Trường ĐH cho SV học trực tuyến; thêm địa phương chọn xong SGK lớp 2, lớp 6 mới
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, giáo dục thu hút sự quan tâm với thông tin hai trường đại học tại Hà Nội quyết định cho sinh viên chuyển sang học trực tuyến.
Ảnh minh họa.
Trường ĐH cho học sinh học trực tuyến
Trường Đại học Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã cho toàn bộ sinh viên học online trên phần mềm Microsoft Teams từ 4/5 đến khi có thông báo mới. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh Bộ Y tế ghi nhận 6 ca nhiễm cộng đồng trong ngày 29/4.
Với kế hoạch học trực tuyến, lịch thi cuối học kỳ bị điều chỉnh từ ngày 28/5. Trước ngày 8/5, sinh viên sẽ nhận được thông báo chi tiết về lịch thi.
Trường Đại học Công nghệ thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội cũng thông báo sẽ chuyển từ học trực tiếp sang học online từ ngày 4/5 đến ngày 8/5. Dự kiến, học kỳ II năm học 2020-2021 kéo dài đến hết ngày 27/5.
Hai trường yêu cầu cán bộ, giảng viên, sinh viên thực hiện nghiêm túc yêu cầu 5K của Bộ Y tế; tăng cường biện pháp phòng, chống dịch Covid-19; hạn chế tụ tập các sự kiện, hoạt động tụ tập đông người; đặc biệt phải đeo khẩu trang bắt buộc tại nơi công cộng.
Video đang HOT
NXB ĐH Quốc gia Hà Nội lên tiếng về “sách giải mã đề thi đánh giá năng lực”
Hiện nay, mạng xã hội có thông tin rao bán cuốn sách “Giải mã đề thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội” ghi NXB ĐH Quốc gia Hà Nội phát hành. Tuy nhiên cuốn sách này không phải do trường thực hiện viết, biên tập và xuất bản.
Đại diện NXB ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, một nhóm tác giả gửi bản thảo tới để đăng ký xuất bản nhưng vì những bất cập, bản thảo này vẫn chưa được duyệt và cấp phép. NXB yêu cầu tổ chức, cá nhân thực hiện cuốn sách này không sử dụng hình ảnh của ĐH Quốc gia Hà Nội, cũng không được lấy danh nghĩa của NXB để chạy quảng cáo bán sách.
Ngoài ra, Trung tâm khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội khẳng định không tổ chức ôn luyện, không xuất bản các ấn phẩm phục vụ ôn luyện thi (trừ bài thi tham khảo) đánh giá năng lực. Việc tổ chức các khóa ôn luyện là không có tác dụng với học sinh. Tất cả các chuyên gia, cộng tác viên hoạt động liên quan thi đánh giá năng lực đều cam kết không tham gia luyện thi đánh giá năng lực.
Thêm địa phương lựa chọn xong SGK lớp 2, lớp 6 mới
UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã phê duyệt danh mục SGK lớp 2 và lớp 6 Chương trình GDPT 2018 sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh từ năm học 2021-2022.
Trong đó, sách Tiếng Việt, Toán lớp 2, sách Ngữ văn (tập 1,2), Toán lớp 6 của NXB Giáo dục Việt Nam. Sách I-learn Smart Start dành cho học sinh lớp 2, sách I-learn Smart World dành cho học sinh lớp 6 của NXB ĐHSP TPHCM, sách tiếng Anh lớp 2, lớp 6 của NXB Giáo dục Việt Nam.
Tỉnh Vĩnh Phúc lựa chọn các môn Tiếng Việt, Toán hay Ngữ văn của trong bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Tỷ lệ sách giáo khoa được chọn của Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam cũng chiếm ưu thế trên 70%, hơn 20% sách giáo khoa còn lại thuộc bộ sách Cánh diều thuộc Nhà xuất bản Đại học Sư phạm và Nhà xuất bản ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh.
UBND tỉnh Nam Định đã phê duyệt danh mục SGK lớp 2, lớp 6 sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông năm học 2021-2022. Theo danh mục được công bố, sách giáo khoa được chọn lựa từ nhiều nhà xuất bản, đảm bảo phù hợp nhất với học sinh trên địa bàn.
Trong đó, Nam Định chọn sách I-learn Smart Start dành cho học sinh lớp 2, sách I-learn Smart World dành cho học sinh lớp 6 của NXB ĐHSP TPHCM. Các trường có thể chọn sách Tiếng Việt, Toán lớp 2, sách Ngữ văn (tập 1,2), Toán (tập 1,2) lớp 6 của NXB Giáo dục Việt Nam, NXB ĐHSP TPHCM, NXB Đại học Sư phạm để sử dụng.
Đẩy nhanh mua sắm thiết bị dạy học lớp 2, lớp 6
Ngay sau khi các bộ sách lớp 2, lớp 6 được thành phố chính thức lựa chọn, các đơn vị, trường học Hà Nội bắt tay vào rà soát, đề xuất mua sắm trang thiết bị dạy học.
Mua sắm trang thiết bị phù hợp với thực tế dạy học.
Để thiết bị không chạy theo sách
Rút kinh nghiệm việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 với lớp 1 ở một số nơi rơi vào tình trạng trang thiết bị dạy học đến sau sách giáo khoa mới, khiến cho trong lúc chờ thiết bị, giáo viên phải dạy chay hoặc tận dụng những đồ dùng dạy học tự làm để trang bị kiến thức cho học sinh, nhiều đơn vị đã sớm rà soát và đề xuất mua sắm đồ dùng dạy học từ nhiều tháng nay.
