi nhưng bổ sung trách nhiệm trong thanh tra thi.
Học sinh lớp 12 tại TP.HCM giải đề thi minh họa thi tốt nghiệp THPT – ĐÀO NGỌC THẠCH
Hôm nay 5.6, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị trực tuyến với các địa phương về công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2020 sau khi đã ban hành quy chế.
Trường ĐH thanh tra các khâu của kỳ thi
Quy chế mới ban hành rút toàn bộ cán bộ, giảng viên của trường đại học (ĐH) khỏi khâu coi thi, chấm thi. Lực lượng này được huy động thanh tra các khâu của kỳ thi.
Trong văn bản báo cáo Quốc hội về kỳ thi, Bộ GD-ĐT khẳng định: kỳ thi năm 2020 công tác thanh tra, kiểm tra được xác định góp phần đặc biệt quan trọng cho sự thành công của kỳ thi. Chính phủ đã chỉ đạo sự tham gia của “ba cấp” thanh tra, kiểm tra gồm thanh tra của Bộ, thanh tra tỉnh và thanh tra thuộc sở GD-ĐT. Những cán bộ có năng lực chuyên môn tốt và kinh nghiệm tổ chức thi của các cơ sở giáo dục ĐH tiếp tục được huy động tham gia công tác thanh tra, kiểm tra kỳ thi theo sự phân công, ủy nhiệm của Bộ.
So với dự thảo, quy chế ban hành chính thức cũng bổ sung quy định về trách nhiệm của cơ sở giáo dục ĐH. Theo đó, các cơ sở ĐH có trách nhiệm thành lập các đoàn kiểm tra các khâu của kỳ thi hoặc tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra các khâu của kỳ thi theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT; bảo đảm các điều kiện cần thiết để các viên chức, giảng viên của cơ sở giáo dục ĐH tham gia và thực hiện nhiệm vụ; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác tổ chức kỳ thi do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT giao.
Vẫn sử dụng phần mềm quản lý thi, chấm thi của Bộ GD-ĐT
Dù kỳ thi năm nay Chính phủ đã giao chủ tịch UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm toàn diện về kỳ thi tại địa phương nhưng Bộ có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn để đảm bảo kỳ thi “an toàn, nghiêm túc và thành công”.
Bộ quy định các hội đồng thi sử dụng phần mềm quản lý thi, phần mềm chấm thi trắc nghiệm do Bộ cung cấp; thiết lập hệ thống trao đổi thông tin về kỳ thi chính xác, cập nhật giữa trường phổ thông với sở GD-ĐT, giữa sở GD-ĐT với Bộ; thực hiện đúng quy trình, cấu trúc, thời hạn xử lý dữ liệu và chế độ báo cáo theo quy định trong hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp THPT của Bộ.
Video đang HOT
Các hội đồng thi công bố kết quả thi sau khi được xác nhận hoàn thành chuyển dữ liệu kết quả thi về Bộ và hoàn thành việc đối sánh để bảo đảm dữ liệu trên hệ thống phần mềm của Bộ thống nhất với dữ liệu kết quả thi lưu tại hội đồng thi. Bộ tổ chức quản lý dữ liệu thi của thí sinh và sử dụng phù hợp với mục đích của kỳ thi; các sở GD-ĐT sử dụng dữ liệu thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Camera giám sát 24/24 khu vực chấm thi
Quy chế quy định việc chấm thi tại mỗi hội đồng thi thực hiện tại không quá 2 khu vực; trong đó mỗi ban chấm thi thực hiện nhiệm vụ tại một khu vực duy nhất. Khu vực chấm thi phải bảo đảm an ninh, an toàn, có công an bảo vệ liên tục 24 giờ/ngày. Nơi chấm thi, chấm kiểm tra bài thi tự luận và nơi bảo quản bài thi tự luận được bố trí gần nhau; bài thi trắc nghiệm được lưu trữ tại phòng xử lý và chấm bài thi trắc nghiệm hoặc được lưu trữ tại phòng chứa bài thi riêng biệt, tùy theo điều kiện thực tế của đơn vị.
Phòng chứa bài thi, tủ, thùng hoặc các vật dụng chứa túi bài thi phải an toàn, chắc chắn, phải được khóa và niêm phong, trên nhãn niêm phong phải có đủ chữ ký của người giữ chìa khóa, thanh tra và công an. Chìa khóa cửa các phòng chứa bài thi, chấm thi do lãnh đạo các ban chấm thi giữ; có camera an ninh giám sát, ghi hình các hoạt động tại phòng liên tục 24 giờ/ngày; có công an bảo vệ, giám sát liên tục 24 giờ/ngày. Khi đóng, mở phòng chứa bài thi, phòng chấm bài thi và tủ, thùng hoặc các vật dụng chứa túi bài thi phải có sự chứng kiến của công an, thanh tra và ghi nhật ký đầy đủ.