Ông Lê Đức Thuận- Trưởng phòng GD&ĐT quận Ba Đình cho biết: Để triển khai chương trình, sách giáo khoa mới đối với lớp 2, lớp 6, các trường học trên địa bàn quận đã bố trí đội ngũ giáo viên dạy lớp 2, lớp 6 năm 2021-2022 và tiến hành tập huấn từng bước. 100% giáo viên của quận Ba Đình đã được đánh giá hoàn thành chương trình tập huấn của Bộ GD&ĐT. Song song với đó, UBND quận đã có kế hoạch bố trí kinh phí để thực hiện đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học tối thiểu lớp 2, lớp 6.
Bà Nguyễn Thanh Thủy- Phó Trưởng phòng GD&ĐT quận Nam Từ Liêm thông tin: Ngành đã chủ động rà soát, tổng hợp nhu cầu thiết bị dạy học phục vụ cho chương trình, sách giáo khoa mới theo thông tư qui định thiết bị tối thiểu dành cho lớp 2, lớp 6 để đề nghị UBND quận phê duyệt và cấp kinh phí mua sắm trang thiết bị dạy, học cho giáo viên và học sinh theo đúng chỉ đạo của thành phố.
"Quận Nam Từ Liêm đã đặc biệt quan tâm đầu tư mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho các nhà trường ngay khi triển khai chương trình mới với lớp 1. Mục tiêu đặt ra là giáo viên và học sinh yên tâm dạy và học chương trình mới, sách mới đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, phát huy được năng lực, tư duy tích cực của học sinh và khả năng lao động sáng tạo của giáo viên"- bà Thủy chia sẻ.
Tập huấn tăng hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học
Ông Đỗ Hoài Phương - Tổ trưởng Tổ văn phòng, cơ sở vật chất, Phòng GD&ĐT quận Tây Hồ nhận định: Trang thiết bị dạy học có vai trò rất quan trọng, như: truyền thụ và tiếp thu kiến thức nhanh và dễ hiểu, tạo hứng thú học tập cho học sinh; cung cấp kiến thức cho học sinh một cách chính xác, trực quan, sinh động. Qua đó, nâng cao được chất lượng giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học. Giáo viên cũng chủ động, sáng tạo trong việc tìm nguồn học liệu, kiến thức bổ sung cho chương trình giảng dạy...
Thiết bị dạy học mới cần tăng cường tính ứng dụng công nghệ thông tin.
"Vì vậy, việc rà soát nhu cầu trang cấp thiết bị dạy học là rất cần thiết. Những thiết bị này phải đảm bảo tính kế thừa, tính khả thi, tăng cường ứng dụng CNTT cũng như tính liên thông giữa các môn học, giữa các lớp học trong cùng cấp và liên thông giữa các cấp học... Và để tránh lãng phí, sử dụng hiệu quả, ngành Giáo dục sẽ tổ chức tập huấn theo các chuyên đề để nhà trường, giáo viên vừa tiếp cận với sách giáo khoa mới, vừa nắm bắt được yêu cầu sử dụng của trang thiết bị, dồ dùng dạy học mới"- ông Phương cho biết.
Năm học 2020-2021, triển khai chương trình lớp 1 mới, ngành Giáo dục quận Tây Hồ đã chủ động đề xuất trang cấp màn hình tương tác thông minh tại các khối lớp 1, tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh dạy, học theo sách giáo khoa điện tử. Dự kiến, để triển khai chương trình lớp 2, lớp 6, ngành Giáo dục quận sẽ trang bị 120 phòng học thông minh với các thiết bị bảng thông minh, bảng trượt... Việc tập huấn giáo viên sử dụng những thiết bị dạy học mới này sẽ được tiến hành khẩn trương để giáo viên bắt nhịp sử dụng ngay đầu năm học mới.
Theo bà Nguyễn Thanh Thủy, việc mua sắm trang thiết bị không chỉ đảm bảo số lượng theo đúng qui định mà phải gắn với chất lượng dạy học, hiệu quả môn học. Do đó, phát huy cách làm của việc triển khai chương trình với lớp 1, ngành Giáo dục quận sẽ tiếp tục tổ chức tập huấn theo các chuyên đề sâu với sách giáo khoa và thiết bị dạy học lớp 2, lớp 6.
"Ngành sẽ xây dựng một số buổi chuyên đề, sử dụng trang thiết bị đúng theo yêu cầu môn học để giáo viên các nhà trường vừa được tiếp cận với nội dung, phương pháp của sách mới, vừa kết hợp được việc sử dụng trang thiết bị cho môn học đó. Sau mỗi chuyên đề, giáo viên thống nhất được quy trình, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học,... Phòng GD&ĐT quận yêu cầu 100% các trường về triển khai lại chuyên đề đó tại trường, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của từng trường và đạt được mục tiêu kế hoạch giáo dục nhà trường đề ra" - bà Nguyễn Thanh Thủy- Phó Trưởng phòng GD&ĐT quận Nam Từ Liêm.
Đại kế giáo dục: Người thầy là gốc Đổi mới giáo dục phải trên cơ sở không làm phức tạp những vấn đề đơn giản. Trong đó, cần quan tâm đặc biệt đến đội ngũ nhà giáo bởi người thầy có tận tâm thì chất lượng giáo dục mới được nâng lên. Đó là quan điểm của GS.VS.NGND Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục trước những đổi thay...