Thí sinh tự do thi chung với thí sinh lớp 12
Thí sinh (TS) đã tốt nghiệp THPT, TS tốt nghiệp trung cấp tham dự kỳ thi và TS giáo dục thường xuyên được thi chung với TS là học sinh lớp 12 giáo dục THPT tại một số điểm thi do giám đốc sở GD-ĐT quyết định. Điều kiện là bảo đảm có ít nhất 60% TS lớp 12 giáo dục THPT trong tổng số TS của điểm thi (trong trường hợp đặc biệt cần phải có ý kiến của Bộ). Phòng thi được xếp theo bài thi, mỗi phòng thi tối đa 24 TS và phải bảo đảm khoảng cách tối thiểu giữa 2 TS ngồi cạnh nhau là 1,2 m theo hàng ngang.
Chốt lịch thi ngày 9 – 10.8
Bộ GD-ĐT cho biết kỳ thi sẽ được tổ chức trong 2 ngày 9 – 10.8, để xét công nhận tốt nghiệp THPT, phục vụ đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông và xét tuyển sinh ĐH, CĐ.
Nội dung thi (đề thi) với 5 bài thi (bài thi độc lập toán, ngữ văn, ngoại ngữ, bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, mỗi đối tượng dự thi khác nhau sẽ chọn bài thi thích hợp để dự thi theo quy chế thi của Bộ) được giữ như năm trước, bảo đảm các yêu cầu, mục tiêu của kỳ thi.
Trong 5 bài thi, bài ngữ văn thi theo hình thức tự luận, 4 bài còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm. Thời gian làm bài thi/môn thi ngữ văn là 120 phút; toán 90 phút; ngoại ngữ 60 phút; 50 phút đối với mỗi môn thi thành phần của bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Đối với bài thi tổ hợp, thí sinh làm bài thi trên cùng một phiếu trả lời trắc nghiệm; đề thi các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp được phát lần lượt theo từng môn thi thành phần.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT: Con người - nhân tố quyết định thành công
Đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long, bà Nguyễn Thị Quyên Thanh chia sẻ với Báo GD&TĐ về phương án thi tốt nghiệp THPT 2020, cũng như chuẩn bị của địa phương trước kỳ thi quan trọng này.
Thí sinh Hà Nội trao đổi về nội dung thi môn Địa lý trong Kỳ thi THPT quốc gia 2018. Ảnh minh họa
Lựa chọn đội ngũ phải được chú trọng đặc biệt
- Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay được giao cho địa phương. Theo bà, đâu là yếu tố quan trọng làm nên một kỳ thi an toàn, nghiêm túc?
- Kỳ thi tốt nghiệp THPT là sự kiện quan trọng của ngành Giáo dục được toàn xã hội quan tâm. Đặc biệt, năm nay, Chính phủ đã giao UBND tỉnh chịu trách nhiệm toàn diện về kỳ thi tại địa phương, Bộ GD&ĐT đã ban hành dự thảo Thông tư Quy chế thi tốt nghiệp THPT. Theo đó, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ chịu trách nhiệm tổ chức kỳ thi tại địa phương mình, từ khâu in, sao đề thi, coi thi và chấm thi trắc nghiệm, tự luận, phúc khảo và xét công nhận tốt nghiệp THPT theo quy định.
Bà Nguyễn Thị Quyên Thanh - đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long.
Với phương án tổ chức kỳ thi như năm nay, khởi nguồn quan trọng nhất để bảo đảm kỳ thi được tổ chức an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế, khách quan, tạo niềm tin trong xã hội vẫn là người đứng đầu ngành Giáo dục địa phương và từng cá nhân trực tiếp tham gia vào các khâu trong quy trình tổ chức kỳ thi. Những cá nhân này phải có phẩm chất đạo đức trong sáng, chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, nhận thức đầy đủ, đúng đắn vai trò, trách nhiệm của bản thân đối với tập thể, xã hội trong việc tổ chức kỳ thi, cùng hướng tới mục tiêu chung là tổ chức kỳ thi nghiêm túc, đúng quy chế, giữ gìn và khẳng định uy tín, truyền thống tốt đẹp của ngành Giáo dục.
Trên cơ sở đó, công tác lựa chọn đội ngũ tham gia vào Ban Chỉ đạo, Hội đồng thi, Ban Coi thi, Ban Chấm thi và các ban khác của kỳ thi phải được chú trọng đặc biệt, lựa chọn người có phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Ban Chỉ đạo phân công rõ người, rõ quy trình; lưu ý những vấn đề mang tính kỹ thuật, đặc biệt liên quan đến những điều chỉnh của năm nay nhằm bảo đảm kỳ thi an toàn, nghiêm túc. Song song đó, công tác triển khai, tập huấn, quán triệt quy chế coi thi phải được thực hiện nghiêm túc, bài bản, chặt chẽ; chuẩn bị kỹ các điều kiện để tổ chức thi. Đặc biệt, phai coi trong khâu kiểm tra, thanh tra để phát hiện sơ hở, thiếu sót, từ đó nhanh chóng khắc phục.
Địa phương lên phương án tổ chức tốt nhất kỳ thi
- Bà có tin tưởng địa phương sẽ tổ chức tốt Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay?
- Tại Vĩnh Long, nhiều năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; nỗ lực, trách nhiệm của ngành Giáo dục cũng như sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ của các trường ĐH, CĐ, cơ quan, ban, ngành địa phương, kỳ thi tốt nghiệp được tổ chức nghiêm túc, an toàn, đúng quy chế, tạo được niềm tin đối với nhân dân.
Đặc biệt, từ năm 2016, cụm thi được tổ chức tại địa phương, toàn bộ các khâu của kỳ thi từ công tác chuẩn bị trước kỳ thi; coi thi, chấm thi; công tác thanh tra, kiểm tra các khâu của quy trình được Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia của tỉnh do lãnh đạo UBND tỉnh làm Trưởng ban Chỉ đạo chặt chẽ, nghiêm túc. Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia của tỉnh luôn quán triệt tinh thần tổ chức kỳ thi an toàn, nghiêm túc và chất lượng.
Trên cơ sở chuẩn bị của ngành Giáo dục và thực tiễn nhiều năm tổ chức kỳ thi, đến thời điểm này, với phương án dự kiến năm nay của Bộ GD&ĐT, tôi cho rằng, UBND tỉnh đang trong tâm thế chủ động, sẵn sàng tập trung chỉ đạo tổ chức kỳ thi trên địa bàn tỉnh bảo đảm an toàn, nghiêm túc, chất lượng.
Học sinh Trường THPT Trần Nhân Tông (Hà Nội) trong Kỳ thi THPT quốc gia 2018. Ảnh: Hữu Cường
- Vĩnh Long đã chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay như thế nào, thưa bà?
- Đối với công tác tổ chức kỳ thi năm nay, trước mắt, UBND tỉnh chỉ đạo Sở GD&ĐT tập trung tốt công tác chuyên môn; tăng cường trách nhiệm và sự chủ động trong công tác tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT. Tham mưu thành lập Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT của tỉnh ngay khi Bộ GD&ĐT có văn bản chính thức về phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT. Tập trung triển khai nghiêm túc, đúng quy trình các công tác trọng tâm.
Trong đó có công tác tuyên truyền cho kỳ thi; lên phương án tổ chức thi bảo đảm an toàn tuyệt đối. Cùng với đó, triển khai quán triệt quy chế thi theo các hướng dẫn và quy định của Bộ GD&ĐT. Thành lập Hội đồng thi, các ban của Hội đồng, công tác tập huấn nghiệp vụ coi thi, chấm thi. Chuẩn bị cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin khu vực sao in đề thi; các điểm thi; khu vực chấm thi tuyệt đối an toàn, bảo mật, nghiêm túc. Thực hiện nghiêm túc coi thi, chấm thi, phúc khảo, xét công nhận tốt nghiệp THPT và giám sát, thanh tra, kiểm tra chặt chẽ tất cả các khâu, quy trình.
Chúng tôi đã và đang tập trung chỉ đạo công tác truyền thông, tuyên truyền về kỳ thi; chỉ đạo tổ chức nghiên cứu, góp ý sâu dự thảo Thông tư của Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT để đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, lực lượng thanh tra viên bước đầu tiếp cận và nắm bắt đầy đủ nội dung về quy chế thi. Để khi Thông tư ban hành chính thức, đội ngũ tham gia các khâu của kỳ thi, nhất là công tác in sao đề thi, coi thi, chấm thi, thanh tra, kiểm tra đã có sự chủ động, chuẩn bị tốt nhất cả về tâm thế và nhận thức, hiểu biết về quy chế thi.
Khi có đầy đủ văn bản hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương về công tác thanh tra kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT, đội ngũ tham gia thanh tra, kiểm tra kỳ thi sẽ được nghiên cứu, học tập kỹ quy chế và kỹ năng thanh tra, kiểm tra kỳ thi; tham dự đầy đủ tập huấn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra kỳ thi theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Hiện nay, nguồn nhân lực thanh tra Sở GD&ĐT và thanh tra tỉnh bảo đảm số lượng và chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn và kỹ năng về nghiệp vụ thanh tra sẵn sàng nhận và nỗ lực quyết tâm phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ. Việc ban hành các quyết định thành lập đoàn thanh tra kỳ thi sẽ được lãnh đạo địa phương, lãnh đạo ngành Giáo dục đặc biệt quan tâm để chọn nhân sự có phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra đáp ứng yêu cầu công việc.
- Xin cảm ơn bà!
Giao địa phương coi thi Tốt nghiệp THPT 2020: Liệu có quản được không? Khác với các năm trước, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay giảng viên ĐH sẽ không tham gia công tác coi thi và chấm thi, việc này được giao cho địa phương. Theo Dự thảo quy chế thi Tốt nghiệp THPT 2020 do Bộ GD-ĐT vừa công bố, năm 2020, kỳ thi tốt nghiệp THPT được giao UBND tỉnh, TP trực thuộc...